Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/TT-CT | Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1991 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 88-CT NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 1991 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 104-CT NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1991 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC THANH TOÁN CÔNG NỢ GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC KINH TẾ
Thi hành Quyết định số 88-CT ngày 30-3-1991 và Quyết định sé 104-CT ngày 10-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thanh toán công nợ giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế, sau khi đã thống nhất với Ban chỉ đạo tổng thanh toán công nợ Trung ương, Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Trọng tài kinh tế các cấp thực hiện những vấn đề sau đây:
Ngoài việc cử người tham gia Ban thanh toán công nợ của tỉnh, (thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) như đề án giai đoạn I thanh toán công nợ giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế (ban hành kèm theo Quyết định số 104-CT ngày 10-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), đồng thời tổ chức cho cán bộ nghiệp vụ của cơ quan nghiên cứu kỹ thuật đề án này và kế hoạch triển khai số 03/TTN-91 ngày 15-4-1991 của Ban thanh toán công nợ Trung ương.
Qua nghiên cứu để nắm vững Đề án và kế hoạch nêu trên và qua việc cử người tham gia nắm chắc được tình hình công nợ trong tỉnh, giải quyết một cách khẩn trương, tích cực các khoản công nợ thuộc tỉnh, mặt khác, nếu thấy các khoản công nợ đó lại thể hiện quan hệ hợp đồng kinh tế, các bên vẫn còn tranh chấp, chưa xác nhận nợ với nhau, nếu Ban thanh toán công nợ thống nhất chuyển toàn bộ hồ sơ và yêu cầu Trọng tài kinh tế tỉnh xử lý thì Trọng tài kinh tế căn cứ vào Pháp lệnh Trọng tài kinh tế, nghị định 70-HĐBT ngày 25-3-1991 để xác định thẩm quyền xem Trọng tài kinh tế nào có quyền xử lý thì khẩn trương chuyển hồ sơ đến để giải quyết.
Trọng tài kinh tế nào giải quyết, khi giải quyết xong cần thông báo cho Ban thanh toán công nợ của địa phương có liên quan biết, để có sự phối hợp làm cho quyết định xử lý được thực hiện nghiêm túc.
Trọng tài viên thụ lý hồ sơ vụ việc tranh chấp vẫn ra quyết định yêu cầu bên chủ nợ nộp dự phí theo đúng quy định hiện hành.
Cùng với việc thanh toán công nợ chung, Trọng tài kinh tế các cấp phải tổng hợp lại tất cả các vụ việc đã có quyết định giải quyết của Trọng tài kinh tế còn tồn đọng tính tới ngày 30-4-1991 mà các đương sự chưa thi hành hoặc thi hành không đầy đủ (bao gồm Quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm, giải quyết lại khi có tình tiết mới, giải quyết kháng cáo, giám sát) trong đó nêu rõ tên các đương sự, vụ việc, giá trị phải thanh toán, lãi suất phát sinh, số lệ phí trọng tài chưa nộp ... gửi cho Ban thanh toán công nợ địa phương cung cấp và Trọng tài kinh tế cấp trên trực tiếp để có các biện pháp xử lý tiếp theo. Trọng tài kinh tế có các quyết định của mình mà chưa được đương sự thi hành phải yêu cầu họ xác nhận các công nợ đó theo quyết định của mình, trong trường hợp đương sự không chịu xác nhận công nợ theo yêu cầu của Trọng tài kinh tế có thẩm quyền, thì Trọng tài kinh tế đó thông báo kịp thời bằng văn bản cho Ban thanh toán công nợ địa phương để có biện pháp buộc các đơn vị, tổ chức kinh tế đó phải xác nhận nợ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đơn vị, tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc sáp nhập vào một đơn vị, tổ chức kinh tế khác mà vẫn vồn tồn đọng quyết định giải quyết, xử lý của Trọng tài kinh tế chưa được thi hành thì đơn vị, tổ chức kinh tế nào tiếp nhận nhiệm vụ, tài sản của đơn vị bị sáp nhập đứng ra xác nhận công nợ, đối với trường hợp bị giải thể thì Ban thanh lý xí nghiệp đứng ra xác nhận công nợ, nếu không có Ban thanh lý xí nghiệp thì cơ quan nào ra quyết định giải thể đứng ra xác nhận công nợ của đơn vị giải thể đó với Ban thanh toán công nợ địa phương, đồng thời thông báo cho Trọng tài kinh tế có liên quan biết.
Trọng tài kinh tế địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Ban thanh toán công nợ địa phương làm tốt việc thanh toán công nợ.
| Lê Tài (Đã ký) |
- 1Công văn số 232/TCT-ĐTNN của Tổng Cục Thuế về việc chính sách thuế đối với khoản lãi trả chậm khi thanh toán công nợ với công ty mẹ
- 2Thông tư 05-TT/LB năm 1961 hướng dẫn thanh toán công nợ của các liên đoàn, tập đoàn sản xuất miền Nam do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Tài Chính- Uỷ Ban Thống Nhất ban hành.
- 3Chỉ thị 219-TTg năm 1975 về tổ chức thanh toán công nợ dây dưa trong các tổ chức kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 232/TCT-ĐTNN của Tổng Cục Thuế về việc chính sách thuế đối với khoản lãi trả chậm khi thanh toán công nợ với công ty mẹ
- 2Thông tư 05-TT/LB năm 1961 hướng dẫn thanh toán công nợ của các liên đoàn, tập đoàn sản xuất miền Nam do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Tài Chính- Uỷ Ban Thống Nhất ban hành.
- 3Thông tư 04-LB/NH/TC-1975 về việc thanh toán công nợ dây dưa trong các Tổ chức kinh tế Quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đơn vị Bộ đội do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Chỉ thị 219-TTg năm 1975 về tổ chức thanh toán công nợ dây dưa trong các tổ chức kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 70-HĐBT năm 1991 ban hành điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Quyết định 88-CT năm 1991 về việc thanh toán công nợ giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Quyết định 104-CT năm 1991 về giai đoạn I thanh toán công nợ do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chỉ thị 30/TT-CT năm 199 thực hiện QĐ 88-Ct và QĐ 101-CT về việc thanh toán công nợ giữa các đơn vị tổ chức kinh tế do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 30/TT-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/05/1991
- Nơi ban hành: Trọng tài kinh tế Nhà nước
- Người ký: Lê Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/1991
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra