Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/CT-UBND | Hải Phòng, ngày 27 tháng 10 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DIỆT CHUỘT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA BẢO VỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
Vụ Mùa năm 2017, do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, tình hình sinh vật gây hại lúa diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt chuột và bệnh lùn sọc đen gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa mùa.
Diện tích lúa mùa bị chuột gây hại 2.273 ha, gấp 2,64 lần so với vụ mùa năm 2016; bệnh lùn sọc đen hại lúa do virus gây ra, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh vì môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng, hiện nay chưa có thuốc phòng trừ bệnh. Theo số liệu tổng hợp của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Vụ Mùa năm 2017, bệnh phát sinh gây hại tại 18 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, diện tích nhiễm bệnh trong vùng là 38.004,47 ha (Nam Định: 20.147,6 ha; Thái Bình: 11.076,11 ha; Ninh Bình: 1.616,6 ha). Tại Hải Phòng, bệnh lùn sọc đen phát sinh lần đầu tiên và gây hại rải rác một số diện tích lúa năm 2009, năm 2010; từ năm 2011 đến vụ Xuân năm 2017, bệnh không xuất hiện trên đồng ruộng, vụ Mùa năm 2017, bệnh phát sinh và gây hại lúa trên diện tích 4.665 ha, gấp 55,14 lần so với năm 2009 và gấp 13,46 lần so với năm 2010.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 tiếp tục là vụ Đông Xuân ấm, đây là điều kiện rất thuận lợi cho các loại dịch hại cây trồng phát sinh và gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chuột và bệnh lùn sọc đen hại lúa có nguy cơ bùng phát thành dịch gây hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp năm 2018 và các năm tiếp theo.
Để kịp thời ngăn chặn khả năng bùng phát dịch chuột và bệnh lùn sọc đen hại lúa, bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường, thị trấn (có sản xuất nông nghiệp) có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, huy động các lực lượng trên địa bàn tham gia diệt chuột và phòng chống bệnh lùn sọc đen bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2018.
- Đối với chuột hại: Tiến hành bằng các biện pháp thích hợp, trong đó, chú trọng biện pháp thủ công. Mỗi vụ sản xuất chỉ đạo từ 2 - 3 đợt diệt chuột với quy mô tập trung, đồng loạt, cùng thời điểm ở tất cả các địa phương (xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) để đạt được hiệu quả diệt chuột cao nhất, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân tiến hành diệt chuột thường xuyên, liên tục trong vụ sản xuất bằng các biện pháp phù hợp. Trước mắt, phát động chiến dịch diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2017 – 2018 theo 02 đợt:
+ Đợt 01: Ngay sau khi thu hoạch lúa mùa năm 2017, diệt chuột bằng các biện pháp thủ công (đào bắt, đánh bẫy, soi đèn, hun khói…). Đây là thời gian và biện pháp diệt chuột hiệu quả cao nhất, huy động được nhiều người (nông dân, học sinh, các đoàn thể…) cùng tham gia diệt chuột.
+ Đợt 02: Từ ngày 01/01/2018 đến 30/01/2018, diệt chuột đồng loạt bằng bả diệt chuột trên các bờ mương, bờ máng, chân đê, bờ ruộng gần trang trại chăn nuôi, gần khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ruộng gần khu dân cư…
- Đối với bệnh lùn sọc đen: Tổ chức chỉ đạo tuyên truyền, huy động mọi lực lượng, vật tư, phương tiện trên địa bàn để thực hiện tổng hợp các biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trước mắt, sau khi kết thúc thu hoạch lúa vụ Mùa năm 2017, chỉ đạo nông dân khẩn trương cắt gốc rạ, cày lật đất (cày ải hoặc vùi dầm), vệ sinh đồng ruộng, không để cỏ mọc um tùm, lúa chét tồn tại trên đồng ruộng; tăng cường cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học, che phủ nilong cho mạ (để chống rét và ngăn không cho rầy tiếp xúc với mạ), kiểm tra thường xuyên và kịp thời phun trừ rầy trên mạ, ngô theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật diệt chuột và phòng trừ rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen để các địa phương chỉ đạo thực hiện.
- Phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể thành phố và các địa phương liên quan tổ chức chỉ đạo chiến dịch diệt chuột và bệnh lùn sọc đen đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân các biện pháp diệt chuột và phòng trừ bệnh lùn sọc đen.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chuẩn bị thuốc diệt chuột, thuốc xử lý hạt giống, thuốc trừ rầy cho mạ, phân bổ kịp thời cho các huyện, quận để cấp phát cho các địa phương sử dụng trong chuyến dịch diệt chuột và phòng trừ rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen) theo kế hoạch được duyệt.
3. Sở Tài chính cấp kinh phí kịp thời cho công tác chỉ đạo, tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, kinh phí hỗ trợ vệ sinh đồng ruộng trên những diện tích lúa đã nhiệm bệnh lùn sọc đen, kinh phí mua thuốc diệt chuột, thuốc xử lý hạt giống, thuốc trừ rầy cho mạ theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; đồng thời hướng dẫn các địa phương sử dụng kinh phí, vật tư hỗ trợ của thành phố theo đúng quy định.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, các Đài truyền thanh địa phương tăng cường thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu rõ tác hại do chuột, bệnh lùn sọc đen gây ra, ý nghĩa của việc phòng trừ dịch bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
5. Đề nghị các đoàn thể thành phố: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố ...tăng cường vận động hội viên, đoàn viên tham gia diệt chuột và phòng trừ rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2018.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 về tăng cường biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 608/UBND-KTN năm 2010 về việc thực hiện chính sách phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Chỉ thị 26/2009/CT-UBND về tăng cường công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cuối vụ Xuân 2009 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Kế hoạch 14/KH-UBND về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng thành phố Hà Nội năm 2019
- 6Kế hoạch 713/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống và diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về tổ chức phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất, năm 2019-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 8Kế hoạch 3522/KH-UBND năm 2019 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 9Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2019 về tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10Quyết định 1563/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua thuốc trừ rầy lưng trắng trên mạ, lúa gieo thẳng phòng, chống bệnh lùn sọc đen hại lúa năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 11Quyết định 292/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh đạo ôn hại lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 về tăng cường biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 608/UBND-KTN năm 2010 về việc thực hiện chính sách phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Chỉ thị 26/2009/CT-UBND về tăng cường công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cuối vụ Xuân 2009 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Kế hoạch 14/KH-UBND về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng thành phố Hà Nội năm 2019
- 6Kế hoạch 713/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống và diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về tổ chức phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất, năm 2019-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 8Kế hoạch 3522/KH-UBND năm 2019 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 9Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2019 về tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10Quyết định 1563/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua thuốc trừ rầy lưng trắng trên mạ, lúa gieo thẳng phòng, chống bệnh lùn sọc đen hại lúa năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 11Quyết định 292/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh đạo ôn hại lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp chỉ đạo diệt chuột và phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2018 do thành phố Hải Phòng ban hành
- Số hiệu: 31/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/10/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Phạm Văn Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra