Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/1999/CT-UB | ngày 03 tháng 07 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐẨY MẠNH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Chỉ thị 28/CT-UB ngày 04/9/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phòng chống tệ nạn xã hội và kiểm soát ma tuý, trong thời gian qua, đáng chú ý là 6 tháng đầu năm 1999, cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp đã tập trung cao độ chỉ đạo triển khai thực hiện đạt kết quả một số nhiệm vụ kế hoạch được giao; Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương chính sách pháp luật đã được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội hết sức quan tâm và đã được toàn dân tích cực tham gia hưởng ứng. Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống kiểm soát ma tuý, mại dâm, bài trừ văn hoá phẩm đồi truỵ, đã được các ngành Công an, Văn hoá-thông tin, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Toà án, Viện Kiểm sát, tập trung điều tra truy quét, phát hiện và xét xử kịp thời, nghiêm minh với số lượng ngày càng tăng. Số bị cáo, bị xử tử hình và các mức án cao, nhiều nhất so với cả nước. Công tác cai nghiện và giải quyết việc làm sau cai ở thành phố Vinh, trung tâm chữa bệnh xã hội tỉnh tuy kết quả bước đầu còn ít, song đã có bài học kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo cho thời gian tới.
Hiện nay tệ nạn xã hội, tiêm chích, hút hít, buôn bán, tàng trữ ma tuý và HIV/AIDS đang là mối lo của quần chúng nhân dân. Buôn bán vận chuyển, tàng trữ ma tuý ngày càng gia tăng. Tiêm chích, hút hít ma tuý, HIV/AIDS đang là hiểm hoạ đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, thậm chí có cả cán bộ công nhân viên chức. Công tác cai nghiện, giải quyết việc làm sau cai chưa được các ngành chức năng, UBND các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo đúng mức; số người nghiện được cai 6 tháng đầu năm chưa đạt 15% kế hoạch cả năm, tỷ lệ tái nghiện còn trên 80%. Tệ nạn mại dâm, nạn đánh cờ đánh bài ăn tiền, tình hình vi phạm Nghị định 87/CP còn đáng lo ngại.
Để khắc phục những tồn tại trên; Đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội còn lại của năm 1999, chuẩn bị cho kế hoạch năm 2000; Tổ chức triển khai thực hiện thông báo kết luận số 08/KL-TU ngày 01/6/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đạt kết quả; UBND tỉnh Chỉ thị cho Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã làm tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Mở đợt tuyên truyền rộng rãi thường xuyên trong cộng đồng dân cư, trong các tầng lớp xã hội, đa dạng hoá hình thức và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Đáng chú ý là các tội phạm về ma tuý gắn với dịch HIV trong thanh niên, học sinh, sinh viên. Sở Văn hoá-Thông tin, Đài Phát thanh truyền hình, Báo Nghệ An căn cứ vào nhiệm vụ được giao cần có kế hoạch cụ thể phối hợp với nhau về các nội dung, để tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh, huyện, thành, thị đến phường xã và khối dân cư. Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo phải có kế hoạch, chương trình hành động phổ biến giáo dục thường xuyên trong thanh niên, học sinh, sinh viên về phòng chống tệ nạn xã hội. Từng chi đoàn thanh niên, từng tổ, lớp học sinh, sinh viên phải kiểm tra giám sát nắm chắc diễn biến hàng ngày về lực lượng hội viên của mình, vi phạm tệ nạn xã hội, nhất là tiêm chích ma tuý. Ai vi phạm phải đình chỉ sinh hoạt, học tập và tổ chức đưa đi cai nghiện ngay.
2. Tổ chức triển khai thực hiện thông báo kết luận số 08/KL-TU ngày 01/6/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác phòng chống ma tuý và giải quyết vấn đề xã hội sau cai.
Ở mỗi vùng, mỗi xã đã chuyển đổi thay cây trồng thuốc phiện phải tiếp tục giữ vững, chính quyền tạo điều kiện giúp nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất.
Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong định kỳ hàng tháng, quý cần phối hợp với chính quyền các huyện, nước bạn Lào có chung đường biên giới tổ chức giao ban; bàn các biện pháp, trao đổi kinh nghiệm ngăn chặn truy quét bọn tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý. Điều tra khảo sát và triệt phá các rẫy thuốc phiện vô chủ.
Các ngành Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường phối hợp với nhau, có phương án tiếp tục tấn công bọn tội phạm ma tuý. Ngăn chặn ma tuý thẩm lậu từ Lào qua. Tập trung điều tra, truy quét bắt giữ và đưa ra truy tố xét xử nhanh các vụ án về ma tuý. Triệt phá bằng được các tụ điểm tiêm, chích, hút, hít ma tuý; các tụ điểm mua bán lẻ ma tuý còn lại trên từng địa bàn, nhất là: thành phố Vinh, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Tương Dương...
Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về cai nghiện, tiêm chích, sau cai và chỉ đạo các trung tâm cai nghiện phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện được giao, trước hết tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên; tổ chức việc quản lý sau cai; với phương châm cai phải có hiệu quả, cai gắn với lao động sản xuất.
Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các đề án: Xây dựng trung tâm cai nghiện và giải quyết việc làm sau cai của tỉnh tại vùng Nghi Lâm hoặc Nghi Kiều. Mở rộng trung tâm chữa bệnh xã hội tỉnh (trung tâm 201 Vinh) để quản lý đối tượng gái mại dâm, trước mắt chưa có địa điểm, tỉnh cho sử dụng địa điểm này để tập trung lao động các đối tượng sau cai của thành phố Vinh.
Thực hiện nghiêm chỉnh một số chính sách khi xử lý đối với gia đình, cán bộ, đảng viên có người nghiện ma tuý đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quy định tại thông báo số 08-TU ngày 01/06/1999: "Đảng viên nghiện ma tuý thì phải xem xét tư cách và phải chịu 1 hình thức kỷ luật về Đảng. Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước bị nghiện phải tự giác báo cáo với tổ chức, tình nguyện đi cai nghiện; khi cai xong được tiếp tục bố trí làm việc trở lại cơ quan, đơn vị cũ. Đảng viên, cán bộ công nhân viên chức có con nghiện ma tuý phải báo cáo với tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ luật liên đới; Nếu là cán bộ công nhân viên chức đang công tác được nghỉ công tác để đưa con đến trung tâm cai nghiện".
3. Tăng cường hoạt động thường xuyên liên tục và có hiệu quả các đội kiểm soát liên ngành về thực hiện Nghị định 87/CP và 814/CP của Chính phủ, cần chú ý ở các vùng trọng điểm, các hoạt động như mua bán mại dâm, hát Karaoke, xoa bóp, băng hình ca nhạc và biển hiệu quảng cáo; nơi nào còn vi phạm phải kiên quyết xử lý thật nghiêm minh. Định kỳ hàng tháng giao Sở Văn hoá-Thông tin chủ trì tập hợp nội dung kết quả hoạt động của các đội kiểm soát liên ngành và báo cáo với UBND tỉnh.
4. Ban chỉ đạo Phòng chống tệ nạn xã hội các cấp, đã được củng cố, cần tăng cường hoạt động. Từng thành viên phải có chương trình hoạt động cụ thể của mình, thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trước Cấp ủy và chính quyền các cấp. Các thành viên phải được phân công chỉ đạo cơ sở, mỗi người phải gắn với một địa bàn và chịu trách nhiệm trước ban chỉ đạo về những diễn biến và tình hình tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương phụ trách.
Các chủ trương trình ở Tỉnh như: Kiểm soát ma tuý, cai nghiện, giải quyết việc làm sau cai, chuyển đổi thay cây thuốc phiện, phòng chống mại dâm, chỉ đạo thực hiện nghị định 87/CP và 814/CP của Chính phủ, đã được phân công, giao trách nhiệm, cần phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ kế hoạch được giao tập trung chỉ đạo, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu. Định kỳ hàng tháng, quý cần tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm về kết quả chỉ đạo của chương trình mình, đồng thời báo cáo kết quả cho Thường trực ban chỉ đạo.
5. UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức đoàn thể quần chúng cần phải có kế hoạch soát xét lại tình hình ở địa phương mình, tổ chức mình, để đặt ra nhiệm vụ chỉ đạo thiết thực, sát đúng và có hiệu quả. UBND tỉnh quy định từ nay về sau công tác phòng chống các tệ nạn xã hội phải trở thành một nội dung lãnh đạo, một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền, đoàn thể các cấp; một tiêu chí để đánh giá nhận xét và bình bầu các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể.
Chỉ thị này phải được phổ biến tận đến các cấp, các ngành và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giao cho Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã định kỳ hàng tháng, quý báo cáo kết quả chỉ đạo của đơn vị và địa phương mình cho UBND tỉnh vào ngày 25 hàng tháng./.
| TM. UBND TỈNH NGHỆ AN |
- 1Chỉ thị 24/2001/CT-UB về tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán cà phê, karaoke, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 2Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007
- 3Quyết định 32/2000/QĐ-UB ban hành quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do Tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 2Chỉ thị 814-TTg năm 1995 về việc tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 24/2001/CT-UB về tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán cà phê, karaoke, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 4Quyết định 32/2000/QĐ-UB ban hành quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do Tỉnh Nghệ An ban hành
Chỉ thị 31/1999/CT-UB tăng cường đẩy mạnh chỉ đạo công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 31/1999/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/07/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Thị Han
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/07/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra