Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110-HĐBT | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1981 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ CHO CẤP HUYỆN VÀ CƠ SỞ
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện và kiện toàn cấp huyện và cơ sở góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban Nhân đân các tỉnh, thành phố khẩn trương tăng cường cán bộ cho cấp huyện và cơ sở theo nội dung sau đây:
I. YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ CHO CẤP HUYỆN VÀ CƠ SỞ:
a. Việc tăng cường cán bộ cho huyện và cơ sở phải nhằm đáp ứng đúng yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, tăng cường cơ sở chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng... ở từng vùng khác nhau. Riêng về kinh tế, phải căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất nông, lầm, ngư nghiệp và cơ cấu kinh tế ở từng huyện mà bố trí những cán bộ có kiến thức và năng lực thích hợp, đã kinh qua thực tiễn, để giúp huyện và cơ sở một cách thiết thực, có hiệu quả.
b. Về nguồn cán bộ tăng cường cho huyện và cơ sở, phải chú ý cả ba mặt:
- Sử dụng tốt lực lượng cán bộ hiện có ở các địa phương;
- Điều động cán bộ từ các ngành trung ương và tỉnh, thành phố về;
- Biện pháp cơ bản và lâu dài là phải sớm có quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ tại chỗ.
c. Từ nay đến tháng 6 năm 1982 phải giải quyết cơ bản đủ số cán bộ quản lý, cán bộ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, y tế cho huyện và cơ sở; trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam - bộ, Tây Nguyên và biên giới phía Bắc.
1. Tất cả các cơ quan quản lý ngành ở trung ương đều chó trách nhiệm xem xét yêu cầu của ngành mình ở huyện và cơ sở, có kế hoạch điều động cán bộ của ngành ở cơ quan trung ương và các cơ sở trực thuộc trung ương, đồng thời bàn với các tỉnh rút bớt cán bộ ở các cơ quan trực thuộc tỉnh về tăng cường cho huyện và cơ sở.
Cần rút kinh nghiệm việc điều động cán bộ và việc sử dụng số cán bộ được điều động trước đây, để có kế hoạch bổ khuyết và làm tốt đợt điều động sắp tới.
2. Các tỉnh phải có kế hoạch rút bớt cán bộ của tỉnh về tăng cường cho huyện và cơ sở cùng với cán bộ điều từ trung ương về.
Theo sự hướng dẫn của các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố cần xây dựng gấp quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho huyện và cơ sở. Nơi đã có kế hoạch thì tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và đẩy mạnh thực hiện.
Để đào tạo cán bộ cho các địa phương, từ nay trong việc tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, sẽ tuyển chọn người tại địa phương là chính (kể cả người nơi khác đến làm ăn lâu dài ở địa phương) để tiện phân phối, sử dụng cán bộ sau khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với địa phương.
3. Các bộ điều động từ miền xuôi lên miền núi, từ miền Bắc vào miền Nam, cần bố trí ổn định lâu dài. Các ngành, các địa phương phải vận động giúp đỡ cán bộ đưa gia đình đi theo để tạo điều kiện yên tâm công tác.
Những cán bộ sức khoẻ giảm sút nhiều hoặc gia đình có nhiều khó khăn không khắc phục được, thì được chuyển vùng theo kế chế độ như giáo viện miền xuôi lên công tác miền núi trong quyết định số 47-TTg ngày 7/2/1980 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Các tỉnh được tăng cường cán bộ có trách nhiệm bồi dưỡng cho số cán bộ được điều động đến về những nghị quyết của trung ương Đảng và Chính phủ, về đường lối, chính sách phát triển kinh tế, về tình hình và nhiệm vụ của địa phương.
5. Để có điều kiện tiếp nhận cán bộ mới có trình độ, năng lực của cấp trên điều về, Uỷ ban Nhân dân huyện cần có kế hoạch kiện toàn tổ chức, tinh giảm biên chế các cơ quan xung quanh huyện. Một mặt, có biện pháp giải quyết số cán bộ thiếu năng lực, đau ốm, thoái hoá, biến chất; mặt khác, đưa đi đào tạo số cán bộ, nhân viên còn trẻ, bản chất tốt nhưng thiếu trình độ văn hoá và chuyên môn để bổ sung cho đội ngũ cán bộ của địa phương sau này. Huyện nào do tiếp nhận số cán bộ của trên điều về mà biên chế của huyện tăng lên quá mức quy định thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét để điều chỉnh giữa các huyện trong phạm vi tổng biên chế của tỉnh; trường hợp thật cần thiết mới báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng xin tăng biên chế.
III. BỔ SUNG MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐƯỢC ĐỘNG VỀ TĂNG CƯỜNG CHO HUYỆN VÀ CƠ SỞ.
Để tạo kiện cho cán bộ khắc phục một phần khó khăn về đời sống, yên tâm công tác, Hội đồng Bộ trưởng quyết định bổ sung một số chính sách, chế độ như sau:
1. Đặt khoản phụ cấp khuyến khích đối với cán bộ được điều động, tuỳ theo nơi công tác:
a. Cán bộ ở các cơ quan trung ương hoặc ở các tỉnh, thành phố khác được điều động về:
- Tăng cường cho các cơ quan ở huyện và cơ sở ở miền núi, ở miền Nam, ở hải đảo, được phụ cấp khuyến khích từ 40% đến 50% lương chính, mức cụ thể từng nơi do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
- Tăng cường cho các cơ quan trực thuộc Uỷ ban Nhân dân các tỉnh miền núi, hoặc các tỉnh phía Nam, được phụ cấp khuyến khích từ 20% đến 30% lương chính, mức cụ thể từng nơi do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
b. Cán bộ các cơ quan tỉnh điều động về tăng cường cho huyện và cơ sở trong tỉnh hoặc huyện được phụ cấp khuyến khích từ 20 đến 30% lương chính, mức cụ thể từng nơi do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
c. Cán bộ điều động về tăng cường cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ngoài phụ cấp khuyến khích nói trên do Nhà nước đài thọ, còn được hưởng thêm phần thù lao lao động hoặc phần thưởng tăng năng suất do hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đài thọ, tuỳ theo quy định cụ thể của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất.
Những cán bộ được điều động theo yêu cầu công tác trước khi ban hành chỉ thị này, cũng được hưởng phụ cấp khuyễn khích từ khi ban hành chỉ thị này.
Chế độ phụ cấp khuyến khích này được thi hành từ nay đến khi cải tiến chế độ tiền lương.
2. Cán bộ ở các cơ quan trung ương hoặc ở các tỉnh, thành phố khác, điều động tăng cường cho các tỉnh miền núi hoặc các tỉnh phía Nam, còn được hưởng một số chế độ sau đây:
a. Được trợ cấp lần đầu đủ mua một số đồ dùng cần thiết ở cửa hàng thương nghiệp quốc doanh theo thời giá ở địa phương, bao gồm 1 chăn chiên, 1 áo ấm (cán bộ tăng cường cho miền núi thì được mua chăn bông, áo bông), 1 màn cá nhân, 1 áo mưa. Nếu không có hiện vật hoặc cán bộ yêu cầu thì được cấp bằng tiền. Những thứ dùng bằng vải thì không phải nộp phiếu vải.
b. Được bố trí nhà ở theo tiêu chuẩn như cán bộ ở địa phương. Nếu địa phương không có nhà hoặc cán bộ muốn làm nhà riêng thì được cấp đất, mua vật liệu xây dựng, và giúp đỡ những thứ cần thiết, tuỳ theo khả năng của địa phương.
c. Được nghỉ phép hàng năm 20 ngày, không kể thời gian đi đường. Trong thời gian đi đường, được cấp tiền tàu xe và các khản phụ cấp khác như đi công tác.
đ. Học sinh mới tốt nghiệp ra trường, được hưởng ngay 100% lương của cấp bậc ra trường.
e. Cha, mẹ đôi bên vợ, chồng và con của cán bộ cùng đi thì ngoài các chính sách đã có còn được hưởng các chế độ như sau:
- Mỗi người được trợ cấp 100 đồng để mua những đồ dùng cần thiết;
- Được cấp một lần tiền tàu xe, tiền ăn đường, cước phí hành lý theo giá cả hiện hành;
- Được giúp đỡ tìm việc làm; nếu đủ tiêu chuẩn thì được ưu tiên tuyển dụng vào lực lượng lao động của Nhà nước.
Các chế độ quy định trong chỉ thị này thay thế cho chế độ phụ cấp khuyến khích, chế độ trợ cấp lần đầu, chế độ giúp đỡ cán bộ di chuyển gia đình đã ban hành trong các quyết định số 429-CP ngày 5-12-1979, số 82-CP ngày 12-3-1980, số 254-CP ngày 16-6-1981 của Hội đồng Chính phủ.
Các ngành, các cấp cần giáo dục động viên cán bộ đề cao tinh thần cách mạng, ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời thực hiện tốt chính sách sử dụng, chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với cán bộ.
Ban tổ chức Chính phủ có trách nhiệm giúp Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành chỉ thị này và thường xuyên báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
Bộ Nông nghiệp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tăng cường cán bộ cho các nông trường, hợp tác xã và tập đoàn sản xất nông nghiệp.
| Tố Hữu (Đã ký)
|
- 1Chỉ thị 429-CP năm 1979 thực hiện chính sách đối với cán bộ miền núi, hải đảo do Thường vụ Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 20-LB-TT năm 1964 về việc tăng cường cán bộ cho công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại các Sở, Ty Y tế và quy định nhiệm vụ cụ thể của những cán bộ ấy do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 254-CP năm 1981 bổ sung chính sách khuyến khích khai hoang phục hoá do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2-CT năm 1985 sửa đổi chế độ đối với công nhân, viên chức, các lực lượng vũ trang, cán bộ xã, bản công tác ở xã, huyện biên giới Việt - Trung do Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 47-TTg năm 1982 về chế độ công tác của giáo viên miền xuôi được điều động đến công tác ở vùng miền núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết số 82-HĐCP về việc điều động và tuyển dụng lao động vào làm việc tại nông trường, lâm trường quốc doanh ở các vùng kinh tế mới do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 429-CP năm 1979 thực hiện chính sách đối với cán bộ miền núi, hải đảo do Thường vụ Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 20-LB-TT năm 1964 về việc tăng cường cán bộ cho công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại các Sở, Ty Y tế và quy định nhiệm vụ cụ thể của những cán bộ ấy do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 254-CP năm 1981 bổ sung chính sách khuyến khích khai hoang phục hoá do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2-CT năm 1985 sửa đổi chế độ đối với công nhân, viên chức, các lực lượng vũ trang, cán bộ xã, bản công tác ở xã, huyện biên giới Việt - Trung do Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 47-TTg năm 1982 về chế độ công tác của giáo viên miền xuôi được điều động đến công tác ở vùng miền núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết số 82-HĐCP về việc điều động và tuyển dụng lao động vào làm việc tại nông trường, lâm trường quốc doanh ở các vùng kinh tế mới do Hội đồng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 110-HĐBT năm 1981 về việc tăng cường cán bộ cho cấp huyện và cơ sở do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 110-HĐBT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/10/1981
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 28/10/1981
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra