Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 10 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX), CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG (PAPI), CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI)
Trong những năm qua, các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính (CCHC). Vì vậy, công tác CCHC của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, công tác CCHC của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định: Một số thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp; cơ chế một cửa ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa đúng quy định, còn hình thức; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của các cơ quan hành chính chưa triệt để; Chỉ số PAR INDEX của tỉnh hàng năm đều giảm, năm 2016 tuy có tăng 01 bậc so với năm 2015 nhưng thuộc nhóm thấp nhất trong cả nước (xếp vị trí 59/63 tỉnh, thành phố); Chỉ số PAPI của tỉnh không ổn định, năm 2016 tăng 41 bậc so với năm 2015 (xếp vị trí thứ 21/63 tỉnh, thành phố) nhưng một số chỉ số nội dung xếp ở vị trí thấp trong cả nước; Chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2016 giảm 11 bậc so với năm 2015 (xếp vị trí 26/63 tỉnh, thành phố).
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC; nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số PAPI và Chỉ số PCI của tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Tỉnh ủy về cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 và Kế hoạch số 4141/KH-UBND ngày 10/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số PAPI và Chỉ số PCI của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 và những năm tiếp theo; Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Quảng Ngãi năm 2017.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện nhiệm vụ CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, đối thoại với doanh nghiệp, lắng nghe và giải trình với tổ chức, công dân theo đúng quy định. Tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân kết quả những nội dung, lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thành phần của các Chỉ số PAR INDEX, PAPI, PCI, từ đó đề ra giải pháp thực hiện cụ thể để cải thiện những nội dung, lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thành phần đạt điểm kém, xếp thứ hạng thấp; đồng thời, tiếp tục duy trì và cải thiện hơn nữa các nội dung, lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thành phần tăng điểm, tăng hạng trong thời gian tới.
3. Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan; tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp đúng thời gian quy định, giảm chi phí theo nguyên tắc “công khai - minh bạch - chất lượng - đúng hẹn”.
4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí và cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp.
II. TẬP TRUNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đối với Chỉ số PAR INDEX
a) Xây dựng và triển khai kế hoạch CCHC, kế hoạch kiểm tra công tác CCHC hàng năm và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về CCHC đảm bảo chất lượng, đúng thời gian theo quy định; đề xuất những sáng kiến, cách làm hay trong CCHC; gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ CCHC của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức soạn thảo văn bản bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định, đúng thời gian UBND tỉnh giao.
c) Thường xuyên rà soát đơn giản hóa, kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định; niêm yết công khai, đầy đủ, đúng quy định thủ tục hành chính trên các lĩnh vực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo hầu hết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa hiện đại; phấn đấu 100% hồ sơ thủ tục hành chính trong năm được trả kết quả đúng thời gian quy định.
d) Rà soát, bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có kỹ năng và kinh nghiệm giao tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện). Chỉ đạo chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính ở cơ quan, đơn vị mình; thực hiện hướng dẫn đầy đủ hồ sơ thủ tục hành chính 01 lần, nhằm hạn chế tối đa việc tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần; khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về thủ tục hành chính. Cương quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có thái độ, hành vi cửa quyền, phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và tự ý đặt thêm quy định không có trong quy trình, hồ sơ thủ tục hành chính. Toàn bộ hồ sơ quá hạn phải được lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương hẹn lại thời gian rõ ràng, chỉ hẹn 01 lần và xin lỗi bằng văn bản theo quy định và báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp biết để theo dõi.
đ) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung đã được UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền; hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị, địa phương và xử lý hoặc kiến nghị xử lý 100% vấn đề phát hiện qua kiểm tra.
e) Tuân thủ các quy trình về tuyển dụng công chức, viên chức; khẩn trương xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Bố trí công chức, viên chức đúng cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo Đề án vị trí việc làm đã được duyệt. Thực hiện nghiêm túc tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.
g) Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm; tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.
h) Thực hiện nghiêm và đúng các quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính theo quy định của Chính phủ; kiểm tra và đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo thẩm quyền.
i) Thực hiện trao đổi văn bản giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử; đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; cập nhật đầy đủ thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt, chú trọng hiển khai thực hiện cho cấp xã.
2. Đối với Chỉ số PAPI
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các ngành, các cấp, đặc biệt là công tác tuyên truyền tại cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực để người dân hiểu và thực hiện.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân, đặc biệt là Luật phòng chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hành vi nhận hối lộ khi cung ứng dịch vụ công; ngăn chặn cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhất là trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng văn hóa giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; nâng cao ý thức, trách nhiệm, kỹ năng ứng xử trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức, cá nhân.
b) UBND các huyện, thành phố:
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức tuyên truyền, quán triệt tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức cấp cơ sở về vai trò, ý nghĩa của việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh, qua đó tăng cường trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác bình xét hộ nghèo và công khai danh sách hộ nghèo; công khai thu, chi, quyết toán ngân sách cấp xã; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và chuyển đến thôn, tổ dân phố để niêm yết công khai tại điểm (nhà) sinh hoạt cộng đồng hoặc những nơi thuận tiện để người dân biết, thực hiện.
- Người đứng đầu UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm trong việc giải quyết những vướng mắc của người dân, nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, nhà ở, chế độ chính sách...; tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế chính sách ở địa phương. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư công động.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cấp phép xây dựng. Thực hiện công khai, minh bạch trong tiếp nhận thông tin, kiểm tra, giám sát quy trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, bảo đảm việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch xây dựng đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân dễ dàng, thuận tiện thực hiện chính sách trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, xây dựng.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tào; chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; rà soát lại chất lượng dạy và học ở bậc mầm non, tiểu học, có phương án đảm bảo trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường.
đ) Sở Y tế thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao y đức cho đội ngũ công chức, viên chức tại các cơ sở y tế; quan tâm đầu tư đến chất lượng hoạt động của y tế tuyến cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và quy trình khám chữa bệnh, chấn chỉnh tình trạng thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình khám và điều trị.
e) Công an tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở xã, phường, thị trấn, địa bàn trọng điểm. Tập trung xử lý nghiêm các tệ nạn: Cờ bạc, trộm cắp, ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
g) Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra ở các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản..., phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, vụ việc tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3. Đối với Chỉ số PCI
a) Người đứng đầu các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm đến công tác chỉ đạo điều hành về nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số thành phần PCI liên quan đến lĩnh vực cơ quan, đơn vị phụ trách; tập trung quán triệt cho cán bộ, công chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phải làm chuyển biến thay đổi trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức xem doanh nghiệp “từ đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ”.
b) Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 24/02/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong cải cách thủ tục hành chính.
c) Đẩy mạnh CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC); rà soát, rút ngắn 30% thời gian giải quyết TTHC so với khung thời gian quy định chung của Trung ương; tất cả TTHC phải được công khai, minh bạch, đơn giản về thành phần, số lượng hồ sơ. Khẩn trương đưa Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện đi vào hoạt động theo đúng lộ trình đề ra.
d) Các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; triển khai thực hiện chữ ký số, xác thực điện tử trong giải quyết hồ sơ, TTHC cho tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh việc trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính.
đ) Điều chỉnh, bổ sung, công khai, minh bạch, kịp thời tất cả các quy hoạch, các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, quy trình, thủ tục đầu tư...; đa dạng hình thức công khai TTHC và quy trình giải quyết TTHC như niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Cổng/Trang thông tin điện tử, tờ rơi, sổ tay thông tin một cách nhỏ, gọn, dễ đọc, dễ hiểu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và các cơ hội đầu tư đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
e) Thường xuyên rà soát, kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, loại bỏ các cơ chế, chính sách không còn phù hợp, thiếu tính khả thi, làm cản trở hoạt động phát triển doanh nghiệp; ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các quy định mới của Trung ương, các nội dung còn vướng mắc, có nhiều cách hiểu khác nhau để thống nhất áp dụng chung trên địa bàn tỉnh, hạn chế việc giải quyết theo từng trường hợp cụ thể hoặc trông chờ vào hướng dẫn của Trung ương. Tập trung hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để tăng khả năng tiếp cận mọi nguồn lực của Nhà nước đối với doanh nghiệp như: đất đai, nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực... đảm bảo sự bình đẳng, không thiên vị hay phân biệt loại hình, thành phần kinh tế.
g) Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo hướng tránh trùng lắp, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.
h) Tăng cường đầu tư xây dựng cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương hiện đại với nội dung dễ tiếp cận, dễ tìm hiểu nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt thông tin kịp thời.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị này.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường giám sát trong các lĩnh vực, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số PAPI và Chỉ số PCI của tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo.
3. Sở Nội vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư là thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh, phụ trách về nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số PAPI và Chỉ số PCI của tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này và định kỳ, đột xuất báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 91/2004/QĐ-UB về Chương trình đẩy mạnh cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến năm 2010 của thành phố Đà Nẵng
- 2Nghị quyết 68/2007/NQ-HĐND về đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007-2010
- 3Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 4Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch duy trì, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 7Kế hoạch 104/KH-UBND về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn năm 2017
- 8Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố Cần Thơ
- 9Kế hoạch 4783/KH-UBND năm 2017 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Bến Tre năm 2017-2018, định hướng đến năm 2020
- 10Kế hoạch 22/KH-UBND về nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh Bắc Kạn năm 2018
- 11Quyết định 2119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương Đề án Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
- 12Kế hoạch 2209/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Quyết định 91/2004/QĐ-UB về Chương trình đẩy mạnh cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến năm 2010 của thành phố Đà Nẵng
- 3Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 4Nghị quyết 68/2007/NQ-HĐND về đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007-2010
- 5Quyết định 321/QĐ-UBND năm 2014 quy định trách nhiệm người đứng đầu trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi
- 6Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 9Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 10Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020
- 11Kế hoạch 4141/KH-UBND nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 và những năm tiếp theo
- 12Quyết định 881/QĐ-UBND về Kế hoạch nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 và những năm tiếp theo
- 13Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch duy trì, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 14Kế hoạch 104/KH-UBND về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn năm 2017
- 15Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố Cần Thơ
- 16Kế hoạch 4783/KH-UBND năm 2017 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Bến Tre năm 2017-2018, định hướng đến năm 2020
- 17Kế hoạch 22/KH-UBND về nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh Bắc Kạn năm 2018
- 18Quyết định 2119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương Đề án Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
- 19Kế hoạch 2209/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra