Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND | Hưng Yên, ngày 23 tháng 10 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Thời gian qua, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã triển khai quyết liệt và đạt kết quả các lĩnh vực thanh toán trong kinh doanh, dịch vụ, an sinh xã hội đã có sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; thói quen không sử dụng tiền mặt của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã được hình thành. Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt được khẳng định. Môi trường, sản phẩm dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật về thanh toán không dùng tiền mặt được các ngân hàng thương mại trú trọng triển khai. Trên toàn tỉnh máy giao dịch tự động (ATM), thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS), đơn vị chấp nhận đặt POS tại đơn vị để phục vụ thanh toán thẻ và thực hiện trả lương từ ngân sách nhà nước qua tài khoản ngày càng phát triển.
Nhận thức đúng đắn về không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó có vai trò to lớn của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc trả lương qua tài khoản; các đơn vị cung ứng dịch vụ công, đơn vị bán lẻ tích cực áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động khuyến khích để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản; ngành ngân hàng tích cực ứng dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng cấp trên triển khai, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, thuận tiện.
2. Đối với lĩnh vực dịch vụ công theo Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1. Cục Thuế thực hiện và chỉ đạo các Chi Cục thuế; Chi Cục Hải quan Hưng Yên: Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế và các khoản thu ngân sách Nhà nước theo phương thức điện tử; tập trung cho các giao dịch thu, nộp ngân sách; Cục Thuế phối hợp với các chi nhánh ngân hàng thương mại triển khai kết nối hạ tầng dịch vụ thuế điện tử với hạ tầng thanh toán điện tử để phục vụ việc nộp thuế điện tử; thống nhất các giải pháp trao đổi thông tin, dữ liệu thuế điện tử giữa hệ thống ngân hàng, cơ quan Thuế, Chi Cục Hải quan Hưng Yên để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế; phối hợp Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố, thị xã, các chi nhánh ngân hàng thương mại phát triển hạ tầng thanh toán điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu nộp thuế điện tử.
2.2. Kho bạc Nhà nước tỉnh hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thực hiện các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước và thanh toán, chi trả các khoản có nguồn gốc ngân sách Nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ; phối hợp với Cơ quan Công an và các đơn vị liên quan triển khai thu lệ phí trước bạ theo phương thức điện tử đối với ô tô, xe máy theo kế hoạch của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế.
2.3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên: Theo dõi, giám sát, đôn đốc các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ được giao về duy trì, triển khai mở rộng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của ngân hàng thương mại cấp trên; tích cực khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản trong giải ngân, thu nợ tín dụng.
2.4. Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ công, các sở, ngành liên quan phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện thanh toán các dịch vụ công, điện, nước, học phí, viện phí, cước viễn thông, truyền hình, chi trả an sinh xã hội bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
2.5. Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh phối hợp các ngân hàng thương mại để triển khai thanh toán viện phí bằng chuyển khoản; tăng cường lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ tại các cơ sở y tế phục vụ việc thanh toán viện phí nhanh chóng, thuận tiện.
2.6. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai thanh toán học phí bằng chuyển khoản.
2.7. Bảo hiểm Xã hội tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tuyên truyền, vận động để tăng số lượng người chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
2.8. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về thanh toán các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng; thông tin, tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ và quy trình, thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt; những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện nộp thuế, trả tiền điện, tiền nước, tiền xăng dầu, học phí, viện phí và chi trả an sinh xã hội ...
2.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn triển khai đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng.
2.10. Các đơn vị cung ứng dịch vụ công phối hợp với các ngân hàng, đơn vị truyền thông để xây dựng và lồng ghép các nội dung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các chương trình phổ biến kiến thức, giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân, đặc biệt vùng nông thôn; thực hiện chương trình tiếp thị, phổ biến các kinh nghiệm, sáng kiến tiên tiến trên thế giới, cung cấp tư vấn, các chương trình quản lý rủi ro tài chính, ….
2.11. Công ty Điện lực Hưng Yên tích cực triển khai mô hình thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng, đồng thời áp dụng truy xuất thông tin liên quan đến giao dịch.
2.12. Các chi nhánh ngân hàng thương mại:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ kết nối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công; đa dạng các phương thức thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội.
- Mở rộng mạng lưới ATM, POS trên địa bàn tỉnh, như: Khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II; các bệnh viện, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Áp dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, thuận lợi cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí, xăng dầu, chi trả lương, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội; chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn và có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.
- Nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong giải pháp xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử cho phép ngân hàng có thể nhận diện chính xác được khách hàng, từ đó phát triển thêm các phương tiện thanh toán mới tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
- Phát triển các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, thu phí cầu đường, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí, xăng dầu, với nhiều hình thức thanh toán: Thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc nhằm mục đích thuận tiện, giảm số lượng thẻ thanh toán cho một chủ thể thanh toán.
- Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, tạo niềm tin cho khách hàng.
- Chú trọng phát triển các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo khách hàng về quy trình thanh toán; tạo thói quen cho khách hàng trong việc thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hưng Yên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Kế hoạch 57/KH-UBND triển khai thí điểm chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt năm 2021 tại thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Kế hoạch 01/KH-UBND triển khai nền tảng Hue-S, liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2021 thực hiện thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Công văn 1804/BHXH-KHTC năm 2020 về đẩy mạnh chỉ tiêu chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 9Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 về đẩy mạnh thực hiện giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 10Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 1Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Kế hoạch 57/KH-UBND triển khai thí điểm chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt năm 2021 tại thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Kế hoạch 01/KH-UBND triển khai nền tảng Hue-S, liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2021 thực hiện thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Công văn 1804/BHXH-KHTC năm 2020 về đẩy mạnh chỉ tiêu chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 10Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 về đẩy mạnh thực hiện giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 11Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 23/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Phóng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra