- 1Thông tư 40a-TC/NSNN-1997 về việc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 14/2002/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2002/CT-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2003
Trong 6 tháng đầu năm 2002, mặc dù còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế-xã hội thành phố vẫn tiếp tục ổn định, an ninh-chính trị và trật tự an toàn được giữ vững. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thành phố có những diễn biến không thuận lợi, khu vực công nghiệp tăng chậm, kim ngạch xuất khẩu giảm sút, đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc đền bù giải tỏa, tình hình trật tự đô thị, vệ sinh và cảnh quan đường phố, trật tự an toàn giao thông, trật tự xây dựng, quảng cáo vẫn còn phức tạp.
Trong những tháng cuối năm 2002, các ngành, các cấp thành phố cần tập trung sức tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp về kinh tế-xã hội đã đề ra.
Thực hiện Chỉ thị số 14/2002/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2003, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 7 và căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị các sở-ngành, quận-huyện, Tổng Công ty Nhà nước trực thuộc thành phố tổ chức thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây :
I.- YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2003 :
Năm 2003 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 7 và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra cho kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố năm 2003 là : Thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tạo bước chuyển biến có ý nghĩa về cơ cấu kinh tế thành phố, tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng với tốc độ cao hơn về sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, tổ chức thực hiện các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư, tiếp tục thực hiện đồng bộ và đúng tiến độ 12 chương trình và công trình trọng điểm ; triển khai thực hiện 18 chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế chủ lực của thành phố gắn với việc qui hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao, khoa học-công nghệ và môi trường ; tập trung thực hiện hoàn thành cơ bản chương trình 3 giảm và xóa đói giảm nghèo ; tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường và củng cố để nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước các cấp ; gắn kết phát triển kinh tế-xã hội với củng cố an ninh-quốc phòng, đảm bảo trật tự-an toàn xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu trên, quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố năm 2003, cần tập trung vào một số lĩnh vực và nhiệm vụ chủ yếu như sau :
1- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 11% trở lên, bảo đảm sự phát triển bền vững, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển cao hơn trong những năm tiếp theo.
1.1- Phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng từ 9% trở lên ; phát triển các loại hình dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng lớn như tài chánh, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch. Tập trung đầu tư các hoạt động tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ ; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực vận tải, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và các dịch vụ công ích trên địa bàn ; tăng cường quản lý Nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa-xã hội. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch ; mở rộng các thị trường truyền thống và xâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Nga và Đông Âu. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 10%.
1.2- Tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, triển khai các chương trình mục tiêu phát triển các ngành sản xuất công nghiệp với những sản phẩm có lợi thế và có tính cạnh tranh cao, cả ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đảm bảo tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 16% ; phấn đấu giảm chi phí sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chủ lực, chú trọng khai thác nguồn nguyên liệu trong nước để có giá trị gia tăng ngành công nghiệp từ 14,5% trở lên.
1.3- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn thành phố, phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,8%. Tập trung đầu tư sản xuất giống cây, giống con phục vụ sản xuất nông nghiệp thành phố và các địa phương trong vùng. Tiếp tục phát triển đàn bò sữa, vùng rau sạch, vùng chuyên canh cây thơm. Đẩy mạnh khai thác thủy sản, mở rộng diện tích nuôi tôm ; gắn khai thác, nuôi trồng với chế biến và dịch vụ phục vụ cho phát triển thủy sản. Phát triển kinh tế hộ gia đình, kết hợp phát triển kinh tế vườn với phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ. Phát triển các mô hình tiêu thụ nông sản thông qua các trung tâm giao dịch mua bán chuyên ngành. Tập trung đầu tư cụm công nghiệp chế biến thủy sản tại Nhà Bè.
2- Phấn đấu huy động vốn đầu tư trên địa bàn chiếm tỷ trọng từ 32% đến 35% tổng sản phẩm trong nước (GDP), đạt từ 31.000 tỷ đồng đến 33.000 tỷ đồng. Tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành kinh tế chủ lực của thành phố, vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội. Phấn đấu thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) cao hơn năm 2002.
3- Phát huy vai trò động lực của khoa học-công nghệ, phối hợp giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp ; gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất-kinh doanh và quản lý Nhà nước, các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải có tính khả thi. Tích cực triển khai các dự án về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng (ISO, HACCP, SA 8000).
4- Phối hợp với ngân hàng Nhà nước củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần trên địa bàn thành phố; tích cực khai thác các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; chủ động trong hoạt động tín dụng. Khắc phục tình trạng ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị, công nghệ. Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Triển khai thực hiện một số hình thức huy động vốn để đầu tư như đấu giá quyền sử dụng đất, bất động sản, v.v...
5- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, giáo dục và dạy nghề, y tế, lao động-thương binh và xã hội, thể thao, phát thanh, truyền hình. Tiếp tục thực hiện các chương trình xã hội có hiệu quả của thành phố như xóa đói giảm nghèo, nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Chương trình 3 giảm”. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia trên địa bàn. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và khoa học-công nghệ ; chú trọng đào tạo học sinh giỏi. Tích cực đầu tư tạo chuyển biến căn bản trong dạy nghề nhằm gia tăng lực lượng lao động có tri thức, lao động kỹ thuật, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.
6- Tiếp tục củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh-chính trị và trật tự an toàn xã hội ; tạo môi trường chính trị-xã hội ổn định để phát triển kinh tế.
7- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 93/2001/NĐ-CP. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo hướng phân cấp và ủy quyền rộng hơn trong các nội dung công tác thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố cho các sở-ngành, quận-huyện. Tiếp tục mở rộng thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị hành chính-sự nghiệp.
II.- NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH :
1- Nội dung :
1.1- Các sở-ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận-huyện, Tổng Công ty Nhà nước thuộc thành phố lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng và dự ước cả năm 2002, nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan. Xây dựng hệ thống bảng biểu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2003. Tính toán, xác định nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2003 của ngành và đơn vị mình, tập trung phân tích và đề xuất các giải pháp cụ thể để mở rộng thị trường, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Kế hoạch phải bao quát hoạt động của các thành phần kinh tế, các ngành trên địa bàn, kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế với kế hoạch phát triển văn hóa-xã hội và an ninh-quốc phòng, trật tự xã hội, đảm bảo ổn định chính trị.
Các nội dung kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2003 cần nêu cụ thể những việc cần phải làm, cơ quan đơn vị thực hiện, phương thức và điều kiện để thực hiện.
1.2- Về dự toán thu-chi ngân sách :
Việc xây dựng dự toán ngân sách năm 2003 phải tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của các Luật thuế và chế độ hiện hành, đồng thời thực hiện những chính sách khuyến khích tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, tăng tích lũy nội bộ để bồi dưỡng và tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách. Dự toán thu ngân sách phải bảo đảm phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá, trên cơ sở tích cực khai thác mọi nguồn thu, chống thất thu.
Dự toán chi ngân sách cần xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm nguyên tắc tập trung cho các mục tiêu chủ yếu để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Chi đầu tư theo hướng ưu tiên cho các công trình trọng điểm, vốn đối ứng sử dụng nguồn vốn ODA theo tiến độ đã ký kết, các công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm, các công trình đã có đủ thủ tục, bố trí trả nợ vốn tạm ứng của năm trước. Chi thường xuyên phải hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên cho các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa. Chi hành chính phải gắn liền với các biện pháp thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết hợp với thực hiện cải cách hành chính.
2- Tổ chức thực hiện :
2.1- Từ nay đến giữa tháng 8 năm 2002, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chánh-Vật giá tổ chức triển khai cho các sở-ngành, quận-huyện và Tổng Công ty Nhà nước về nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán thu-chi ngân sách năm 2003.
2.2- Đến cuối tháng 8 năm 2002, các sở-ngành, quận-huyện và Tổng Công ty Nhà nước gởi báo cáo sơ bộ kế hoạch năm 2003 cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chánh-Vật giá để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.3- Đến giữa tháng 10 năm 2002, các sở-ngành, quận-huyện và Tổng Công ty Nhà nước tổng hợp kế hoạch chính thức của ngành, địa phương và đơn vị gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chánh-Vật giá để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.
2.4- Đến giữa tháng 8 năm 2002, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh-Vật giá dự thảo kế hoạch sơ bộ năm 2003 để Ủy ban nhân dân thành phố gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 8 năm 2002.
2.5- Cuối tháng 12 năm 2002, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức giao kế hoạch năm 2003 cho các sở-ngành, quận-huyện và Tổng Công ty Nhà nước thuộc thành phố.
Do yêu cầu và tính chất của công việc, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở-ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện và Tổng Giám đốc các Tổng Công ty Nhà nước thuộc thành phố tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và tiến độ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2003 của Chỉ thị này.-
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 2431/QĐ-UBND năm 2007 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2012 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Chỉ thị 20/2012/CT-UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
- 7Chỉ thị 29/2012/CT-UBND tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Thông tư 40a-TC/NSNN-1997 về việc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 14/2002/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2012 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Chỉ thị 20/2012/CT-UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
- 9Chỉ thị 29/2012/CT-UBND tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 16/2002/CT-UB về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2003 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 16/2002/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/08/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2002
- Ngày hết hiệu lực: 01/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực