Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 60-TTg | Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1962 |
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật cho công nhân là một công tác rất quan trọng. Từ ngày hòa bình lập lại đến nay Chính phủ đã ban hành một số chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, các Bộ, các ngành, các địa phương đã tích cực tiến hành công tác đào tạo và đạt được một số thành tích đáng kể. Do nhu cầu đào tạo bỗi dưỡng công nhân rất lớn, các ngành nghề đang được phát triển rộng rãi, chế độ học nghề đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm không còn thích hợp nữa.
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Lao động Thủ tướng Chính phủ ra thông tư này, quy định một số điều cần thiết đối với các ngành các địa phương có đào tạo công nhân và đối với người học nghề, nhằm cải tiến công tác đào tạo, xây dựng một lực lượng công nhân mới, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có khả năng nghề nghiệp, có trình độ văn hóa và sức khỏe tốt để phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội.
I. TIÊU CHUẨN VÀ THỂ LỆ TUYỂN CHỌN NGƯỜI HỌC NGHỀ.
1. Tiêu chuẩn.
b) Sức khỏe: Người học nghề phải có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của từng nghề, phải có giấy khám sức khỏe do bác sĩ hoặc y sĩ công chứng nhận.
Đối với bộ đội tình nguyện chuyển ngành và những người đang làm việc cho cơ quan xí nghiệp Nhà nước được đi học nghề phải có trình độ văn hóa hết lớp 4.
Đối với các dân tộc ít người, tuỳ tình hình cụ thể từng nơi, khi tuyển sinh có thể châm chước một phần về trình độ văn hóa, nhưng trong quá trình đào tạo phải giúp cho họ nâng cao trình độ văn hóa tới mức cần thiết theo yêu cầu đào tạo.
Trường hợp đặc biệt, phải có trình độ văn hóa cao hơn quy định trong thông tư này, cơ quan tuyển sinh cần thảo luận với Bộ Lao động trước khi tuyển sinh.
d) Chính trị: Người học nghề phải là người có quyền công dân,lý lịch rõ ràng, hạnh kiểm tốt.
a) Trước khi mở trường lớp đào tạo công nhân, các ngành cần có kế hoạch tuyển sinh trao đổi trước với cơ quan Lao động để thống nhất tiêu chuẩn lựa chọn và thống nhất hướng tuyển sinh.
b) Người xin học nghề phải làm giấy cam đoan theo đúng nội quy của trường lớp học nghề và phục tùng sự điều động của Nhà nước sau khi học xong.
c) Nếu người xin học nghề, không có giấy chứng nhận học lực, hoặc có nhưng không hợp lệ( không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp) đều phải thi kiểm tra trình độ văn hóa.
Thời gian học sẽ tùy theo yêu cầu, nội dung chương trình học tập của các loại nghề để quyết định nhằm đào tạo những người học nghề toàn diện về lý thuyết, tay nghề, văn hóa, sức khỏe, đạo đức và thái độ lao động.
Nội dung chương trình, tài liệu và kế hoạch giảng dạy đào tạo do các ngành biên soạn phải được Hội đồng thẩm duyệt chương trình thông qua. Đối với các chương trình, tài liệu nào chưa được Hội đồng thẩm duyệt thông qua, các Bộ, các ngành mở trường lớp phải gửi lên Bộ Lao động góp ý kiến.
III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HỌC NGHỀ.
A. Mức sinh hoạt phí cho học sinh mới tuyển vào học ở các trường lớp chính quy:
- Năm thứ nhất, sinh hoạt phí mỗi tháng : 21đ00
- Năm thứ hai, sinh hoạt phí mỗi tháng : 24.đ00
- Riêng đối với các nghề rèn, đúc thì năm thứ nhất sinh hoạt phí mỗi tháng 24đ; năm thứ hai,sinh hoạt phí mỗi tháng 27đồng.
B. Mức sinh hoạt phí cho người mới tuyển vào học ở các trường lớp bên cạnh xí nghiệp và theo lối kèm cặp trong sản xuất:
Số thứ tự | Loại nghề được đào tạo | Năm thứ I | Năm thứ II |
1 2 3 4 | Mi –nơ hầm lò, đốt lửa đầu máy xe lửa. Các loại máy thi công trên công trường, nông trường, lâm trường, khảo sát địa chất, nghề rèn, đúc( kể cả rèn, đúc ở xí nghiệp, công trường) lái xe ô- tô vận tải. Riêng các loại máy chạy bằng giây xích như máy kéo, máy ủi Cơ điện ở xí nghiệp, hóa chất, ô tô hành khách và du lịch Các loại nghề thuộc công nghiệp nhẹ | 40đ00 27,00 30,00 24,00 21,00 | 31đ00 27đ00 |
- Đối với các loại nghề do điều kiện sản xuất không thể vừa làm vừa học phải tập trung một thời gian để học xong lý thuyết, mới xuống cơ sở sản xuất học thực hành cho đến khi mãn khóa, trong thời gian học lý thuyết sinh hoạt mỗi tháng là 21đ (không phân biệt ngành nghề). Khi xuống cơ sở học thực hành mới áp dụng mức sinh hoạt phí như quy định ở bảng trên.
Các Bộ, các ngành phải dựa vào mức sinh hoạt phí trên đây để quy định cho từng loại nghề khác của ngành mình và phải thông qua Bộ Lao động trước khi thực hiện.
1. Người trong biên chế được chuyển sang học nghề:
Trong suốt thời gian học nghề kể cả thời gian tập sự được hưởng một khoản phụ cấp bằng 95% lương chính và phụ cấp khu vực nếu có. Nếu 95% lương thấp hơn mức sinh hoạt phí của nghề được đào tạo sẽ được hưởng mức sinh hoạt phí chung quy định ở điều B, mục III trong thông tư này.
2. Bộ đội tình nguyện chuyển sang học nghề.
Hưởng theo chế độ chung quy định cho bộ đội tình nguyện chuyển ngành hiện nay (theo nghị định số 01/CP của hội đồng Chính phủ ban hành tháng 1 năm 1961 và thông tư liên bộ số 03 ngày 25-1-1961 do Liên bộ Nội vụ, Lao động ban hành)
3. Đồng bào, học sinh miền Nam được giới thiệu đi học nghề:
Áp dụng theo chế độ chung quy định cho những người mới tuyển vào học nghề quy định ở điểm A và B mục III trong thông tư này.
Riêng đối với những người không có gia đình miền Bắc, hoặc có gia đình nhưng mức thu nhập bình quân hàng tháng tính theo đầu người trong gia đình không quá 20 đồng, được phụ cấp thêm mỗi tháng 5 đồng cho đến khi tốt nghiệp.
4. Đối với những người đã lao động liên tục ở các cơ quan, doanh nghiệp,xí nghiệp, công trường quốc doanh chưa được tuyển chính thức, được giới thiệu đi học.
Những người đã lao động liên tục từ 1 năm trở lên ( tính từ ngày vào làm đến ngày được giới thiệu đi học) mức sinh hoạt phí được quy định như sau:
- Học nghề thuộc loại công nghiệp nhẹ, sinh hoạt phí mỗi tháng 28 đồng và phụ cấp khu vực nếu có;
- Học các nghề thuộc loại công nghiệp nặng, sinh hoạt phí mỗi tháng 31 đồng và phụ cấp khu vực nếu có;
- Trường hợp học những nghề mà mức sinh hoạt phí của nghề đó cao hơn mức phụ cấp 28 đồng hay 31 đồng, được hưởng mức sinh hoạt phí theo nghề mình học như quy định ở điểm B mục III trong thông tư này.
1. Người học nghề nếu học ở những vùng có phụ cấp khu vực từ 20% trở lên, được trợ cấp thêm mỗi tháng 3 đồng.
2. Bồi dưỡng làm đêm: nếu học ca đêm ( từ nửa đêm đến sáng) mỗi đêm được bỗi dưỡng thêm 0đ20.
3. Ngày nghỉ : Người học nghề trong các trường chính quy được nghỉ các ngày lễ, ngày chủ nhật và thời gian nghỉ hàng năm theo quy định của Nhà nước.Học trong các trường lớp bên cạnh xí nghiệp hoặc kèm cặp trong sản xuất, nghỉ theo quy định chung cho công nhân, viên chức của xí nghiệp ấy.
4. Ốm đau, tai nạn và bảo hộ lao động trong thời gian học nghề.
a) Người học nghề trực tiếp làm những việc có hại sức khoẻ được trang bị phòng hộ và bồi dưỡng vật chất như công nhân.
b) Trong khi đang học tập, nếu xảy ra tai nạn lao động sẽ được điều trị cho đến khi khỏi. Mọi phí tổn điều trị kể cả viện phí do Nhà nước đài thọ, sinh hoạt phí vẫn được hưởng như khi học.
Sau thời gian điều trị, nếu cơ quan y tế từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận không đủ sức khỏe để học tập hoặc công tác sẽ cho thôi học đồng thời báo cho chính quyền địa phương nơi người đó ở để giúp đỡ.
c) Trường hợp bị chết trong thời gian nhà trường đang quản lý, nhà trường sẽ chịu tiền mai táng phí như đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
d) Học sinh mới tuyển vào học nghề, bị đau ốm được cấp phát thuốc men hoặc viện phí theo như tiêu chuẩn quy định cho công nhân, viên chức Nhà nước. Trong trường hợp ốm đau lâu quá 3 tháng sang tháng thứ tư, nhà trường sẽ xoá danh sách học sinh và chuyển về địa phương hoặc đưa điều trị tại bệnh viện theo tiêu chuẩn nhân dân.
Đối với đồng bào và học sinh miền Nam, nếu bị đau ốm lâu, quá 3 tháng, sang tháng thứ tư, nhà trường sẽ cho thôi học và thi hành theo chỉ thị số 1000-TTg ngày 9-8-1956 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ ốm đau cho đồng bào miền Nam.
đ) Những người trong biên chế, bộ đội tình nguyện chuyển ngành và những người lao động liên tục ở các doanh nghiệp, xí nghiệp,công trường,nông trường Nhà nước từ một năm trở lên, được giới thiệu đi học, trong một thời gian học nghề vẫn được hưởng các chế độ quy định trong điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội, do quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ.
e) Đối với nữ sinh mới tuyển vào học nghề mỗi tháng được cấp thêm 0đ30 vệ sinh phí.
Đ. Tuyển dụng và sắp xếp học sinh khi tốt nghiệp:
1. Thời kỳ tập sự:
Những người học sinh tốt nghiệp ở các trường lớp kèm cặp trong sản xuất,các trường lớp bên cạnh xí nghiệp được miễn thời gian tập sự.
Những người học sinh tốt nghiệp ở trường chính quy phải qua thời kỳ tập sự tối đa là 3 tháng (không phân biệt ngành nghề). Trong thời gian tập sự học sinh tốt nghiệp được hưởng 85% lương của cấp bậc thợ yêu cầu đào tạo.
Đối với những người đang làm việc được điều chỉnh sang học nghề tại các trường chính quy được miễn thời gian tập sự sau khi mãn khóa.
2. Sắp xếp tuyển dụng:
Những người học nghề trong các trường lớp sau khi học xong đều phải qua kỳ thi tốt nghiệp và được Hội đồng giám khảo kỳ thi ấy chứng nhận.
Sau khi tốt nghiệp đạt yêu cầu thì được xếp bậc lương của thang lương nghề được đào tạo.
- Trường hợp có quy định thời gian tập sự thì sau thời gian tập sự sẽ sắp xếp theo bậc lương của thang lương nghề được đào tạo.
- Đối với học sinh không tốt nghiệp, được kéo dài thêm thời gian học tập không quá 2 tháng, khi sát hạch vẫn không đạt, sẽ xếp thấp hơn một bậc của bậc theo yêu cầu đào tạo. Trường hợp bậc yêu cầu đào tạo là bậc I thì hưởng lương 85% lương bậc I trong thời gian 06 tháng, sau thời gian này xí nghiệp,công trường sẽ xem xét và chính thức xếp lương.
- Trường hợp học chưa hết chương trình,nhưng do yêu cầu sản xuất phải phân phối học sinh đi phục vụ sản xuất ở các xí nghiệp, công trường thì các Bộ chủ quản cùng với Bộ Lao động nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể việc sắp xếp lương.
E. Nhiệm vụ của người học nghề.
1. Người học nghề phải triệt để tôn trọng và thi hành nội quy của xí nghiệp hay trường lớp, khi tốt nghiệp phải chịu sự phân công của Nhà nước theo những điều đã cam kết trong hợp đồng học nghề.
2. Trong thời gian học, nếu vi phạm nội quy của trường lớp hoặc bỏ học không có lý do chính đáng hoặc sau khi tốt nghiệp không chịu sự phân công của Nhà nước thì xí nghiệp hay trường lớp đào tạo sẽ xét hoàn cảnh cụ thể và tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà xử lý thích đáng, trong trường hợp người học nghề phạm lỗi nặng xí nghiệp hay trường lớp đào tạo có thể đưa ra khối trường lớp hoặc truy tố trước pháp luật, đồng thời người học nghề phải bồi thường mọi chi phí trong thời gian học.
G. Nhiệm vụ của các ngành có tổ chức trường lớp học nghề.
1. Phải đảm bảo thực hiện đúng thời gian và chất lượng đã được quy định trong chương trình kế hoạch đào tạo, giảng dạy.
2. Phải thi hành đầy đủ các chế độ về quyền lợi của học sinh học nghề do Nhà nước quy định.
Thông tư này áp dụng cho tất cả các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường có tổ chức trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật.
- Đối với việc đào tạo công nhân kỹ thuật cho công nghiệp địa phương, Uỷ ban hành chính địa phương dựa vào các điều quy định trong thông tư này mà tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của địa phương mà áp dụng cho thích hợp, nhưng không được cao hơn những chế độ đã quy định trong thông tư này.
- Đối với những ngành nghề giản đơn, chỉ cần hướng dẫn một thời gian ngắn có thể làm được, đối với các trường lớp đào tạo nếu không có yêu cầu, mục đích, chương trình kế hoạch, không được Bộ, ngành chủ quản và Bộ Lao động thông qua đều không được áp dụng những điều quy định trong thông tư này.
- Thông tư này thi hành kể từ ngày được ban hành. Những chế độ học nghề quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
- Bộ Lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thi hành thông tư này.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 79-LĐ-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thi tốt nghiệp tại các trường,lớp đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 308-BCNNg-KB2 năm 1964 ban hành quy chế tạm thời tổ chức trường công nhân bên cạnh xí nghiệp áp dụng trong các đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp nặng do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ban hành
- 3Nghị quyết số 01-CP về việc sử dụng, đào tạo và đãi ngộ quân nhân tình nguyện chuyển ngành do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 1000-TTg năm 1956 về việc bổ sung chế độ đối với cán bộ, đồng bào miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 248-TTg-1975 về việc áp dụng chế độ đối với quân nhân xuất ngũ có thời gian phục vụ trong quân đội dưới 5 năm được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, hoặc vào học ở các trường Đại học, Trung học, Sơ học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 79-LĐ-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thi tốt nghiệp tại các trường,lớp đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 308-BCNNg-KB2 năm 1964 ban hành quy chế tạm thời tổ chức trường công nhân bên cạnh xí nghiệp áp dụng trong các đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp nặng do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ban hành
- 3Thông tư 15-LĐ-TT năm 1962 giải thích và hướng dẫn Thông tư 60-TTg quy định chế độ học nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ Lao động ban hành
- 4Nghị quyết số 01-CP về việc sử dụng, đào tạo và đãi ngộ quân nhân tình nguyện chuyển ngành do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 1000-TTg năm 1956 về việc bổ sung chế độ đối với cán bộ, đồng bào miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 248-TTg-1975 về việc áp dụng chế độ đối với quân nhân xuất ngũ có thời gian phục vụ trong quân đội dưới 5 năm được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, hoặc vào học ở các trường Đại học, Trung học, Sơ học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 60-TTg năm 1962 quy định chế độ học nghề do Phủ Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 60-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/06/1962
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra