- 1Quyết định 217-HĐBT năm 1987 ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh của Hội đồng Bộ trưởng
- 2Nghị định 50-HĐBT năm 1988 về điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 98-HĐBT năm 1988 về quyền làm chủ của tập thể lao động tại xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 169-HDDBT năm 1988 quy định cơ chế quản lý kinh tế các cơ sở quốc doanh sản xuất nông nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 170-HĐBT năm 1988 quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 171-HĐBT năm 1988 quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Chỉ thị 166-CT năm 1989 về việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 1989 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN RÀ SOÁT CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 166-CT ngày 20/6/1989 về việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật.
Để triển khai thực hiện chỉ thị trên của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, căn cứ vào tình hình của thành phố và thông tư số 570/PL ngày 15/7/1989 của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố chỉ đạo việc rà soát các văn bản do mình ban hành, các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành liên quan đến tổ chức và quản lý của ngành theo hướng và cách thức như sau:
1/ Cần nắm rõ ý nghĩa mục đích của việc rà soát văn bản: Rà soát văn bản pháp quy là một công tác thường xuyên trong việc xây dựng và ban hành văn bản của Nhà nước.
Sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng lần này có ý nghĩa to lớn đến việc đổi mới pháp luật phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế-xã hội.
Rà soát văn bản nhằm mục đích xác định những văn bản pháp luật, pháp quy nào còn hiệu lực, những văn bản nào cần bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, và phải xây dựng những văn bản mới để bảo đảm có đủ những văn bản cần thiết, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy hơn nữa quyền chủ động của cơ sở trong sản xuất và kinh doanh, nhằm thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
2/ Về phạm vi và phương pháp rà soát văn bản.
a) Văn bản pháp quy cần rà soát:
Việc rà soát trước mắt không nhằm vào toàn bộ hệ thống pháp luật của Nhà nước mà chủ yếu tập trung vào các văn bản sau đây:
+ Những văn bản liên quan đến việc thực hiện quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987, nghị định 50/HĐBT ngày 22/3/1988 về xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, nghị định 98/HĐBT ngày 2/6/1988 về quyền làm chủ tập thể lao động xí nghiệp quốc doanh.
+ Những văn bản liên quan đến việc thực hiện các nghị định, quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (các nghị định 169/HĐBT ngày 14/11/1988, nghị định 170/HĐBT ngày 14/11/1988, nghị định 171/HĐBT ngày 14/11/1988…).
+ Những văn bản liên quan đến việc thực hiện cơ chế mới về quản lý kinh tế (kế hoạch hóa, HĐKT, vật tư, lao động, tài chánh, giá, ngân hàng, tín dụng, xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại, v.v…)
+ Những văn bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục, văn hóa thông tin, y tế v.v…
+ Những văn bản về quản lý trật tự an ninh xã hội.
+ Những văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; đối với việc cải tạo công thương nghiệp.
Với những nội dung trên đây các sở, ban, ngành cần chọn một hai vấn đề trọng tâm và cấp thiết nhất của ngành mình để rà soát trước từ nay đến cuối năm.
- Các sở, ban, ngành thành phố cần rà soát các quyết định, chỉ thị (kể cả công văn, thông báo có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật liên quan đến ngành mình) do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ tháng 7/1976 đến nay.
b) Cách thức và phương pháp rà soát văn bản.
Để việc ra soát đạt kết quả, công tác rà soát nên được tiến hành theo các bước:
+ Tập hợp những văn bản pháp quy do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, sắp xếp theo từng năm (1989, 1988, 1987, 1986…) và theo chuyên đề (lao động, tài chánh, tín dụng, xử lý vi phạm v.v…).
+ Tổ chức việc nghiên cứu phân tích các văn bản đó đối chiếu với nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, các nghị quyết của Bộ Chính trị, các chỉ thị của Ban Bí thư ra từ sau Đại hội VI, và các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ ngành trung ương… để đi đến kết luận, lên danh mục các loại văn bản:
- Những văn bản cần bãi bỏ (toàn bộ hoặc 1 phần và nội dung cần bãi bỏ).
- Những văn bản cần sửa đổi, bổ sung và nội dung sửa đổi, bổ sung.
- Những văn bản cần xây dựng mới và nội dung của văn bản mới đó.
Đối với những văn bản thuộc thẩm quyền của sở, ngành ban hành thì sở, ngành chủ động bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung kịp thời và báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp và các ngành liên quan biết.
Đối với những văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thì các sở, ngành theo chức năng của mình đã được xác định trong nghị định số 152/CP ngày 13/12/1983 của Hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản mới để Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thay thế văn bản cũ.
3/ Tổ chức thực hiện.
Để công tác rà soát văn bản được tiến hành thuận lợi và có kết quả, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành tổ chức một bộ phận làm công tác rà soát gồm cán bộ có năng lực, nắm chắc công tác quản lý của ngành và am hiểu pháp luật. Bộ phận này được sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng ngành và được cấp kinh phí để hoạt động.
- Ở thành phố thành lập Ban chỉ đạo công tác rà soát văn bản gồm:
+ Trưởng ban: Chủ tịch UBND thành phố.
+ Phó ban/thường trực: Giám đốc Sở Tư pháp.
+ Phó ban: Chánh Văn phòng UBND thành phố.
+ Ủy viên: Giám đốc, thủ trưởng sở, ngành được rà soát.
Ban chỉ đạo được trưng tập tạm thời một số cán bộ chuyên viên có năng lực, có trình độ, nắm được quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, nắm được tình hình thực tế và hiểu biết pháp luật để giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác rà soát văn bản.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch về rà soát văn bản của thành phố.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch rà soát văn bản, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác rà soát văn bản.
Rà soát các văn bản pháp quy để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của Ủy ban nhân dân thành phố là 1 công tác cấp bách, khẩn trương, nhưng đồng thời là 1 công tác khó khăn và phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của thủ trưởng các sở, ban, ngành, mới đạt được kết quả tốt, phục vụ việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế trong giai đoạn mới.
Trong quá trình thực hiện công tác quan trọng này, Ban chỉ đạo thành phố và thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố cần phải quan hệ tranh thủ sự đóng góp ý kiến của các Ban Đảng, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thành phố về các vấn đề có liên quan, nhất là đối với các quy định có quan hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
Để thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố nhận rõ tầm quan trọng của công tác này, cố gắng khắc phục khó khăn, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 217-HĐBT năm 1987 ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh của Hội đồng Bộ trưởng
- 2Nghị định 50-HĐBT năm 1988 về điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 98-HĐBT năm 1988 về quyền làm chủ của tập thể lao động tại xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 169-HDDBT năm 1988 quy định cơ chế quản lý kinh tế các cơ sở quốc doanh sản xuất nông nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 170-HĐBT năm 1988 quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 171-HĐBT năm 1988 quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Chỉ thị 166-CT năm 1989 về việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chỉ thị 44/CT-UB năm 1989 thực hiện rà soát văn bản pháp quy do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 44/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/11/1989
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Vĩnh Nghiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/11/1989
- Ngày hết hiệu lực: 15/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực