- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Đắk Nông, ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH). Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, công tác trọng tâm về PCCC và CNCH sát với tình hình, đặc điểm của địa phương; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác PCCC và CNCH; chất lượng công tác hướng dẫn, kiểm tra được nâng cao; công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH được đẩy mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, có sự tham gia tích cực của các cấp,các ngành, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác PCCC và CNCH của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; đồng thời thường xuyên quan tâm xây dựng và củng cố lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở. Qua đó góp phần chuyển biến tích cực, kiềm chế sự gia tăng số vụ cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, an toàn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện tốt chế độ tự kiểm tra, duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC và CNCH theo quy định; chưa chỉ đạo giải quyết dứt điểm các thiếu sót, hạn chế yếu kém về công tác PCCC và CNCH và các kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền; Phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC tuy đã có chuyển biến tích cực, nhưng chưa rộng khắp, toàn diện, mới tập trung chủ yếu ở thị trấn, các xã; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp trọng điểm về cháy, nổ. Nhiều nơi đội PCCC cơ sở và dân phòng hoạt động kém hiệu quả, thiếu các thiết bị PCCC và CNCH; chưa thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH; Đội viên Đội PCCC cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm do vậy nhận thức về công tác PCCC và CNCH còn nhiều hạn chế...
Nguyên nhân do nhận thức và ý thức trách nhiệm của người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng Nhân dân ở một số địa phương về công tác PCCC và CNCH còn hạn chế, có lúc, có nơi còn buông lỏng công tác quản lý; chưa quan tâm tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PCCC và CNCH; việc đầu tư, củng cố các trang thiết bị, công tác tự kiểm tra ở cơ sở thực hiện chưa được nghiêm túc, hiệu quả chưa cao, việc thực hiện còn mang tính hình thức, có nhiều sơ hở trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất nguy hiểm cháy như xăng dầu, gas...; vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác PCCC và CNCH chưa được chú trọng phát huy, công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc ở một số xã, phường, thị trấn chưa thường xuyên, liên tục; Kinh phí, ngân sách chi phục vụ hoạt động PCCC và CNCH còn hạn chế, nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác PCCC và CNCH.
Nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác PCCC và CNCH, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, yếu kém. Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
- Tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH. Vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH, chấp hành các quy định, hướng dẫn, kiến nghị của lực lượng kiểm tra. Nghiêm cấm lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức can thiệp vào hoạt động rà soát, kiểm tra, xử lý về PCCC của các cơ quan chức năng. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) trong công tác PCCC và CNCH tại địa bàn, cơ sở; phát động phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thực chất, hiệu quả, xây dựng thế trận liên hoàn trong công tác PCCC và CNCH.
- Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH vào Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm; phối hợp nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền về pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH cho mọi tầng lớp Nhân dân; đa dạng các hình thức tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ của đồng bào dân tộc ở địa phương, trong đó cần đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH; tập trung tuyên truyền vào các thời điểm có nguy cơ cháy, nổ cao, diễn biến thời tiết, khí hậu phức tạp.
- Hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi về Công an tỉnh trước ngày 15 tháng 11 (qua Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh) để tổng hợp báo cáo Bộ Công an và UBND tỉnh theo quy định.
2. Công an tỉnh
- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trong mùa hanh khô, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ; bảo vệ các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh, các đoàn khách cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH của UBND cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới về tư duy, nhận thức, xác định lấy người dân là trọng tâm, chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nguồn lực trong công tác PCCC và CNCH. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng PCCC và CNCH từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn, rà soát hoàn thiện các phương án chữa cháy, CNCH nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo tính chủ động của lực lượng PCCC cơ sở, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi sự cố cháy nổ xảy ra.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thực hiện dự báo nguy cơ cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời thông tin kịp thời, chính xác đến chính quyền địa phương cơ sở, các chủ rừng, các hộ dân sống trong rừng, gần rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm tra, tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC rừng cho các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức tổng rà soát, thống kê và kiểm tra, đánh giá các phương án PCCC rừng do chủ rừng, UBND cấp xã lập; lựa chọn thực tập một số phương án điển hình để đánh giá, rút kinh nghiệm.
4. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương khi lập, phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch phải tuân thủ các quy định về PCCC.
- Thực hiện thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất công trình theo văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH, nhất là đối với các công trình khi thay đổi tính chất sử dụng, cải tạo nhà ở hộ gia đình thành cơ sở sản xuất, kinh doanh; xử lý, rút giấy phép xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng trái phép, không đúng giấy phép... theo quy định của pháp luật.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu, tổng hợp đưa nội dung quy hoạch hạ tầng PCCC và CNCH vào quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tổng hợp các nội dung về lĩnh vực PCCC và CNCH của các sở, ban, ngành, địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh; chủ trì thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị PCCC và CNCH theo quy định của Luật Đầu tư công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Sở Tài chính: Căn cứ dự toán do Công an tỉnh lập, tổng hợp, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí cho Công an tỉnh thực hiện các hoạt động PCCC và CNCH hằng năm, đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, bảo đảm thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến công tác PCCC và CNCH.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, hướng dẫn các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, đốt thả đèn trời. Lồng ghép nội dung kiến thức và kỹ năng PCCC và CNCH vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
8. Sở Nội vụ: Căn cứ vào tình hình, kết quả chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện về tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH; hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách cho Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng theo Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND, ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
9. Sở Công thương: Thực hiện nghiêm túc quản lý việc cấp giấy phép kinh doanh; kiểm tra, giám sát việc chấp hành đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện; kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện theo quy định. Đề nghị các đơn vị kinh doanh điện thực hiện quản lý, kiểm tra đối với việc lắp đặt, sử dụng điện sau công tơ của các cơ sở, hộ gia đình; phối hợp kiểm tra, phát hiện các vi phạm trong lắp đặt, sử dụng điện để kịp thời xử lý theo quy định.
10. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Công an tỉnh, các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra: Bảo đảm an toàn PCCC& CNCH theo quy định; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH ở cấp xã. Đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng dân phòng tại địa phương phục vụ triển khai các Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn, đặc biệt là các khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, khu công nghiệp, chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy, nổ; đồng thời, không để xảy ra tình trạng đốt pháo trái phép tại các địa phương trong dịp Lễ, Tết...
- Chỉ đạo thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH cấp huyện, cấp xã, xây dựng quy chế hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục chỉ đạo nhân rộng, xây dựng các mô hình. Rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đồng thời gắn với quy hoạch về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, quỹ đất... phục vụ công tác PCCC CNCH. Tập trung ưu tiên rà soát, đánh giá để đầu tư xây dựng các bến, bể, trụ nước chữa cháy tại các đô thị tập trung đông dân cư để giải quyết những khó khăn về nguồn nước phục vụ chữa cháy hiện nay. Bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo cho công tác PCCC và CNCH tại địa phương.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội hướng dẫn thực hiện công tác PCCC và CNCH; tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân, hội viên tham gia các hoạt động PCCC và CNCH; gắn kết phong trào “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” với các phong trào, cuộc vận động do Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phát động, đưa nội dung phong trào “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” thành một nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức đăng ký thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH; xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt trong phong trào PCCC và CNCH ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu theo phương châm “Bốn tại chỗ”.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; người đứng đầu các sở, ban, ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang, đề nghị các tổ chức chính trị xã hội nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Công an tỉnh chủ trì, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo UBND tỉnh biết, chỉ đạo.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 25/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Kế hoạch 1006/KH-UBND triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2023
- 3Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Kế hoạch 574/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 6Kế hoạch 2862/KH-UBND năm 2023 triển khai Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Kế hoạch 1210/KH-UBND năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2023 về khắc phục các hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban Cán sự Đảng và Tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- 9Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 10Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2023 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 6Kế hoạch 1006/KH-UBND triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2023
- 7Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 8Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 9Kế hoạch 574/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 10Kế hoạch 2862/KH-UBND năm 2023 triển khai Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 11Kế hoạch 1210/KH-UBND năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 12Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2023 về khắc phục các hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban Cán sự Đảng và Tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- 13Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 14Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2023 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong tình hình mới
- Số hiệu: 03/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Hồ Văn Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết