Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 1000-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 1956 |
CHỈ THỊ
BỔ SUNG CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐỒNG BÀO MIỀN NAM
Xét tình hình sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, đồng bào miền Nam gần đây, và dựa vào nguyện vọng của anh chị em, nay quy định các chế độ cụ thể sau đây:
I. - ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐỒNG BÀO MIỀN NAM Ở CÔNG TRƯỜNG
1) Việc sử dụng:
Các Bộ nào có cán bộ, đồng bào miền Nam phải có kế hoạch sử dụng lâu dài. Những công trường thuộc Bộ Thuỷ lợi Kiến trúc, Tổng cục Đường sắt, lúc làm xong nhiệm vụ phải báo trước cho Bộ Lao động biết để Bộ Lao động cùng Bộ Nông lâm, Bộ Công nghiệp, v.v... bố trí công tác, Chính phủ hết sức chú trọng việc đưa cán bộ, đồng bào miền Nam vào các công tác có tính cách ổn định, thường xuyên, vào các biên chế của nông trường, xí nghiệp, doanh nghiệp, các đội công trình chuyên nghiệp, v.v... Bộ Lao động có trách nhiệm làm kế hoạch và phối hợp với các Bộ để dần dần thực hiện chủ trương nói trên.
Trong lúc hết việc không nên để cho anh chị em ở không, mà nên tìm công việc (dù tạm thời) và bố trí cho anh chị em làm. Trường hợp phải chờ đợi một ít ngày để chuyển qua ngành khác, thì những ngày chờ đợi ấy, ngành cũ phải đài thọ mọi quyền lợi cho anh chị em.
Những anh chị em công tác ở các công trường khí hậu xấu, xét điều kiện sức khỏe không thể công tác được, thì ngành sở quan có nhiệm vụ chuyển dần dần anh chị em về miền xuôi. Việc này phải tiến hành có kế hoạch, có phối hợp chặt chẽ giữa công trường cũ và ngành sử dụng mới.
Đối với ngành Hỏa xa, những anh chị em đã vào biên chế, xét những người nào điều kiện sức khỏe không chịu đựng được công tác ở vùng khí hậu xấu thì cho đổi về miền xuôi.
2) Việc chăm sóc sức khỏe:
Việc chăm lo sức khỏe cũng như việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và đồng bào miền Nam phải được coi trọng. Đối với những anh chị em đau yếu ở các công trường và nông trường, phải tiến hành phân loại và chăm sóc như sau:
a) Loại an dưỡng: Đối với những anh chị em già, yếu, mất sức lao động, xét không còn đủ sức khỏe để làm việc, cả đến công tác nhẹ (như tiêu chuẩn của Bộ Cứu tế xã hội đã quy định) thì các ngành, các Bộ lập danh sách gửi cho Bộ Cứu tế xã hội xét duyệt và thu nhận vào các trại an dưỡng.
Các trại an dưỡng nên tổ chức theo nguyên tắc phân tán nhỏ, có cơ sở sản xuất, dựa vào nông thôn và chính quyền địa phương có nhiệm vụ giúp đỡ.
Phụ cấp an dưỡng ấn định mỗi tháng là 25.000đ chia ra như sau:
- Ăn .................................... 13.000đ
- Quần áo do trại may ........ 3.000đ
- Phát tiền tiêu vặt ................1.000đ
Tiền thuốc và bồi dưỡng cấp theo như chế độ áp dụng đối với cán bộ ở cơ quan.
b) Loại điều dưỡng: Đối với những anh chị em đau bệnh kinh niên, yếu sức, cần nghỉ ngơi bồi dưỡng một thời gian để lấy lại sức khỏe mới công tác được (như tiêu chuẩn của Bộ Cứu tế xã hội đã quy định) thì các ngành, các Bộ lập danh sách gửi cho Bộ Cứu tế xã hội, Ủy ban hành chính liên khu (hoặc tỉnh) xét duyệt và thu nhận vào các trại điều dưỡng ở trung ương, ở liên khu hoặc ở tỉnh.
Phụ cấp điều dưỡng ấn định mỗi tháng là 31.000đ chia ra như sau:
- Ăn ...................................... 24.000đ
- Quần áo .............................. 3.000đ
- Tiêu vặt .............................. 4.000đ
Tiền thuốc mỗi ngày 400đ và bồi dưỡng bệnh nặng mỗi ngày 200đ.
Bộ Cứu tế xã hội dự trù kinh phí vá quản lý các trại điều dưỡng; nếu trại thành lập ở khu, tỉnh thì do Ủy ban hành chính khu, tỉnh quản lý.
Sau khi đã vào trại điều dưỡng, những anh chị em ở trong biên chế của nông trường thì cắt kinh phí; những anh chị em ở trong biên chế của công trường thì cắt kinh phí và biên chế. Một tháng trước khi có người đã bị cắt biên chế ra trại thì Ban quản trị trại điều dưỡng có nhiệm vụ báo cho Bộ Lao động hoặc Khu, Ty Lao động biết để bố trí công tác, tránh cho anh chị em lúc ra khỏi phải nằm chờ.
c) Loại điều trị: Những anh chị em đau ốm dù mắc bệnh cấp tính hay bệnh kinh niên, mà xét ở đơn vị, ở trạm xá không thể điều trị lành mạnh được thì phải đưa đi bệnh viện để điều trị.
Các bệnh viện ở khu, tỉnh và Hà-nội và các bệnh viện của các ngành cần mở rộng và tăng thêm một số giường bệnh để thu nhận những anh chị em miền Nam cần điều trị.
Các khoản chi phí về điều trị cho anh chị em nằm ở bệnh viện do ngân sách của công trường và nông trường đài thọ; nếu công trường đã giải tán thì Bộ sở quan đài thọ.
II. - ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐỒNG BÀO MIỀN NAM TỰ TÚC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1) Những các bộ và đồng bào miền Nam đã được bố trí cho về tự túc làm ăn ở các địa phương, gặp khi mất mùa hoặc đau ốm mà bị thiếu thốn, được chính quyền địa phương chứng nhận và đề nghị, thì sẽ được trợ cấp một khoản tiền để tiếp sức trong thời gian từ 1 đến 3 tháng (là tối đa) theo tiêu chẩn sau đây:
- Mỗi người lớn ..................... 20.000đ một tháng.
- Mỗi trẻ em dưới 14 tuổi ...... 10.000đ một tháng.
2) Những người mới ra miền Bắc sẽ được hướng dẫn về làm ăn ở nông thôn; nếu xét điều kiện sinh sống khó khăn, được chính quyền địa phương chúng nhận thì sẽ được Chính phủ trợ cấp trong thời gian từ 3 đến 6 tháng (là tối đa) để giúp thêm phương tiện làm ăn lúc đầu chưa có thu hoạch. Tiêu chuẩn trợ cấp như sau:
- Mỗi người lớn ..................... 20.000đ một tháng.
- Mỗi trẻ em dưới 14 tuổi ...... 10.000đ một tháng.
3) Đối với những cụ già hiện nay đang tự túc rải rác ở nông thôn, xét không có khả năng tự túc, không có chỗ nương tựa, được chính quyền địa phương chứng nhận, thì Chính phủ sẽ cấp phát hàng tháng cho mỗi người 22.000đ.
Các khoản phụ cấp nói trên do ngân sách quốc gia đài thọ.
4) Việc chăm sóc sức khỏe cho những cán bộ, đồng bào miền Nam tự túc ở nông thôn (kể cả thương binh về xã), ở thành phố, thị xã, quy định như sau:
a) Cơ quan Y tế của huyện, thành phố, thị xã sẽ cấp phát thuốc cho tất cả các anh chị em ở trong phạm vi huyện, thành phố, thị xã của mình, và được dự trù thêm một số tiền để mua thuốc theo tiêu chuẩn là 500đ một tháng cho mỗi cán bộ, đồng bào miền Nam.
b) Khi đau ốm, các anh chị em được đưa vào điều trị ở các bệnh viện dân y và được đài thọ hoàn toàn về ăn uống, thuốc men. Các bệnh viện cần có kế hoạch cụ thể để cán bộ, đồng bào miền Nam ốm đau được vào điều trị.
Các khoản chi tiêu về thuốc men nói trên ở địa phương thì do ngân sách của tỉnh, thành phố, thị xã ghi vào khoản chi tiêu về cứu tế xã hội. Nếu xét cần thiết thì Bộ Cứu tế xã hội sẽ trợ cấp cho tỉnh và thành phố.
III. - ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ NHI ĐỒNG MIỀN NAM
1) Học sinh miền Nam tập kết đang học ở các trường miền Nam được cấp phát sinh hoạt phí như sau:
- Em từ 14 tuổi trở lên: được cấp 18.000đ một tháng.
- Em từ 14 tuổi trở xuống được cấp 17.000đ một tháng.
2) Học sinh vượt tuyến được vay như sau:
- Em từ 14 tuổi trở lên mỗi tháng được vay
18.000đ, nếu ở thành phố.
16.000đ, nếu ở nông thôn
- Em từ 14 tuổi trở xuống mỗi tháng được vay
17.000đ, nếu ở thành phố.
14.000đ, nếu ở nông thôn.
Các mức cho vay trên đây là mức tối đa gồm cả tiền ăn và học phẩm. Các địa phương cần xét hoàn cảnh cụ thể của từng em mà định mức số tiền cho vay cho sát.
3) Đối với các thiếu nhi miền Nam thì được giải quyết như sau:
a) Những em ở các trại thiếu nhi (ở Hà-nội cũng như ở Liên khu 4) thì được cấp phát thống nhất mỗi tháng 14.000đ cho mỗi em, kể cả tiền ăn và các khoản chi tiêu khác. Ngoài ra mỗi năm mỗi em được Chính phủ may cho 2 bộ quần áo.
b) Những em hiện nay sống cùng với cha hoặc mẹ ở cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường, nông trường thì ngoài phụ cấp theo chế độ hiện hành, được hưởng chế độ chăm sóc về sức khỏe quy định chung cho con các cán bộ, nhân viên miền Nam cũng như miền Bắc như sau:
- Tiêu chuẩn thuốc men: 250đ một tháng cho mỗi em.
- Y tá cơ quan có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các em.
- Khi các em đau nặng thì được đến khám bệnh ở các phòng khám bệnh cho cán bộ, nhân viên Chính phủ. Nếu xét cần thì được giới thiệu vào nằm điều trị ở các bệnh viện dân y, được cấp thuốc men theo nhu cầu. Tiền nằm nhà thương tính 2/3 số tiền phụ cấp hàng tháng của các em. Gặp trường hợp bệnh viện chưa kịp thu xếp chỗ nằm thì các em được cấp thuốc men để về y tá cơ quan săn sóc.
IV. - VIỆC CHÔN CẤT, SỬA SANG MỒ MẢ CỦA CÁN BỘ, ĐỒNG BÀO MIỀN NAM
Cán bộ, đồng bào miền Nam bị chết thì phải được chôn cất chu đáo. Tiêu chuẩn chôn cất gồm: 1 áo quan, 6 mét vải liệm, hương, nến, một vòng hoa, một tấm bia đá, tiền thuê người hoặc thuê xe tang (nếu ở thành phố) và một số các chỉ tiêu cần thiết khác.
Những khoản chi tiêu nói trên nếu anh chị em ở trong biên chế ở cơ quan, xí nghiệp, công trường, v.v... thì do ngân sách các nơi ấy đài thọ; nếu anh chị em tự túc ở địa phương thì do ngân sách tỉnh, thành phố đài thọ (mức tiêu về cứu tế xã hội).
Tài sản của cán bộ, đồng bào miền Nam chết để lại thì giao cho anh em hoặc bà con thân thuộc nhận. Nếu không có người nhận thì những vật không để lâu được như quần áo, chăn màn, v.v... bán lấy tiền; còn những vật để lâu được như đồng hồ, bút máy di chúc, vàng, nhẫn, v.v... thì cùng với số tiền bạc gửi về cho Ban quan hệ Bắc Nam trung ương quản lý để sau này giao lại cho gia đình người chết khi có hoàn cảnh.
Mô tả của anh chị em ở địa phương nào thì do chính quyền địa phương ấy sửa sang và trông nom.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 04-TBXH-1977 thôi thi hành Thông tư 24-NV năm 1963 quy định trợ cấp tối thiểu đối với công nhân, viên chức và quân nhân miền Nam tập kết về hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 07-NV-1964 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp chôn cất, sửa sang, trông nom mồ mả, quản lý hồ sơ, bảo quản di sản của cán bộ và đồng bào miền Nam chết ở miền Bắc do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 65-TTg-NC-1964 giải quyết vấn đề công nhân, viên chức mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 76-LĐ-QĐ năm 1962 về việc thành lập khu an dưỡng Thọ-châu cho cán bộ công nhân, viên chức miền Nam tập kết già yếu mất sức lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 5Thông tư 60-TTg năm 1962 quy định chế độ học nghề do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 6Thông tư 01-NV-1974 hướng dẫn việc tổ chức chôn cất, quản lý hồ sơ, di sản và mồ mả của cán bộ, đồng bào miền Nam chết ở trên miền Bắc do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Thông tư 04-TBXH-1977 thôi thi hành Thông tư 24-NV năm 1963 quy định trợ cấp tối thiểu đối với công nhân, viên chức và quân nhân miền Nam tập kết về hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 07-NV-1964 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp chôn cất, sửa sang, trông nom mồ mả, quản lý hồ sơ, bảo quản di sản của cán bộ và đồng bào miền Nam chết ở miền Bắc do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 24-NV năm 1963 áp dụng Chỉ thị 1000-TTg 1956 cho công nhân, viên chức miền Nam tập kết mất sức lao động do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông tư 65-TTg-NC-1964 giải quyết vấn đề công nhân, viên chức mất sức lao động ở các công trường, xí nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 76-LĐ-QĐ năm 1962 về việc thành lập khu an dưỡng Thọ-châu cho cán bộ công nhân, viên chức miền Nam tập kết già yếu mất sức lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 6Thông tư 17-TT-CT/XH năm 1958 quy định chế độ đau ốm cho cán bộ và đồng bào miền Nam an dưỡng phân tán do Bộ Lao động ban hành
- 7Thông tư 60-TTg năm 1962 quy định chế độ học nghề do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 8Thông tư 01-NV-1974 hướng dẫn việc tổ chức chôn cất, quản lý hồ sơ, di sản và mồ mả của cán bộ, đồng bào miền Nam chết ở trên miền Bắc do Bộ Nội vụ ban hành
Chỉ thị 1000-TTg năm 1956 về việc bổ sung chế độ đối với cán bộ, đồng bào miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1000-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/08/1956
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 24/08/1956
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra