Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2001/CT-UB | Cần Thơ, ngày 11 tháng 9 năm 2001 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN, NHÀ TRỌ, QUÁN CÀ PHÊ, KARAOKE, THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
Thực hiện Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995; Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ; Chỉ thị 09/2000/CT-TTg ngày 20/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; Công điện số 538/CP-VX ngày 25/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc lập lại trật tự và làm lành mạnh hóa các hoạt động văn hóa - xã hội; Công văn số 3274/VHTT-PC ngày 20/8/2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin về tăng cường quản lý dịch vụ văn hóa, với tinh thần quyết tâm phòng, chống các tệ nạn xã hội và tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND thành phố, thị xã, các huyện thuộc tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
I/- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ:
1/- Giao Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ, kiên quyết sắp xếp, chấn chỉnh lập lại trật tự trong quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, ăn uống, giải khát, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, vũ trường, karaoke, massage...(sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh, dịch vụ).
- Tạm ngưng việc cấp mới giấy phép hành nghề kinh doanh karaoke, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ cho đến khi có chủ trương mới. Đối với những cơ sở đang được phép kinh doanh, phải cam kết thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Tổ chức rà soát lại các cơ sở đã được cấp phép; những cơ sở không đủ điều kiện theo quy định thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép.
- Đối với dịch vụ xoa bóp, massage ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các khách sạn sau khi Giám đốc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn về điều kiện hành nghề xoa bóp, massage mới được tổ chức dịch vụ xoa bóp, massage. Người thực hiện dịch vụ xoa bóp phải được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp và vật lý trị liệu. Sở Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện đối với dịch vụ xoa bóp, massage.
- Giải tỏa toàn bộ đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ không giấy phép (càphê đèn mờ, càphê lùm, càphê trá hình...).
2/- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động: tiếp viên, nhân viên, vũ nữ... đều phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; phải đăng ký danh sách tiếp viên, nhân viên, vũ nữ với Công an xã, phường, thị trấn sở tại. Số lượng nhân viên phục vụ cụ thể của từng cơ sở do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội duyệt và cho phép hợp đồng lao động căn cứ trên kết quả thẩm định từng loại ngành nghề và qui mô kinh doanh. Nhân viên phục vụ phải mang bảng tên, ăn mặc trang nhã, kín đáo.
- Người lao động phải khám sức khỏe định kỳ, được hưởng lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Các cá nhân trong và ngoài tỉnh muốn kinh doanh hoặc làm nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cần Thơ phải có hộ khẩu thường trú ở một nơi nhất định, phải có đầy đủ giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh nhân dân) và phải đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật.
- Khách nghỉ tại cơ sở lưu trú phải có giấy tờ tùy thân, phải đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành về chế độ tạm trú và tuân thủ các quy định về an ninh trật tự, nội quy của cơ sở lưu trú.
- Các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống khi bố trí phòng ngủ, phòng ăn, phòng giải trí, phòng giải khát phải đảm bảo độ sáng theo quy định, mặt bằng sử dụng tiếp khách, ăn uống phải thóang mát, đảm bảo hợp vệ sinh, thuận lợi cho việc loại trừ mọi hoạt động tệ nạn xã hội.
3/- Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lợi dụng ngành nghề kinh doanh để "núp bóng" làm trái pháp luật, làm nơi chứa chấp, môi giới, tạo môi trường cho các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác phát triển.
- Nghiêm cấm việc sử dụng gái ôm, tiếp viên, tranh ảnh, băng dĩa hình có tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động, bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng, karaoke, cơ sở massage, giải khát, nơi hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa công cộng khác.
- Nghiêm cấm tiếp viên nữ, nữ nhân viên, vũ nữ ở nhà hàng, khách sạn, karaoke, quán cà phê ngồi chung với khách để tiếp khách; nghiêm cấm việc lợi dụng cơ sở xoa bóp, massage, hớt tóc nữ để tiến hành các hoạt động mại dâm.
- Nghiêm cấm các hành vi: đánh bạc, tiêm chích hoặc sử dụng ma túy, mua bán dâm ở các khách sạn, làng du lịch, bãi cắm trại, nhà nghỉ, nơi điều dưỡng, căn hộ cho thuê, nhà trọ bình dân (gọi chung là cơ sở lưu trú) và ở các nhà hàng ăn uống, quán cà phê, giải khát (gọi chung là nhà hàng ăn uống), những nơi công cộng...
- Các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, tụ điểm karaoke... phải xây dựng nội quy quản lý nhân viên và hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng quy định. Các cở sở lưu trú đều phải đăng ký khách trọ, thực hiện đúng trách nhiệm và phạm vi quản lý theo quy định.
4/- Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và của tư nhân, mà để xảy ra các vi phạm về tệ nạn xã hội thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh và không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với loại hình vi phạm ở các cơ sở này.
5/- Nghiêm cấm các cơ quan của Đảng và Nhà nước cho thuê mặt bằng của đơn vị để kinh doanh các loại dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ văn hóa phẩm theo Chỉ thị số 10/2000/CT-UB ngày 18/4/2000 của UBND tỉnh Cần Thơ về tăng cường công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp trong phạm vi tỉnh Cần Thơ, nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm sẽ thu hồi mặt bằng đó để sử dụng vào mục đích chung của tỉnh.
6/- Huy động mọi lực lượng (bao gồm: lực lượng xung kích, công an khu vực, công an thành phố, thị xã, các huyện, công an tỉnh, lực lượng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, lực lượng QK9... và các ngành có liên quan) tham gia kiểm tra thường xuyên các điểm nóng về tệ nạn xã hội; tổ chức kiểm tra, phân loại đối tượng mại dâm, ma túy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ (có liên quan đến tệ nạn xã hội), các tụ điểm mại dâm, ma túy công khai, trá hình, để có biện pháp xử lý phù hợp. Tập trung truy quét đối với bọn bảo kê, cầm đầu.
7/- Giao lực lượng Công an tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu 9 áp dụng các biện pháp thu gom gái mãi dâm đứng đường, những cò mồi, môi giới, người tâm thần lang thang; giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể phân loại, sàn lọc, giải quyết từng đối tượng, nếu phát hiện là gái mãi dâm đứng đường, cò mồi, môi giới ... thì đưa vào Trung tâm giáo dục xã hội để giáo dục, dạy nghề.
8/- Khi phát hiện đối tượng đang sử dụng ma túy thì được phép bắt ngay, kể cả đối tượng là con em cán bộ, công chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Sau đó chuyển cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.
9/- Người nghiện ma túy, người mại dâm phải được giáo dục, chữa bệnh.
- Người nghiện ma túy, người mại dâm có tính chất thường xuyên đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa thì đưa vào cơ sở tập trung để giáo dục và chữa bệnh theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Người sử dụng ma túy, người mại dâm lần đầu, những người tự nguyện sửa chữa được giáo dục và giúp đỡ chữa bệnh tại cộng đồng và gia đình, được hỗ trợ về kinh phí học nghề, việc làm để từ bỏ nghiện hút và mại dâm, làm ăn chính đáng.
10/- Nghiêm trị mọi hành vi lạm dụng tình dục trẻ em; môi giới, lừa gạt trẻ em vào con đường mại dâm, dụ dỗ trẻ em nghiện hút ma túy, đánh bạc.
11/- Kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội.
II/- Về các biện pháp xử lý vi phạm:
1/- Những trường hợp vi phạm tại khoản 2 và 3, mục I của Chỉ thị này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà người đứng đầu cơ sở kinh doanh, người trực tiếp vi phạm và nhân viên quản lý phải bị xử lý phạt hành chính, bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với căn hộ cho thuê, nếu người thuê nhà vi phạm những quy định trong Chỉ thị này thì bị xử phạt theo quy định; đối với chủ nhà, nếu không hoàn thành trách nhiệm trong việc cho thuê nhà, để xảy ra vi phạm Quy chế nhà trọ thì bị xử lý theo Quy chế nhà trọ.
2/- Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động tệ nạn xã hội, để xảy ra các vi phạm về tệ nạn xã hội thì phải bị xử lý nghiêm khắc và tùy theo mức độ vi phạm, xử lý hành chính theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc lợi dụng các hoạt động kinh doanh dịch vụ làm nơi chứa chấp, môi giới tệ nạn xã hội thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch thu các tài sản, phương tiện được sử dụng cho các hoạt động vi phạm theo quy định hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3/- Cán bộ công chức, viên chức vi phạm các TNXH thì phải xử lý theo Nghị định 53/CP ngày 28/6/1994 của Chính phủ; nếu là Đảng viên vi phạm thì sẽ đề nghị tổ chức Đảng có thẩm quyền xử lý theo Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng và Qui định 55-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Ban chấp hành Trung ương Đảng "Qui định những điều Đảng viên không được làm"; nếu là quân nhân trong lực lượng vũ trang thì xử lý theo Chỉ thị 210-CT/QK của Bộ Tư lệnh QK9. Ngoài ra còn phải chịu kỷ luật của đơn vị hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4/- Kiên quyết xử lý đúng quy định của pháp luật đối với con, em của cán bộ đảng và nhà nước có dính líu đến các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy. Đồng thời yêu cầu đơn vị trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý đối với cán bộ đó.
5/- Lực lượng kiểm tra về TNXH, trong quá trình làm nhiệm vụ, nếu phát hiện có người bao che hoặc bắt quả tang bất cứ cán bộ, viên chức nhà nước nào liên quan đến các hoạt động TNXH thì lập biên bản, thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị đó biết và chuyển cơ quan chức năng xử lý, cần thiết công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình ảnh hành vi vi phạm.
6/- Những người hoạt động có tổ chức nhằm chống đối sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước (như: phòng có hầm hoặc gác xép kín trú ẩn, có thuê bọn côn đồ canh gác, có hệ thống báo động ngầm...), những người tái phạm thì bị trừng trị nghiêm khắc .
III/- Một số biện pháp tổ chức thực hiện:
1/- Các Sở, ban ngành, UBND các cấp, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cùng cấp tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, công nhân viên, đoàn viên, hội viên... gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, bia ôm, cờ bạc... từ đó vận động rộng rãi trong tầng lớp nhân dân tự giác bài trừ và phát hiện tố giác các hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội. Kết hợp với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" để xây dựng xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất và đi đến không còn tệ nạn xã hội ở từng địa bàn dân cư.
2/- Giao Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thương mại, Sở Du lịch mời các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ đến phổ biến các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn và có cam kết thực hiện theo quy định.
3/- Đối với các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì phải có trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra theo dõi, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Nếu để xảy ra vi phạm nghiêm trọng mà không phát hiện kịp thời thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc cấp giấy phép. Phải xử lý nghiêm hành vi ký kết hợp đồng lao động hình thức (giữa người sử dụng lao động và người lao động).
4/- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán cà phê và karaoke, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh . Cụ thể:
- Đội kiểm tra liên ngành các cấp phải tăng cường hoạt động giáo dục, kiểm tra, đối với tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động văn hóa thuộc của Nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang, đoàn thể ... về việc chấp hành pháp luật và các quy định về hoạt động văn hóa - dịch vụ, phòng, chống các tệ nạn xã hội và kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
- Công an tỉnh chỉ đạo Công an các cấp, nhất là Công an phụ trách khu vực phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cùng cấp quản lý và tổ chức các hoạt động để làm trong sạch địa bàn, tiến tới từng khu vực, xã, phường, thị trấn trong sạch, lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Thương mại chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và xử lý các cơ sở vi phạm nội dung kinh doanh trong giấy phép đã ghi.
- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ vào qui mô kinh doanh và nhu cầu hợp lý của cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xét duyệt hợp đồng lao động, kết hợp với ngành Công an tăng cường kiểm tra, quản lý thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng, đăng ký thực hiện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động, ngăn chặn các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, bia ôm, cờ bạc có thể xảy ra tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác.
- Sở Văn hóa Thông tin chịu trách nhiệm thẩm định điều kiện cấp phép và kiểm tra hoạt động karaoke theo đúng quy định. Sở Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện đối với dịch vụ xoa bóp, massage.
- UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, các huyện, các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các tệ nạn xã hội trên địa bàn quản lý.
- Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS, phòng, chống ma túy và mại dâm của tỉnh và các địa phương thường xuyên sơ kết, uốn nắn chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định 87/CP, 88/CP của Chính phủ và Chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ và nội dung Chỉ thị này, đồng thời chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành các cấp hoạt động thường xuyên đạt hiệu quả.
Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu báo cáo về UBND tỉnh xem xét có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị 03/CT.UBT.97 ngày 17/01/1997 của UBND tỉnh Cần Thơ./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH CẦN THƠ |
- 1Chỉ thị 03/CT-UBT-97 năm 1997 tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh ăn uống, giải khát và dịch vụ văn hóa giải trí, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức giá tối thiểu và công suất sử dụng buồng ngủ tối thiểu làm cơ sở xác định số thuế phải nộp đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 4Chỉ thị 12/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng và kinh doanh nhà trọ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Chỉ thị 24/CT-UB năm 1998 về tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt động văn hoá dịch vụ văn hoá và chống các tệ nạn xã hội nghiêm trọng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Quyết định 32/2000/QĐ-UB ban hành quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do Tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Chỉ thị 23/2004/CT-UB tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động dịch vụ và dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 8Chỉ thị 31/1999/CT-UB tăng cường đẩy mạnh chỉ đạo công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Chỉ thị 03/CT-UBT-97 năm 1997 tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh ăn uống, giải khát và dịch vụ văn hóa giải trí, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 3Chỉ thị 23/2004/CT-UB tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động dịch vụ và dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 53-CP năm 1994 quy định các biện pháp xử lý đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha
- 3Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 4Chỉ thị 814-TTg năm 1995 về việc tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- 6Chỉ thị 09/2000/CT-TTg về tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hoá và kinh doanh văn hoá phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 33-CT/TW năm 1994 về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 8Quy định 55-QĐ/TW về những điều Đảng viên không được làm do Bộ Chính trị ban hành
- 9Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức giá tối thiểu và công suất sử dụng buồng ngủ tối thiểu làm cơ sở xác định số thuế phải nộp đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- 10Chỉ thị 12/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng và kinh doanh nhà trọ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Chỉ thị 24/CT-UB năm 1998 về tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt động văn hoá dịch vụ văn hoá và chống các tệ nạn xã hội nghiêm trọng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 12Quyết định 32/2000/QĐ-UB ban hành quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do Tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Chỉ thị 31/1999/CT-UB tăng cường đẩy mạnh chỉ đạo công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do tỉnh Nghệ An ban hành
Chỉ thị 24/2001/CT-UB về tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán cà phê, karaoke, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- Số hiệu: 24/2001/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/09/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Phong Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra