ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG LĨNH VỰC KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong giai đoạn từ năm 2015-2020, thực hiện giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đến nay thanh toán cá nhân hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã thực hiện qua tài khoản cá nhân (trừ lực lượng thuộc danh mục bí mật nhà nước được trả lương theo hình thức phù hợp); phối hợp với hệ thống Ngân hàng thương mại trong công tác tập trung nguồn thu và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước; triển khai đến đơn vị sử dụng ngân sách mở và sử dụng thẻ tín dụng mua hàng phục vụ chi tiêu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, để tiếp tục thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
a) Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sử dụng ngân sách làm thủ tục mở thẻ tín dụng; nghiên cứu, triển khai các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng số, đảm bảo an toàn, bảo mật, thuận tiện cho người sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử.
b) Khuyến khích các Ngân hàng thương mại phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện vùng xa trung tâm Thành phố tăng cường tuyên truyền và có chính sách ưu đãi, khuyến khích cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, hướng dẫn sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại, miễn giảm phí sử dụng dịch vụ để tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.
c) Khuyến khích Ngân hàng thương mại trên địa bàn có chính sách ưu đãi về dịch vụ thanh toán, phí lắp đặt máy POS và các dịch vụ tiện ích khác để tăng cường các điểm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh
a) Tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu với Ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, người dân nộp NSNN, các khoản thu học phí, viện phí bằng phương thức giao dịch hiện đại, không dùng tiền mặt.
b) Phối hợp với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, các cơ quan liên quan tuyên truyền đến tổ chức người dân nộp thuế, phí, lệ phí, nộp phạt vi phạm giao thông, nộp phạt vi phạm hành chính khác qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và qua các kênh giao dịch hiện đại của các Ngân hàng thương mại như internet banking, mobile banking, ATM, qua máy POS, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.
c) Vận động đơn vị sử dụng ngân sách tăng cường thực hiện các khoản chi không dùng tiền mặt qua ngân hàng; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách, kiên quyết từ chối các khoản chi bằng tiền mặt không đúng quy định.
d) Tiếp tục triển khai thanh toán tự động các khoản chi dịch vụ điện, nước, viễn thông định kỳ của các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn.
đ) Hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị sử dụng ngân sách thủ tục thanh toán khi sử dụng thẻ tín dụng cho các khoản chi tiêu công; đưa chỉ tiêu tuyên truyền, vận động đơn vị sử dụng ngân sách mở và sử dụng thẻ tín dụng trong chi tiêu công vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh
a) Tăng cường triển khai công tác truyền thông về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt.
b) Truyền thông về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ.
4. Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
a) Khuyến khích các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách mở rộng và chấp nhận thanh toán qua máy POS, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động (Tap to phone), qua phương tiện thanh toán điện tử.
b) Khuyến khích tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến mại thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thay đổi thói quen trong thanh toán.
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện
a) Bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao về thanh toán không dùng tiền mặt trong Chỉ thị này.
b) Chỉ đạo, quán triệt các đơn vị thuộc và trực thuộc rà soát hoạt động thu nộp và chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, xây dựng kế hoạch giảm giao dịch bằng tiền mặt; tăng cường thực hiện thanh toán chi trả các khoản chi trợ cấp tổ dân phố, khu phố, dân quân... tại phường xã, các chương trình an sinh xã hội qua tài khoản cá nhân. Phối hợp với Ngân hàng thương mại mở thẻ tín dụng mua hàng và sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng thẻ tín dụng, đảm bảo đến hết tháng 10 năm 2022, đạt tối thiểu 30% đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc mở thẻ và sử dụng thẻ tín dụng phục vụ các hoạt động chi tiêu công.
c) Có kế hoạch tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân trên địa bàn tăng cường giao dịch điện tử đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí...
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện khẩn trương triển khai thực hiện nội dung của Chỉ thị; trường hợp gặp khó khăn vướng mắc, chủ động trao đổi với Kho bạc Nhà nước Thành phố để được hướng dẫn giải quyết; nếu phát sinh vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Kế hoạch 01/KH-UBND triển khai nền tảng Hue-S, liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 588/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 1466/KH-UBND năm 2022 về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 8Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 1Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Kế hoạch 01/KH-UBND triển khai nền tảng Hue-S, liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1813/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 588/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 1466/KH-UBND năm 2022 về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 9Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 về đẩy mạnh thực hiện giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/03/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Phan Thị Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực