Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2004/CT-UB | TP. Cần Thơ, ngày 27 tháng 7 năm 2004 |
CHỈ THỊ
V/V TIẾP TỤC KIỆN TOÀN VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003
Qua 5 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở, Chỉ thị số 06/2000/CT-UB ngày 25/02/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) về kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ổn định trật tự ở địa phương, làm hạn chế đáng kể những vụ việc khiếu nại, khiếu kiện lên cấp trên, thúc đẩy các phong trào thi đua, xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa..., mạng lưới Tổ hòa giải được hình thành và phát triển rộng khắp ở xóm, ấp, cụm dân cư. Song song với Tổ hòa giải còn có Ban hòa giải ở cấp xã do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Tư pháp và các đoàn thể phối hợp tổ chức và hoạt động, theo Công văn số 3552/UB ngày 02/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) về việc tiếp tục kiện toàn củng cố và phát huy các hoạt động hòa giải ở xã, phường, thị trấn. Theo đó, Ban hòa giải cấp xã vẫn được duy trì để hòa giải các vụ tranh chấp nhỏ trong nhân dân, kể cả hòa giải tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Để hoạt động hòa giải ở cơ sở của thành phố Cần Thơ đi vào nề nếp và đúng Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở; Pháp lệnh Giải quyết các vụ án dân sự; Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ chỉ thị:
1). Về tổ chức:
a). Đối với Tổ hòa giải:
- Tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động các Tổ hòa giải cơ sở theo Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác như: chợ cố định, tụ điểm vui chơi giải trí, tụ điểm du lịch v.v... để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hòa giải những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.
- Nơi chưa có Tổ hòa giải thì phải tiến hành tổ chức thành lập ngay, tùy theo địa bàn và số dân ở mỗi ấp, tổ dân phố, cụm dân cư có thể thành lập một hay nhiều Tổ hòa giải. Căn cứ đặc điểm tình hình cụ thể của từng cụm dân cư và kết quả cuộc họp xóm, ấp, tổ dân phố, kết quả cuộc họp chủ hộ hoặc kết quả lấy ý kiến chủ hộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định số lượng Tổ hòa giải ở địa phương mình.
Tổ hòa giải gồm có Tổ trưởng và các tổ viên. Mỗi tổ có từ 3 thành viên trở lên, việc thành lập Tổ hòa giải phải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Sau khi quyết định số lượng Tổ hòa giải cần thành lập trong địa phương, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trao đổi với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để Ủy ban mặt trận tổ quốc lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để giới thiệu bầu tổ viên Tổ hòa giải như quy định tại điều 8 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP. Việc bầu cử, tổ chức bầu cử và thủ tục thành lập các Tổ hòa giải theo quy định tại điều 8 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP.
Sau khi có Quyết định công nhận các thành viên và tổ trưởng Tổ hòa giải, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp hướng dẫn Tổ hòa giải tổ chức ra mắt và giới thiệu với nhân dân trong xóm, ấp, tổ dân phố mà Tổ hòa giải hoạt động biết: Mục đích, ý nghĩa, tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải để người dân thông hiểu.
b). Đối với Ban hòa giải tranh chấp đất đai:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thành lập "Ban hòa giải tranh chấp về đất đai" theo tinh thần Luật Đất đai năm 2003; đồng thời, bãi bỏ hình thức hòa giải của Ban hòa giải cấp xã đã duy trì hoạt động theo công văn số 3552/UB ngày 02/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ).
Ban hòa giải tranh chấp đất đai có từ 5-9 người được cơ cấu như sau: gồm có Trưởng ban (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn); Phó ban thường trực (cán bộ địa chính); Phó ban (cán bộ tư pháp); các ủy viên gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể (tùy tình hình thực tế địa phương cơ cấu thành phần cho phù hợp), Thanh tra nhân dân cùng cấp.
2). Quy trình hoạt động hòa giải ở cơ sở:
a). Quy trình hoạt động của Tổ hòa giải:
Đối với tất cả loại việc tranh chấp phát sinh giữa công dân với công dân, giữa công dân với tổ chức, đều khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc thông qua Tổ hòa giải ấp, tổ dân phố, cụm dân cư... để hòa giải tranh chấp giữa các bên (có hay không có đơn yêu cầu); nếu hòa giải không thành thì chuyển lên Tòa án nhân dân giải quyết. Riêng, đối với tranh chấp là đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất đai thì phải chuyển lên Ban hòa giải tranh chấp đất đai xã hòa giải tiếp theo mà không chuyển cho Tòa án nhân dân hoặc cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp quận, huyện. Sau khi hòa giải ở xã nếu không thành thì Ban hòa giải sẽ tiếp tục chuyển cho Tòa án nhân dân hay Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết.
b). Quy trình hoạt động của Ban hòa giải tranh chấp đất đai:
Đối với các tranh chấp phát sinh là tranh chấp đất đai (có hay không có đơn yêu cầu) thì: sau khi tự hòa giải hoặc hòa giải ở Tổ hòa giải nhưng không thành thì chuyển ngay về Ban hòa giải tranh chấp đất đai ở xã, phường, thị trấn để tiến hành hòa giải. Đối với những vụ việc hòa giải không thành thì phân ra như sau:
+ Đối với các tranh chấp theo Điều 136, khoản 1 Luật Đất đai năm 2003 thì chuyển cho Tòa án Nhân dân giải quyết.
+ Đối với các tranh chấp theo Điều 136, khoản 2 Luật Đất đai năm 2003 thì chuyển lên Ủy ban nhân dân quận, huyện giải quyết.
* Lưu ý: Đối với các khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai, thì không thuộc phạm vi hòa giải.
3). Kinh phí hoạt động hòa giải gồm có:
a). Kinh phí bồi dưỡng về kiến thức pháp luật định kỳ hoặc đột xuất, hàng năm cho tổ viên Tổ hòa giải: Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách cấp kinh phí cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện để tổ chức tập huấn theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng do Sở Tư pháp đề nghị đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
b). Kinh phí hoạt động thường xuyên cho các Tổ hòa giải gồm: giấy, viết, sổ theo dõi...là những khoản chi hành chính, do ngân sách cấp xã chi trên cơ sở bố trí hợp lý trong tổng chi ngân sách hàng năm đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
c). Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải bảo đảm nguồn kinh phí chi bồi dưỡng cho người thực hiện nhiệm vụ hòa giải ở cơ sở (tổ viên): mức chi là 20.000 đồng/1 vụ hòa giải thành cho tổ viên Tổ hòa giải trực tiếp thực hiện hòa giải thành. Kinh phí này phải được thanh toán theo định kỳ, tháng, quý, 6 tháng, năm không để treo nợ qua năm sau. Giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn ngân sách xã hạch toán các khoản chi đúng mục lục ngân sách.
d). Hàng năm, Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập dự trù kinh phí hoạt động, tập huấn nghiệp vụ và khen thưởng cho hòa giải viên và đưa vào dự toán chung trong kinh phí của địa phương.
- Từ nay, việc xét khen thưởng hàng năm cho Tổ hòa giải, Ban hòa giải chủ yếu là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc thì đề nghị về Ủy ban nhân dân quận, huyện xét khen thưởng.
4). Tổ chức thực hiện:
a). Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước hữu quan, củng cố Tổ hòa giải và thành lập Ban hòa giải tranh chấp đất đai; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng phát huy hiệu quả; tích cực tham gia hòa giải theo đúng quy định của pháp luật.
b). Sở Tư pháp có công văn hướng dẫn thi hành Chỉ thị này; trong đó lưu ý, có quy trình thực hiện hòa giải cơ sở; biên soạn nội dung tập huấn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; sơ kết, tổng kết và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp về công tác hòa giải ở địa phương; phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố hướng dẫn công tác xét thi đua, khen thưởng công tác hòa giải ở địa phương;
c). Sở Nội vụ hướng dẫn chi tiết việc bầu tổ viên Tổ hòa giải theo quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (đối với những nơi chưa thành lập Tổ hòa giải).
d). Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết toán các khoản kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở.
đ). Ủy ban nhân dân quận, huyện trong phạm vi quyền hạn của mình chỉ đạo trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp tục kiện toàn và đưa các Tổ hòa giải ở cơ sở mới thành lập, các Ban hòa giải tranh chấp đất đai đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phải bảo đảm nguồn kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hòa giải ở cơ sở ngày một phát huy hiệu quả, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Tổ hòa giải khi có những tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân.
e). Phòng Tư pháp cấp quận, huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp:
- Hướng dẫn Ban Tư pháp triển khai thực hiện các quy định về công tác hòa giải tại địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân dân quận, huyện biện pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở địa phương;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở địa phương theo hướng dẫn của Sở Tư pháp;
- Sơ kết, tổng kết công tác hòa giải của Tổ hòa giải ở địa phương và báo cáo về công tác hòa giải với Ủy ban nhân dân quận, huyện và Sở Tư pháp; tổ chức xét thi đua, khen thưởng công tác hòa giải ở địa phương.
f). Ban Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp:
- Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ chức hòa giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của Phòng Tư pháp;
- Sơ kết, tổng kết công tác hòa giải của tổ hòa giải ở địa phương, báo cáo công tác hòa giải với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp; tổ chức xét và đề nghị khen thưởng công tác hòa giải ở địa phương.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2004, thay thế Chỉ thị số 06/2000/CT-UB ngày 25/02/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở, bãi bỏ Công văn số 3552/UB ngày 2/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ.
Giao Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Trưởng phòng Tư pháp quận, huyện, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này, theo dõi tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ./.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ |
- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 2Chỉ thị 02/2010/CT-UBND tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2014 nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Chỉ thị 14/2014/CT-UBND tăng cường công tác tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Chỉ thị 06/2000/CT-UB về kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở do tỉnh Cần Thơ ban hành
- 6Chỉ thị 11/2008/CT-UBND về kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Quyết định 62/2006/QĐ-UBND về mức chi bồi dưỡng cho công tác hòa giải ở cơ sở do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 3Chỉ thị 06/2000/CT-UB về kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở do tỉnh Cần Thơ ban hành
- 4Chỉ thị 11/2008/CT-UBND về kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998
- 3Nghị định 160/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Chỉ thị 02/2010/CT-UBND tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2014 nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Chỉ thị 14/2014/CT-UBND tăng cường công tác tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 14/2004/CT-UB tiếp tục kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở theo Luật Đất đai năm 2003 do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 14/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/07/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2004
- Ngày hết hiệu lực: 05/09/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra