VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54-V3 /CT | Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 1990 |
VỀ XỬ LÝ TỘI PHẠM HÌNH SỰ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân đã đề ra nhiệm vụ: “với sự tham gia của các đoàn thể quần chúng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành liên tục cuộc đấu tranh chống tiêu cực nhất là chống tham nhũng, có trọng điểm và bước đi phù hợp, khẩn trương xét xử những vụ tiêu cực lớn đã được phát hiện và thông báo công khai để nhân dân biết. Gắn chặt cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể với cuộc đấu tranh chống tội phạm giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội” là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.
Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nói trên, toàn ngành kiểm sát cần nhận thức rõ tệ nạn tiêu cực, nhất là tệ tham nhũng (tham ô, hối lộ, sống xa hoa trụy lạc…) trong một bộ phận cán bộ, đảng viên trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể đang làm nhân dân bất bình và giảm sút nghiêm trọng lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước ta. Cùng với tệ tham nhũng, tình trạng tiêu cực ngoài xã hội làm mất an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng đang diễn ra nghiêm trọng làm nhân dân không yên lòng.
Các cấp kiểm sát cần chủ động, tích cực phối hợp với các ngành trong khối nội chính ở từng cấp, nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử công khai và trừng trị thật nghiêm khắc, đúng pháp luật những vụ tiêu cực lớn đã phát hiện, đặc biệt những vụ đã được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần tập trung làm rõ và đưa ra truy tố, xét xử những vụ tham ô, hối lộ, cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN ở một số ngành kinh tế như ngân hàng, tín dụng, vật tư, dự trữ quốc gia, thuế, thương nghiệp và những vụ án nghiêm trọng về trật tự trị an như giết người cướp của, hiếp dâm, những vụ gây rối trật tự nghiêm trọng ở nơi công cộng. Phải đặc biệt nghiêm trị những tên lưu manh chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, những tên côn đồ hung hãn, những tên có chức quyền đã sa đọa biến chất phạm tội nghiêm trọng, khắc phục hiện tượng hữu khuynh tránh né, không xử lý triệt để hoặc xử lý quá nhẹ làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan pháp luật.
Để phát huy tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm, cần bàn bạc với Tòa án tổ chức phiên tòa xử công khai lưu động, có bảo vệ chu đáo tránh kẻ xấu lợi dụng gây rối. Sau khi xét xử cần đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhận được chỉ thị này, Viện kiểm sát các cấp cần phổ biến quán triệt cho đến cán bộ làm công tác hình sự ở cấp mình để thực hiện và kịp thời báo cáo kết quả về VKSND tối cao.
- 1Bộ luật Hình sự 1985
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 3Thông tư liên ngành 04/TTLN năm 1985 hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự do Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn hướng dẫn Điều 109 Bộ luật hình sự
- 5Chỉ thị 254-CT năm 1985 thi hành bộ luật hình sự do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 1Bộ luật Hình sự 1985
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 3Thông tư liên ngành 04/TTLN năm 1985 hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự do Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn hướng dẫn Điều 109 Bộ luật hình sự
- 5Chỉ thị 254-CT năm 1985 thi hành bộ luật hình sự do Hội đồng bộ trưởng ban hành
Chỉ thị 54-V3/CT năm 1990 về xử lý tội phạm hình sự trong tình hình mới do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 54-V3/CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/05/1990
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/05/1990
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định