BỘ CÔNG AN-BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 12/TTLB | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1974 |
Điểm 3, phần III trong Quyết định số 201/CP ngày 30-8-1974 của Hội đồng Chính phủ về việc sắp xếp việc làm cho những người có khả năng làm việc đã quy định rõ đối tượng bắt buộc lao động và giao cho chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra lệnh cho những người đó phải lao động theochế độ bắt buộc lao động từ 6 tháng đến 2 năm.
Liên bộ Lao động - Công an ra Thông tư hướng dẫn cụ thể để các địa phương tổ chức thi hành.
I- ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC LAO ĐỘNG
Các cấp chính quyền có trách nhiệm trong việc sắp xếp cho mọi người có sức lao động trong địa phương mình có việc làm thích hợp, tạo điều kiện cho họ vừa có nguồn sinh sống vừa đóng góp cho xã hội. Đối với một số ít người lười biếng, lêu lổng, cố tình không chịu lao động thì phải bắt buộc lao động.
Các đối tượng sau đây phải bắt buộc lao động:
1- Những người đang cư trú ở khu phố, xã...( từ 18 tuổi trở lên) có sức lao động, không chịu lao động gồm người không làm công việc sản xuất, xây dựng gì; hoặc có nhận một công việc, nhưng thực chất là để ngụy trang, trốn tránh lao động (mỗi tháng chỉ làm việc năm, ba ngày) hoặc làm những việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh, mà chính quyền cơ sở đã điều động hay sắp xếp việc làm, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ 3 (mỗi lần cách nhau 15 ngày), nhưng vẫn không chịu tuân theo.
2- Những học sinh đã tốt nghiệp tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề ở trong nước và ngoài nước, không tuân theo sự điều động sắp xếp của Nhà nước, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Đại học và trung học chuyênnghiệp, Bộ Lao động, Bộ, ngành chủ quản, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...) đã xử lý thu lại bằng hoặc không cấp bằng và trả về Uỷ ban hành chính nơi người đó cư trú để quản lý, nhưng không chịu lao động, có người còn làm những công việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh, chính quyền cơ sở đã điều động hoặc sắp xếp công việc, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ hai, mà vẫn không chịu tuân theo.
3- Những người làm việc ở cơ quan, xí nghiệp Nhà nước đã bị kỷ luật buộc thôi việc trả về Uỷ ban hành chính địa phương nơi cư trú để quản lý, nhưng không chịu lao động, có người còn tự ý làm những công việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh đã được chính quyền cơ sở điều động đi lao động, sắp xếp việc làm, có giấy báo gọi đi làm đến lần thứ hai, mà vẫn không chịu tuân theo.
Những người nói trên, nếu được bác sĩ chứng nhận đang bị bệnh nặng, phụ nữ đang có thai, đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng, hoặc trong gia đình đang gặp những khó khăn đặc biệt (cháy nhà, có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đang ốm nặngv....) được Uỷ ban hành chính cơ sở chứng nhận là người đó có trách nhiệm chính trong việc lo liệu công việc gia đình, thì được tạm hoãn bắt buộc lao động cho đến khi có thể đi lao động bắt buộc.
II- THỜI HẠN VÀ HÌNH THỨC BẮT BUỘC LAO ĐỘNG
A- THỜI HẠN:
Thời hạn bắt buộc lao động từ 6 tháng đến 24 tháng, theo 3 mức:
a) Sáu tháng, với những người mới đến tuổi lao động, lười biếng, lêu lổng, không chịu lao động.
b) Mười hai tháng, với những người:
- Từ trước đến nay vẫn lười biếng, trốn tránh lao động;
- Đã buộc thôi việc trong các xí nghiệp, cơ quan hoặc bị xử lý thu bằng, không cấp bằng, trả về Uỷ ban hành chính nơi cư trú quản lý, nhưng vẫn không chịu lao động, không tuân theo sự điều động sắp xếp của chính quyền cơ sở; có người còn làm những việc Nhà nước không cho phép đăng ký kinh doanh.
c) Những người ở điểm a, b nói trên mà ngang bướng, không tuân theo kỷ luật của cơ quan quản lý người bị bắt buộc lao động, có hành động gây rối trật tự trị an, vi phạm quyền lợi và đời sống của nhân dân, thì có thể bị kéo dài thời hạn bắt buộc lao động thêm 6 tháng, 12 tháng hoặc 18 tháng (cộng chung không quá 24 tháng).
B- HÌNH THỨC BẮT BUỘC LAO ĐỘNG:
Tuỳ theo tình hình sức khoẻ, và hoàn cảnh cụ thể của từng người, chế độ bắt buộc lao động sẽ áp dụng 1 trong 2 hình thức: bắt buộc lao động tập trung hoặc bắt buộc lao động tại chỗ.
1- Bắt buộc lao động tập trung, với những người có sức khoẻ để đi xây dựng cơ bản, sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, vận chuyển, xây dựng vùng kinh tế mới (khai hoàng, khai thác lâm nghiệp, trồng rừng v.v...).
Người bị bắt buộc lao động tập trung phải lao động và sinh hoạt tập trung tại cơ sở nơi đang làm việc.
Quy mô tổ chức cơ sở để tiếp nhận, sử dụng người bị bắt buộc lao động tập trung, phải tuỳ theo nhu cầu, tính chất công việc mà xác định mỗi cơ sở có thể tiếp nhận từ 100 đến 300 người. Cán bộ quản lý lao động bắt buộc thuộc biên chế Nhà nước và do Uỷ ban hành chính địa phương quyết định. Cần chọn những cán bộ có trình độ chính trị, có kinh nghiệm công tác quần chúng, liêm khiết, có khả năng làm kinh tế để đảm nhận. Ngoài ra có thể tổ chức thành những đội riêng, lao động trong các công trường, nông trường, lâm trường, xí nghiệp v.v....
2- Bắt buộc lao động tại chỗ đối với những người sức khoẻ kèm hoặc hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, neo đơn (đông con nhỏ, gia đình chỉ có 1 lao động chính...). Tổ chức thành tổ, nhóm để làm xen ghép trong các công trường, lâm trường, xí nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuấ, phục vụ công cộng ở gần. Cần chọn những cơ sở sản xuất phục vụ tương đối ổn định, có việc làm thường xuyên, quản lý lao động có nền nếp để quản lý, sử dụng tốt lực lượng lao động này.
Thủ trưởng các đơn vị sử dụng người bị bắt buộc lao động chịu trách nhiệm quản lý về mọi mặt đối với số lao động bắt buộc ở đơn vị, về quản lý lao động, sản xuất, giáo dục và tổ chức đời sống v.v... theo nội quy, kỷ luật chặt chẽ. phải có định kỳ (hàng tháng và 3 tháng) kiểm điểm nhận xét về kết quả lao động, sự tiến bộ của từng người. Đối với số người bị bắt buộc lao động tại chỗ thì thủ trưởng đơn vị đó phối hợp với Uỷ ban hành chính cơ sở để làm tốt nhiệm vụ trên.
Hàng tháng thủ trưởng các đơn vị sử dụng người bị bắt buộc lao động phải báo cáo Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố; 3 tháng có lập danh sách những người cần đề nghị xét rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn bắt buộc lao động hoặc đưa đi tập trung cải tạo.
III- NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI BỊ BẮT BUỘC LAO ĐỘNG
1- Thực hiện đúng ngày, giờ công chế độ, đảm bảo định mức lao động.
2- Chấp hành đúng kỷ luật lao động, nội quy của đơn vị.
Người nào thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ nói trên và vượt định mức, năng suất lao động được giao, thì sau 6 tháng được xét giảm thời gian bắt buộc lao động từ 3 tháng đến 6 tháng tuỳ theo mức độ tiến bộ của từng người. Khi hết thời hạn bị bắt buộc lao động, người nào hoàn thành nhiệm vụ thì được cấp giấy chứng nhận của Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chính quyền cơ sở và cơ quan lao động địa phương cần quan tâm sắp xếp công việc làm để ổn định đời sống cho những người này.
Những người đã bị thu bằng, không được cấp bằng, khi hết thời hạn bắt buộc lao động, nay lại tự giác tuân theo yêu cầu sự điều động công tác của Nhà nước, sau một thời gian thử thách nếu thực sự tiến bộ thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xét cấp lại bằng; nhưng thời gian bắt buộc lao động không được tính vào thời gian tập sự.
Những người phạm một trong những điều sau đây: chống lại lệnh bắt buộc lao động; bỏ trốn khỏi nơi làm việc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2 lần trở lên; có những hành động vi phạm nghiêm trọng trật tự trị án và quyền lợi, đời sống nhân dân như trộm cắp, đánh người, đâm người...; hoặc đã hết thời hạn bắt buộc lao động kể cả thời hạn kéo dài) mà vẫn chây lười, thì Uỷ ban hành chính cơ sở hoặc đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét làm thủ tục đề nghị Bộ Công an đưa đi tập trung cải tạo theo quyết định số 154-C P ngày 1 tháng 10 năm 1973.
IV- THỦ TỤC RA LỆNH BẮT BUỘC LAO ĐỘNG
1- Uỷ ban hành chính cơ sở thông qua đăng ký lao động, đăng ký hộ khẩu, đăng ký kinh doanh để nắm và phân loại số người có sức lao động, không chịu lao động cần bắt buộc lao động (sau khi đã làm đúng các thủ tục về báo gọi đi làm như phần I ở trên) lập danh sách cụ thể và hồ sơ cá nhân báo cáo lên Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc thành phố xét ra lệnh bắt buộc lao động. lệnh bắt buộc lao động được truyền đạt trực tiếp đến đương sự để thi hành.
2- Hồ sơ từng người gửi lên Uỷ ban hành chính cấp trên đề nghị xét bắt buộc lao động gồm:
a) Bản tóm tắt lý lịch và những biểu hiện cụ thể không chịu lao động, có nhận xét của Chủ tịch Uỷ ban hành chính cơ sở;
b) Bản nhận xét đề nghị bắt buộc lao động đối với đương sự của Uỷ ban hành chính cơ sở, có sự tham gia ý kiến của Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp phụ nữ.
3- Lệnh bắt buộc lao động phải do chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký và ghi rõ thời hạn, hình thức bắt buộc lao động, nơi làm việc, đơn vị sử dụng, ngày và địa điểm có mặt.
4- Người bị bắt buộc lao động nếu có điều gì cần khiếu nại được khiếu lên các cơ quan ra lệnh, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền xét, đương sự vẫn phải chấp hành lệnh bắt buộc lao động.
V- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ BẮT BUỘC LAO ĐỘNG
Ngưòi bị bắt buộc lao động được hưởng chế độ theo Thông tư số 184-TTg ngày 16-7-1974 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 2-LĐ/TT ngày 30-1-1975 của Bộ Lao động về chế độ đối với người làm hợp đồng có thời hạn cho Nhà nước.
A- NHỮNG CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 2-LĐ/TT NGÀY 30-1-1975 CỦA BỘ LAO ĐỘNG
1- Tiền công theo chế độ khoán việc và theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm ảnh hưởng.
2- Phụ cấp khu vực, phụ cấp công trường, phụ cấp lưu động (nếu có).
3- Lương thực và thực phẩm, chất đốt, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc ca đêm, làm việc trong điều kiện nóng, độc hại, trang bị phòng lao động.
4- Chế độ trợ cấp khi bị tai nạn lao động, tiền rợ cấp thương tật và tiền chôn cất khi chết vì tai nạn lao động.
B- NGOÀI NHỮNG QUY ĐỊNH TẠI MỤC A NÓI TRÊN, ĐƯỢC ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ SAU ĐÂY:
1- Các khoản phụ phí bằng 35% tiền công, không thanh toán bằng tiền cho người lao động mà cấp cho cơ quan sử dụng lao động quản lý để lo về tổ chức ăn, ở, y tế, thuốc men... cho người lao động.
2- Trong 3 tháng đầu (kể từ ngày đến làm việc), những người được cán bộ phụ trách của đơn vị sử dụng chứng thực là đã cố gắng làm việc, nhưng mức thu nhập chưa đạt 0,80%/ngày thì được đơn vị sử dụng cấp thêm cho bằng 0,80đ/ngày làm việc. Tiền bù thêm này hạch toán vào kinh phí đào tạo tay nghề cho người lao động.
3- Những ngày học chính trị, nghiệp vụ, hội họp (theo chế độ hiện hành), ngừng việc do khách quan; những ngày phải tập trung tại địa điểm quy định để chờ đi lao động; những ngày đi đường từ địa phương đến nơi làm việc và khi hết hạn bắt buộc lao động trở về địa phương, được cấp 0,60đ/ngày và được cấp tiền tàu xe (nếu phải đi tàu xe).
4- Khi có cha mẹ, vợ hoặc chồng, con chết được nghỉ từ 1 đến 3 ngày về giải quyết việc gia đình nhưng không có trợ cấp.
5- Nếu người bị bắt buộc lao động được phân công làm công việc thuộc loại được trang bị quần áo làm việc thì cơ quan sử dụng lao động nhất thiét phải dự trù đủ quần áo làm việc để cho mượn sử dụng trong những ngày làm việc, làm mất phải bồi thường.
6- Những ngày phải nghỉ việc vì ốm đau, vì tai nạn rủi ro (theo đề nghị của y bác sĩ) được hưởng rợ cấp 0,60đ/ngày và tiền thuốc, được cấp tiền tàu xe đi bệnh viện (nếu phải đi tàu xe). Số ngày được trợ cấp nói trên căn cứ vào thời gian đã dao động bắt buộc của từng người như sau:
- Đã lao động dưới 3 tháng thì tổng số ngày hưởng trợ cấp không quá 5 ngày;
- Đã lao động từ 3 tháng đến 6 tháng thì tổng số ngày được hưởng trợ cấp không quá 10 ngày trong 6 tháng;
- Đã lao động từ 6 tháng đến 12 tháng thì tổng số ngày được hưởng trợ cấp không quá 20 ngày trong 12 tháng.
- Đã lao động từ trên 12 tháng trở lên thì tổng số ngày được hưởng trợ cấp không quá 30 ngày trong 12 tháng.
Hết hạn hưởng trợ cấp nói trên, nếu còn ốm đau kéo dài thì theo chế độ như nhân dân.
7- Đối với phụ nữ trong thời gian bị bắt buộc lao động tại chỗ (làm việc xen ghép) thì vẫn tiếp tục làm việc, khi đẻ nghỉ và hưởng chế độ như những người lao động khác trong đơn vị hợp tác xã, tổ hợp tác, phục vụ và người làm hợp đồng (nếu làm việc trong xí nghiệp công trường của Nhà nước).
- Đối với người bị bắt buộc lao động tập trung được bố trí công việc thích hợp đến tháng thứ 5 thì cho về gia đình cho đến khi có thể đi làm như chế độ đã định.
Để thực hiện tốt chế độ bắt buộc lao động, các cấp cần chú ý mấy vấn đề trong chỉ đạo như sau:
1- Phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của chế độ bắt buộc lao động cho cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân, giáo dục quan điểm và ý thức lao động để gây dư luận xã hội lành mạnh, lên án mạnh mẽ thói lười biếng, lối làm ăn phi pháp, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2- Trước mắt cần kiên quyết tập trung tổ chức thực hiện tốt chế độ bắt buộc lao động ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp trập trung, đặc biệt với số người có sức khỏe ở lứa tuổi từ 18 đến 45 đối với nam và 18 đến 40 đối với nữ. Phải chuẩn bị chu đáo (hồ sơ, danh sách đối tượng bắt buộc lao động tổ chức cơ sở tiếp nhận, cán bộ quản lý...) để làm được nhanh gọn dứt điểm, hỗ trợ tốt cho công tác quản lý lao động xã hội của chính quyền cơ sở và việc nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nghĩa vụ lao động; làm từng bước vững chắc có chỉ đạo trọng điểm để rút kinh nghiệm.
3- Việc xét duỵệt phải phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lao động và cơ quan công an cơ sở, đảm bảo nguyên tắc kiên quyết và thận trọng: phân loại đối tượng thật chính sác, đúng tiêu chuẩn, đúng chính sách, không sai sót hoặc nhầm lẫn đối tượng bắt buộc lao động với đối tượng tập trung cải tạo. Phải coi công tác sắp xếp việc làm cho những người chưa có việc là biện pháp chủ yếu nhất để quản lý tốt lao động xã hội. Vì vậy phải gắn chặt việc chỉ đạo thực hiện sắp xếp việc làm cho những người chưa có việc với thực hiện chế độ bắt buộc lao động trong từng địa phương, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bắt buộc lao động với những người không chịu lao động để hỗ trợ tốt cho sự tự giác chấp hành chính sách của mọi người.
VII- TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
1- Theo tinh thần Quyết định số 201-CP, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện, việc thực hiện chế độ bắt buộc lao động trong địa phương: ra quyết định bắt buộc lao động tổ chức những cơ sở sản xuất, xây dựng để tiếp nhận, quản lý sử dụng những người bị bắt buộc lao động; xét quyết định việc rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn bắt buộc lao động, chứng nhận cho những người hết thời hạn bắt buộc lao động làm các thủ tục để chuyển sang chế dộ tập trung cải tạo, đề nghị truy tố trước pháp luật đối với số người vi phạm nghiêm trọng.
Uỷ ban hành chính khu phố, huyện, thị xã, thị trấn, xã có trách nhiệm nắm chắc số người phải bắt buộc lao động, lập hồ sơ danh sách đề nghị Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét ra quyết định bắt buộc lao động; cùng với cơ quan sử dụng quản lý giáo dục người bị bắt buộc lao động tại chỗ.
2- Các cơ quan lao động qua đăng ký lao động, sắp xếp việc làm cho người chưa có việc; phối hợp chặt chẽ vơí cơ quan công an để phân loại lao động, nhất là xác định đối tượng cần bắt buộc lao động giúp Uỷ ban hành chính lập hồ sơ, danh sách đề nghị Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố ra quyết định bắt buộc lao động cho các nhu cầu, đôn đốc kiểm tra việc tổ chức sử dụng, thi hành chế độ đối với người bị bắt buộc lao động, sắp xếp việc làm cho những người được chứng nhận hết thời hạn bị bắt buộc lao động trở về địa phương.
3- Cơ quan công an qua công tác quản lý hộ khẩu có trách nhiệm phát hiện đối tượng bắt buộc lao động, cung cáp tài liệu cho cơ quan lao động cùng cấp để lập hồ sơ lên danh sách số người cần bắt buộc lao động để trình ra Uỷ ban hành chính xét duyệt, phối hợp với đơn vị chủ quản có sử dụng lao động bắt buộc giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của nhân dân.
4- Các cơ quan lao động và cơ quan công an hỗ trợ các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn, mặt trận nhất là đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh giáo dục, động viên đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao ý thức lao động, đề cao kỷ luật lao động, tham gia phát hiện giám sát những người bị bắt buộc lao động, giáo dục những người đó và gia đình họ thực hiện tốt chính sách của Nhà nước.
Những người có trách nhiệm do cảm tình cá nhân, gia đình, ăn hối lộ... mà che chở cho những kẻ lười biếng để không bị bắt buộc lao động và nhận xét sai về kết quả lao động của những người bị bắt buộc lao động dẫn đến rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn bắt buộc lao động sai hoặc có thành kiến cá nhân, hay lạm dụng chức quyền mà đề nghị sai đối tượng bắt buộc lao động thì tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà xử lý theo pháp luật hiện hành.
Những người phụ trách công trường, xí nghiệp thực hiện sai chính sách lao động đôí với những người bị bắt buộc lao động thì xử lý theo Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1964 củ Hội đồng Chính phủ về chế độ kỷ luật lao động.
Trong quá trình thực hiện nếu có mắc mứu khó khăn, Uỷ ban hành chính các tỉnh, thành phố phản ánh kịp thời về Bộ Lao động và Bộ Công an để nghiên cứu giải quyết.
Lê Chân Phương (Đã ký) | Trần Quyết (Đã ký) |
Thông tư 12/TTLB-1974 hướng dẫn thi hành chế độ bắt buộc lao động theo Quyết định 201-CP-1974 do Bộ lao động- Công an ban hành
- Số hiệu: 12/TTLB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/08/1974
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Lao động
- Người ký: Lê Chân Phương, Trần Quyết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/09/1974
- Ngày hết hiệu lực: 10/01/1980
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực