Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Đắk Nông, ngày 25 tháng 10 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (sau đây viết tắt là PCCC,CNCH) và đã đạt được những kết quả tích cực; đã cứu chữa kịp thời đa số các vụ cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan, cháy lớn, hạn chế thấp nhất thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được triển khai ở nhiều nơi, nhiều cơ quan, đơn vị; phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy đã có những bước phát triển; hiệu lực quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy từng bước được nâng cao. Những kết quả đó góp phần kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy, tai nạn, sự cố và thiệt hại, góp phần bảo vệ vững chắc thành quả lao động và sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội bền vững của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế đó là: Tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn những phức tạp, khó lường có thế gây thiệt hại về người và tài sản; việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, CNCH ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và người dân chưa thật sự nghiêm túc; ý thức trách nhiệm và khả năng tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về PCCC, CNCH của một bộ phận người dân, người đứng đầu các cấp, ngành... chưa tốt, chưa thực sự coi công tác PCCC, CNCH là một nhiệm vụ thường xuyên; tình trạng chủ quan trong phòng ngừa, bị động, lúng túng trong xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố còn phổ biến. Lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở ở nhiều nơi chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt Luật Phòng cháy và chữa cháy, đồng thời khắc phục những yếu kém và bất cập nêu trên, góp phần tăng cường đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh, nhất là trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho tàng, dịch vụ, cũng như trong các khu dân cư tập trung và những nơi tập trung đông người. UBND tỉnh Chỉ thị tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch số 68-KH/TU ngày 09/9/2015 của Tỉnh ủy Đắk Nông về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC, CNCH. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, phổ biến Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành; để cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân biết, hiểu rõ và thực hiện. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân theo quy định của pháp luật về PCCC, CNCH.
Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; thường xuyên, định kỳ, đột xuất kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, phòng ngừa tai nạn, sự cố và có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy trong phạm vi quản lý. Xây dựng và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định để chủ động xử lý có hiệu quả các tình huống tai nạn, sự cố, cháy, nổ ngay từ khi mới xảy ra; thành lập đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, trang bị phương tiện, duy trì hoạt động và định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH cho lực lượng này; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ”; bảo đảm nguyên tắc mọi hoạt động PCCC và CNCH trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự trù, bảo đảm kinh phí, tổ chức thực hiện các hoạt động PCCC và CNCH trong phạm vi quản lý, từng bước đầu tư mua sắm các trang thiết bị PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở theo quy định tại Điều 32, Điều 35, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC; bảo đảm chế độ, kinh phí để từng bước tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho đội dân phòng và đội PCCC cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC, ngày 10/12/2015 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội - Công an - Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Các cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước; hộ gia đình, cá nhân tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC,CNCH.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC ở địa phương theo quy định tại Điều 57, Luật Phòng cháy và chữa cháy; ban hành các quy định về PCCC, CNCH; hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, CNCH cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC, CNCH; lập kế hoạch ngân sách quốc phòng và an ninh bảo đảm cho hoạt động PCCC, CNCH của địa phương; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về PCCC, CNCH; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về PCCC; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân không đảm bảo an toàn PCCC theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, Chủ tịch UBND cấp xã trong việc thành lập,tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý đội PCCC cơ sở, đội dân phòng; thành lập, củng cố Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp xã; việc thực hiện chế độ định kỳ, đột xuất kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ, sự cố, tai nạn tại địa phương, trong phạm vi quản lý; việc bảo đảm an toàn lối, đường thoát nạn, việc thực hiện quy định về an toàn PCCC trong sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; việc duy trì các điều kiện phục vụ chữa cháy như: Giao thông, nguồn nước, các giải pháp chống cháy lan; việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các hộ gia đình thực hiện quy định của pháp luật về PCCC và CNCH, trang bị các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ, khuyến cáo các hộ gia đình có sử dụng nhà ở vừa kết hợp kinh doanh, nhà phố chợ, nhà có để nhiều phương tiện giao thông cơ giới, các chất, hàng dễ cháy, cần lắp đặt các thiết bị báo động cháy tự động ở những nơi dễ xảy ra cháy để phát hiện cháy từ lúc mới phát sinh, các đám cháy xảy ra vào thời điểm ban đêm, lúc con người đang ngủ, để cứu chữa, thoát nạn kịp thời.
Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia; kiểm tra, hướng dẫn người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ rừng, Chủ tịch UBND cấp xã xây dựng và tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sử dụng phương tiện, lực lượng tại chỗ trong phạm vi quản lý.Chỉ đạo tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả vụ cháy, đồng thời thống kê, báo cáo UBND tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định; khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông và các cơ quan thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC và CNCH đến toàn dân; qua đó, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình thực hiện trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức, kỹ năng PCCC, CNCH cho mọi người trong phạm vi quản lý. Đồng thời, xây dựng phóng sự, đưa tin, bài cảnh báo về nguy cơ cháy, nổ trên các lĩnh vực và địa bàn có nhiều nguy hiểm cháy, nổ, tai nạn, sự cố và khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa; nêu gương người tốt, việc tốt trong phong trào toàn dân tham gia PCCC, đồng thời phê phán các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác PCCC, CNCH.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, chủ rừng tổ chức triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ và PCCC rừng; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Chi cục Kiểm lâm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ PCCC rừng theo quy định.
5. Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các tuyến giao thông, các địa bàn dân cư tập trung; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm trong sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; việc sang, chiết, nạp gas, buôn bán, vận chuyển pháo nổ trái phép.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Sở quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC, CNCH vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
7. Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ động phối hợp Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua ngân sách để thực hiện đầu tư cho hoạt động PCCC, CNCH trên địa bàn theo quy định tại các Điều 51, Điều 52, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC, ngày 10/12/2015 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội - Công an - Tài chính.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tốt công tác PCCC trong các đơn vị quân đội, nhất là các kho vũ khí, quân trang, quân dụng...đồng thời sẵn sàng tham gia chữa cháy, CNCH khi có yêu cầu. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 78/2011/ND-CP ngày 01/9/2011 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với cơ sở quốc phòng.
9. Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở thuộc diện quản lý, các cơ sở có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư tập trung theo đúng quy định pháp luật; đồng thời tổ chức hướng dẫn chi tiết công tác tự kiểm tra, lập phương án PCCC, CNCH, tuyên truyền PCCC, CNCH cho các chủ thể có trách nhiệm theo quy định pháp luật; hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì để kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC, CNCH ở một số địa phương, đơn vị, cơ quan, tổ chức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm, không chấp hành quy định PCCC, CNCH theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xây dựng lực lượng Công an nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng ngày càng vững mạnh, đủ sức, sẵn sàng về người, phương tiện, phương án để xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra; tiếp tục tham mưu, hướng dẫn các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào toàn dân PCCC; nghiên cứu, xây dựng mô hình điểm, như: “Cụm dân cư an toàn PCCC”, “Cụm doanh nghiệp an toàn PCCC”, “Cơ quan an toàn PCCC”, “Khu, cụm công nghiệp an toàn PCCC”, mô hình “Chợ, trung tâm thương mại kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC”... Chủ trì phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH cho lực lượng dân phòng và PCCC cơ sở. Phấn đấu đến hết năm 2019, 100% số đội dân phòng ở các phường, xã thuộc khu dân cư tập trung, đội PCCC cơ sở và các đối tượng huấn luyện khác theo quy định tại Điều 16, Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; đều được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng nhận huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH theo quy định;
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng "Ngày toàn dân PCCC" 04/10 hàng năm. Phối hợp đơn vị Bảo hiểm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.Thực hiện tốt công tác quản lý vật liệu nổ trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH cho cán bộ chiến sỹ; tổ chức phối hợp chặt chẽ các đơn vị Công an trong bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông phục vụ công tác chữa cháy, CNCH khi có vụ việc xảy ra. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ; thông báo nguyên nhân gây cháy... trên các phương tiện thông tin đại chúng để rút kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa.
Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo PCCC, CNCH cấp tỉnh để thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về PCCC, CNCH tại địa phương, tổ chức chỉ đạo, cứu chữa nếu có các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra với quy mô lớn, có tính chất phức tạp cần huy động nhiều lực lượng tham gia.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức thành viên có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về PCCC, CNCH, bảo đảm an toàn, thiết thực cho mỗi người, mỗi gia đình và góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, báo cáo kết quả thực hiện trước 20/11 hàng năm về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thực tế tình hình địa bàn để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị này, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước này 20/11/2018; giao Công an tỉnh phối hợp Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 52/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội" năm 2019
- 3Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong tình hình mới
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
- 3Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 4Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Thông tư 56/2014/TT-BCA về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 6Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ Công an ban hành
- 7Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công An - Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 10Kế hoạch 52/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội" năm 2019
- 11Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Hòa Bình ban hành
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tỉnh Đắk Nông ban hành
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Cao Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra