Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 139-CP | Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 1973 |
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VÙNG PHÂN LŨ.
Để chủ động đối phó với lũ lụt lớn, phân lũ là một biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân, bảo vệ các khu kinh tế quan trọng.
Vì phục vụ lợi ích chung, tại vùng phân lũ không khỏi xảy ra những thiệt hại làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, trong các vùng phân lũ cần có sự chuyển hướng mọi mặt về sản xuất và đời sống cho thích nghi với tình hình khi có phân lũ nhằm ổn định đời sống, tránh tình trạng bị động mỗi khi có phân lũ.
Việc chuyển hướng về sản xuất và đời sống trong vùng phân lũ, một mặt, phải dựa vào tinh thần tự lực cách sinh của các hợp tác xã và của nhân dân địa phương, mặt khác,Nhà nước có trách nhiệm tổ chức , hướng dẫn việc chuyển hướng và giúp đỡ thiết thực cho các hợp tác xã và nhân dân. Đây là vấn đề có quan hệ đến đời sống hàng chục vạn nhân dân trên một số vùng sản xuất rộng lớn đồng thời có quan hệ đến nền kinh tế chung. Các ngành có trách nhiệm ở Trung ương và Ủy ban Hành chính các tỉnh có vùng phân lũ phải tập trung chỉ đạo giải quyết tốt các vấn đề sau đâu:
a) Trồng trọt: Căn cứ vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương trong vùng phân lũ, Uỷ ban Nông nghiệp và Trung ương và Ủy ban Hành chính các tỉnh cần hướng dẫn các vùng bố trí lại cơ cấu cây trồng cho phù hợp với địa điểm và thời gian ( từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9) theo phương hướng tập trung sức bảo đảm ăn chắc vụ chiêm xuân, đẩy mạnh vụ đông và tuỳ theo điều kiện từng nơi mà tranh thủ sản xuất thu, vụ mùa.
Trước mắt, phải gieo trồng các loại giống mới thích hợp, tăng thêm phân bón, sức kéo( kể cả máy móc) công cụ và vật tư nông nghiệp khác cho các vùng phân lũ. Uỷ ban nông nghiệp Trung ương và Ủy ban Hành chính các địa phương phải chỉ đạo thực hiện dứt điểm các công việc trc đây, chậm nhất vào năm 1974.
b)Chăn nuối: Tổ chức chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho phù hợp, tránh được trở ngại của thời gian phân lũ, thí dụ như lợn thịt vỗ béo đủ trọng lượng xuất chuồng trước mùa nước, lợn nái không cho sinh đẻ vào tháng 7, tháng 8 v.v...Nếu có phân lũ, sau khi nước rút, phải kịp thời cung cấp giống và giải quyết thức ăn để nhanh chóng khôi phụ đàn lợn.
c) Thuỷ lợi: Phải xây dựng xong mạng lưới thuỷ lợi cho vùng phân lũ vào năm 1975 với yêu cầu: bảo đảm không úng, không hạn, tạo điều kiện lấy được nhiều phù sa cho đồng ruộng , khi có phân lũ phải bảo đảm dung tích cần thiết để chứa lũ, bảo đảm không cản luồn phân lũ, đồng thời hạn chế mức nhất những diện tích bị ngập không cần thiết.
Nhà ở của nhân dân cũng như các xí nghiệp , công nghiệp, các cơ sở thủ công nghiệp; chuồng trại, nhà kho, cơ sở chế biến nông sản.... của hợp tác xã, các cơ quan, trường học, bệnh xá, nhà trẻv.v.... phải được bảo đảm an toàn. Nơi nào cần di chuyển phải di chuyển, nơi nào không cần di chuyển thì phải có biện pháp chống lũ lụt như tôn cao nền nhà, làm sàn gác, đắp thô mô, làm chòi cao, chuẩn bị thuyền, máng để cất giữ tài sản, trú ngụ và đi lại khi phân lũ.
3). Giải quyết chính sách khi có phân lũ.
a) Sau khi chế độ sản xuất nông nghiệp được chính thức quy định tại vùng phân lũ thì các hợp tác xã và nhân dân phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Nếu hợp tác xã và nhân dân đã thực hiện đúng chế độ sản xuất được quy định (kể cả trên đất 5%), khi có phân lũ. Nhà nước sẽ căn cứ mức độ thiệt hại cụ thể về hoa lợi mà áp dụng chính sách miễn giảm các nghĩa vụ thu nộp nộng sản và giúp đỡ trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch. Nhà nước mà chính quyền cấp trên đã giao cho địa phương để bảo đảm mức thu nhập của hợp tác xã và đời sống ổn định của nhân dân.
Trong trường hợp vi phạm chế độ sản xuất để xảy ra thiệt hại khi có phân lũ thì không được hưởng chính sách miễn giảm, giúp đỡ của Nhà nước.
b) Đối với cơ sở kinh tế của hợp tác xã , các công trình công cộng của xã và nhà ở của nhân dân tại nơi đầu ngọn nước, trên dòng chảy khi phân lũ., hoặc bị ngập sâu không bảo đảm an toàn, cần phải di chuyển đi nơi khác theo sự hướng dẫn của Bộ Thủy lợi và Ủy ban Hành chính địa phương, thì được vận dụng chính sách giúp đỡ của Nhà nước đã quy định trong nghị quyết số 28- Chính Phủ ngày 16-2-1973 của Hội đồng Chính phủ về công tác giải phóng lòng sông.
Để giúp đỡ các địa phương trong vùng phân lũ có điều kiện sửa chửa hoặc xây dựng lại các cơ sở kinh tế của hợp tác xã, các công trình công cộng của xã và nhà ở của nhân dân, Nhà nước sẽ tuỳ theo khả năng cân đối vật tư mà cung cấp dần một số than, xi-măng, vôi, gạch, ngói, nứa, là mà địa phương thiếu hoặc khộng tự túc được.
Đối với cơ sở kinh tế của hợp tác xã , nếu do phân lũ mà bị hư hại thì tuỳ theo mức độ, Nhà nước sẽ giải quyết hợp lý. Ngoài phần giúp đỡ của Nhà nước, hợp tác xã được vay thêm vốn đầu tư của Ngân hàng để sửa chữa hoặc xây dựng lại nhằm phát huy hiệu quả kinh tế .
Đối với những cơ sở mà do yêu cầu phân lũ phải xây dựng mới như tạo thành được mạ để gieo mạ dự phòng v.v... thì được Nhà nước giúp vốn đầu tư ban đầu
c) Về phương tiện đi lại, ngoài việc tự lực giải quyết của nhân dân địa phương, Ủy ban Hành chính tỉnh cần tổ chức vận động nhân dân ở những nơi có điều kiện cung cấp tre hoặc sản xuất thuyền hỗ trợ cho nhân dân vùng phân lũ để tiến tới giải quyết cho mỗi hộ có một thuyền nhỏ hoặc máng để sử dụng khi phân lũ.
d) Đối với các công việc phòng bệnh, chữa bệnh , cứu tế truyền thanh, thông tin liên lạc và các nhu cầu khác thì tuỳ theo tình hình thực tế và yêu cầu cụ thể mà các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và Chính quyền địa phương phải chuẩn bị những thú cần thiết dùng trong 2 tháng trước mùa nước và kịp thời giải quyết cho nhân dân theo chế độ chính sách đã ban hành.
e) Đối với một số vấn đề chưa giải quyết xong của vụ phân lũ năm 1971, nơi nào chưa thi hành đầy đủ quyết định số 208-Chính Phủ của Hội đồng Chính phủ, phải tiếp tục thi hành ngay.
Đối với số lương thực, hợp tác xã vay cho xã viên ăn trong vụ phân lũ năm 1971, nếu chưa trả hết số nợ còn lại sẽ cho trả bằng tiền.
g) Để chuẩn bị vật tư , tiền vốn giải quyết kịp thời cho các hợp tác xã và nhân dân, nhanh chóng ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau mỗi vụ phân lũ, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương , Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hướng dẫn các địa phương lập quỹ dự phòng tại hợp tác xã, đồng thời có kế hoạch dự phòng riêng của ngành mình về giống , phân bón, vật tư nông nghiệp khác, vốn đầu tư, kinh phí giúp đỡ dành cho các vùng phân lũ.
4) Trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.
Làm cho vùng phân lũ trở thành một vùng có tập quán trong nhân dân về sản xuất và đời sống phù hợp với yêu cầu phân lũ là một vấn đề lớn rất phức tạp, các ngành ở Trung ương và Ủy ban Hành chính địa phương phải hết sức coi trọng và có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ phần trách nhiệm của ngành mình, của địa phương mình theo thời gian quy định với yêu cầu đã đề ra.
Bộ Thuỷ lợi cùng với Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương có trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ về việc phối hợp các ngành Trung ương và chỉ Ủy ban Hành chính địa phương giải quyết các vấn đề trong vùng phân lũ, quản lý việc thực hiện toàn bộ nội dung chỉ thị này và kịp thời báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ
| T.M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1Chỉ thị 205-TTg năm 1972 về bảo vệ tính mạng, của cải của nhân dân, tài sản của tập thể và của Nhà nước trong trường hợp thiên tai, địch họa làm vỡ đê, gây ra lũ, lụt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 14-TC/NLTL-1973 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 139-CP về việc giải quyết chính sách đối với vùng phân lũ do Bộ Tài chính ban hành
Chỉ thị 139-CP năm 1973 về việc giải quyết chính sách đối với vùng phân lũ do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 139-CP
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/08/1973
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Duy Trinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 29/08/1973
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra