- 1Quyết định 201-CP năm 1974 về việc làm cho những người có khả năng làm việc do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 12/TTLB-1974 hướng dẫn thi hành chế độ bắt buộc lao động theo Quyết định 201-CP-1974 do Bộ lao động- Công an ban hành
- 3Quyết định 1531/QĐ-UB năm 1977 về cải tạo các đối tượng hình sự và tệ nạn xã hội trong thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 1978 |
CHỈ THỊ
VỀ THỦ TỤC XÉT DUYỆT KÝ QUYẾT ĐỊNH VÀ HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG TỆ NẠN XÃ HỘI (LOẠI 3).
Thời gian vừa qua, thi hành quyết định số 1531/QĐ-UB ngày 25-11-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố, các ban, ngành có chức năng đã tiến hành công tác bài trừ tệ nạn xã hội, tập trung quản lý giáo dục và cưỡng bức lao động số đối tượng loại 3. Bên cạnh nhiều thành tích đạt được, còn một số mặt tồn tại, một số thủ tục pháp lý làm chưa đúng theo quy định đã nêu trong quyết định số 1531/QĐ-UB nói trên, quyết định số 201-CP ngày 30-8-1974 của Hội đồng Chính phủ và thông tư liên Bộ Công an – Lao động số 12/TTLB ngày 24-3-1975.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhắc lại và quy định rõ thêm về hai vấn đề gần đây thường xảy ra các vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền làm chủ tập thể của nhân dân và dễ gây thắc mắc, bất mãn trong quần chúng, đó là việc ký quyết định cưỡng bức lao động và hủy bỏ quyết định này một cách tùy tiện, không đúng thủ tục quy định, do lề lối làm việc chiếu lệ, đại khái, coi thường nguyên tắc, xem nhẹ quyền dân chủ của nhân dân hoặc có khi do động cơ xấu thúc đẩy.
1. Về thủ tục ra quyết định cưỡng bức lao động :
a) Nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ điều 7 và điều 8 Bản quy định về việc cải tạo các đối tượng hình sự và tệ nạn xã hội trong thành phố, ban hành kèm theo quyết định 1531/QĐ-UB ngày 25-11-1977 và theo đúng tinh thần quyết định số 201-CP ngày 30-8-1974, thông tư liên Bộ Công an – Lao động số 12/TTLB. Không được ra quyết định cưỡng bức lao động nếu hồ sơ đương sự không được Hội đồng xét duyệt phường, xã thông qua. Cũng không thể dùng hình thức thông qua tập thể một cách chiếu lệ, trong đó chỉ ý kiến một hai cá nhân quyết định, khống chế, lôi kéo các thành viên khác nhất trí theo một cách thụ động, thiếu trách nhiêm.
b) Cấm không được dùng lối vây ráp, bắt những người chưa phải là phạm pháp quả tang đưa về các trại cải tạo rồi sau đó mới lập hồ sơ gởi theo để “hợp thức hóa” mà không qua thủ tục điều tra kỹ tại địa phương, lập hồ sơ, lên danh sách…
c) Khi muốn đưa một người đi cưỡng bức lao động, không thể chỉ căn cứ vào hiện tượng họ không có việc làm mà cho rằng họ lười lao động, vì họ có thể là người thất nghiệp chưa tìm ra được việc làm.
Vấn đề này, thông tư số 12/TTLB ngày 24-3-1975 của liên Bộ Công an – Lao động hướng dẫn thi hành chế độ bắt buộc lao động theo quyết định số 201-CP ngày 20-8-1974 của Hội đồng Chính phủ ghi rõ là : “Trong số các đối tượng phải bắt buộc lao động, gồm có những người có sức lao động không chịu lao động mà chính quyền cơ sở đã điều động hay sắp xếp việc làm, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ 3 (mỗi lần cách nhau 15 ngày) nhưng vẫn không chịu tuân theo”.
d) Sau khi làm đủ thủ tục, lúc đến bắt người đi cưỡng bức lao động phải trao cho gia đình đương sự một bản thứ quyết định do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân quận, huyện ký. Lúc bắt người đưa đi phải có mặt tổ trưởng hoặc tổ phó dân phố ký tên chứng nhận “có mặt” trong bản quyết định kèm theo hồ sơ đương sự gởi đến các trường, trại cải tqọ tệ nạn xã hội và trong bản quyết định trao cho gia đình đương sự.
2. Về thủ tục hủy bỏ quyết định cưỡng bức lao động, nay Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau :
a) Chỉ được ra quyết định hủy bỏ đối với những quyết định cưỡng bức lao động sai đối tượng. Trường hợp này, khi trả đương sự trở về gia đình, Ủy ban nhân dân quận, huyện đã ký quyết định sai đối tượng phải cấp cho đương sự một bản sao quyết định hủy bỏ lệnh cưỡng bức lao động với lý do rõ ràng là “lầm lẫn”. Ủy ban nhân dân phường, xã phải tuyên bố công khai và nhìn nhận sự sai sót của mình trong buổi họp tự kiểm điểm thường lộ trước quần chúng nhân dân (thời hạn không lâu quá 01 tháng kể từ khi đương sự trở về địa phương) để bảo vệ danh dự cho người bị oan sai.
b) Đối với trường hợp đối tượng đáng lẽ thuộc loại 4, nhưng đã bị đưa đi cải tạo tập rrung, Ủy ban nhân dân quận, huyện hủy bỏ quyết định cưỡng bức lao động và thay vào đó ra quyết định quản lý giáo dục tại chỗ.
c) Khi ra quyết định hủy bỏ hay thay đổi một số quyết định cưỡng bức lao động trước đó (chỉ có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực mới có quyền ký), phải có sự nhất trí trước của Hội đồng xét duyệt, trường hay trại đang quản lý giáo dục, và Ủy ban nhân dân quận, huyện. Trường hợp này không nhất thiết phải xuất phát từ Hội đồng xét duyệt phường, xã đề nghị lên, mà bất cứ ai phát hiện trường hợp oan sai (đương sự tự đứng ra khiếu nại, gia đình đương sự, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể quần chúng, viện kiểm sát v.v…) đều có quyền đề xuất. Sở dĩ phải có thêm ý kiến của Ban lãnh đạo trường, trại là vì trong quá trình cải tạo, nơi này có thể phát hiện được oan sai hoạch những hành vi xấu mới vừa bộc lộ trong thời gian ở trường, trại.
d) Vừa ra quyết định hoặc hủy bỏ quyết định cưỡng bức lao động cần được cân nhắc thận trọng, chín chắn để bảo đảm hiệu lực và uy tín của luật pháp Nhà nước và của cơ quan chính quyền.
3. Mọi trường hợp do động cơ thù oán cá nhân, bị mua chuộc, hối lộ, thiên vị bà con thân thích, làm việc tắc trách… cố ý đưa đi cưỡng bức lao động sai đối tượng hoặc cố bỏ sót những đối tượng đáng đưa đi, ra lệnh hủy bỏ quyết định cưỡng bức lao động đối với những trường hợp không oan hoặc làm ngư không chịu giải quyết những trường hợp oan sai rõ ràng đã bị phát hiện hay khiếu nại đều bị xử lý như đã vi phạm điều 12 Bản quy định kèm theo quyết định 1531/QĐ-UB này 25-11-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Nhận được chỉ thị này, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các ngành quản lý các trường, trại cải tạo tệ nạn xã hội cần phổ biến đầy đủ, khai thông kỹ cho các cơ quan trực thuộc có liên quan đến công tác bài trừ tệ nạn xã hội nắm vững và thực hiện đúng.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 201-CP năm 1974 về việc làm cho những người có khả năng làm việc do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 12/TTLB-1974 hướng dẫn thi hành chế độ bắt buộc lao động theo Quyết định 201-CP-1974 do Bộ lao động- Công an ban hành
- 3Quyết định 1531/QĐ-UB năm 1977 về cải tạo các đối tượng hình sự và tệ nạn xã hội trong thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 67/CT-UB năm 1978 về thủ tục xét duyệt ký quyết định và hủy bỏ quyết định cưỡng bức lao động đối với các đối tượng tệ nạn xã hội (loại 3) do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 67/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/12/1978
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Mai Chí Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/12/1978
- Ngày hết hiệu lực: 11/11/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực