Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
Việc xử lý các hành vi mại dâm, ma tuý, cờ bạc, say rượu bê tha phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hoàn cảnh vi phạm để áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
1- Phải xử phạt hành chính và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với:
- Giám đốc khách sạn, chủ khách sạn, nhà hàng, quán trọ hoặc các cơ sở khác để hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha xảy ra trong cơ quan cơ sở do mình quản lý;
- Người có hành vi mua dâm, dùng chất ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha là cán bộ, viên chức Nhà nước ở bất kỳ cương vị nào;
- Người có hành vi dung túng, bao che các hoạt động mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha;
- Người tái phạm về hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha.
2- Người tổ chức, môi giới mại dâm, tổ chức dùng chất ma tuý, người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, người tổ chức đánh bạc, gá bạc, người đánh bạc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xử lý hành chính và kỷ luật.
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
1- Người có hành vi mua dâm là cán bộ, viên chức Nhà nước:
a) Bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.
b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
2- Người có hành vi mua dâm không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hoàn cảnh cụ thể mà bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trong trường hợp tái phạm thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; trong mọi trường hợp vi phạm đều phải thông báo về cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục.
3- Người có hành vi bán dâm là cán bộ, viên chức Nhà nước:
a) Bị phạt cảnh cáo và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.
b) Nếu tái phạm thì bị phạt cảnh cáo và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
4- Người có hành vi bán dâm không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hoàn cảnh cụ thể mà bị phạt cảnh cáo và thông báo về cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục.
Đối với người đã được xác định là bán dâm thường xuyên, ngoài việc bị phạt còn phải đưa vào trung tâm giáo dục chữa bệnh và lao động.
5- Việc xử lý người vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử phạt hành chính. Có thể đưa người vi phạm là người chưa thành niên vào trường phổ thông công nông nghiệp để giáo dục và dạy nghề.
1- Người dùng ma tuý là cán bộ, viên chức Nhà nước:
a) Bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.
b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
2- Người dùng ma tuý không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hoàn cảnh cụ thể mà bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục và gia đình biết.
Đối với người nghiện ma tuý, ngoài việc bị phạt tiền thì tuỳ từng loại đối tượng còn bị buộc cai nghiên tại nhà có sự bảo lãnh của gia đình hoặc tại các Trung tâm Y tế của Nhà nước.
3- Người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; tang vật, phương tiện vi phạm phải bị tịch thu; đối với cán bộ, viên chức Nhà nước thì thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; những người không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì thông báo về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục.
Điều 6. Cán bộ, viên chức Nhà nước đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.
b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
a) Bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.
b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an mà say rượu bê tha phải bị kỷ luật nặng hơn so với những người khác vi phạm.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và những người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống các hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, mà dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho những hành vi này xảy ra trên địa bàn do mình quản lý, thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoạt cách chức hoặc buộc thôi việc.
3- Giám đốc khách sạn, chủ khách sạn, nhà khách, nhà hàng, vũ trường, quán trọ, nhà nghỉ hoặc các cơ sở khác mà chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm hoặc tổ chức dùng chất ma tuý hoặc đánh bạc thì bị xử lý theo Điều 200, Điều 202, Điều 203 Bộ luật hình sự.
Trường hợp do thiếu trách nhiệm để hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc xảy ra trong cơ sở do mình quản lý thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và còn bị:
- Xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức hoặc buộc thôi việc, nếu là cơ sở quốc doanh.
- Tước giấy phép kinh doanh, nếu là cơ sở ngoài quốc doanh.
Thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính được quy định như sau:
1- Chiến sĩ cảnh sát nhân dân thuộc các lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, cảnh sát cơ động được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng Công an phường; Đội trưởng, Đội phó Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, cảnh sát cơ động được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đồng.
3- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra cấp tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên; Trưởng Công an huyện và Phó Trưởng Công an huyện và cấp tương đương; Trưởng đồn, Phó trưởng đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng tiểu khu biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng; Chỉ huy trưởng Trạm cửa khẩu, được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng và tước giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
4- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tước giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
5- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tước giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, ra quyết định đưa vào Trung tâm chữa bệnh, cai nghiện, lao động và đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp đối với người chưa thành niên.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật được quy định như sau:
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có quyền quyết định thi hành kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức mình theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải sao gửi biên bản và quyết định xử phạt cho:
- Cơ quan, tổ chức nơi người bị xử phạt làm việc để xử lý kỷ luật, nếu người bị xử phạt là cán bộ, viên chức Nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị xử phạt cư trú để giáo dục, buộc cam kết không tái phạm, nếu người bị xử phạt không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước.
Quyết định về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cai nghiện, lao động, quyết định đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp đều phải được thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đương sự và gia đình họ biết.
Thủ tục khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc xử phạt hành chính và việc xử lý kỷ luật theo Pháp lệnh Xử phạt hành chính và Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 14. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
Nghị định 53-CP năm 1994 quy định các biện pháp xử lý đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha
- Số hiệu: 53-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/06/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 28/06/1994
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra