ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Khánh Hòa, ngày 13 tháng 5 năm 2021 |
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ, từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021 nhiệt độ ở mức xấp xỉ trên trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ; từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021 tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn TBNN từ 10 - 20%. Lượng dòng chảy ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ khoảng 10 - 30%. Hiện nay, sau khi kết thúc tưới vụ Đông Xuân 2020-2021, dung tích tích trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh trung bình từ 60 - 70% so với thiết kế, đặc biệt một số hồ đang ở mức thấp (hồ Đá Đen 39%, hồ Suối Trầu 41%, hồ Cây Sung 43%).
Để chủ động triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước, nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh của các hệ thống công trình thủy lợi và nước sinh hoạt năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai một số nội dung sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn và các địa phương thường xuyên kiểm kê, đánh giá thực trạng nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có kế hoạch phân phối nước và điều chỉnh hợp lý nguồn nước, đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi...) và sản xuất nông nghiệp năm 2021; căn cứ tình hình nguồn nước, khả năng đảm bảo cấp nước, tiếp tục điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn...)
b) Chủ động rà soát, xây dựng phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2021, cụ thể: Chỉ đạo triển khai các biện pháp cần thiết để phòng chống hạn, thiếu nước (nạo vét, gia cố chống rò rỉ thất thoát nước tại các cửa lấy nước, trạm bơm, cống, kênh mương; lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến để thực hiện các biện pháp cấp nước cho sinh hoạt...); chủ động tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp,... để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, thiếu nước.
c) Các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thường xuyên kiểm kê, đánh giá tình hình nguồn nước, căn cứ tình hình diễn biến thời tiết xây dựng kế hoạch tích trữ, điều tiết nước hợp lý; kiểm tra các phương tiện bơm tưới, thường xuyên bảo dưỡng máy móc, tu sửa công trình, xử lý các sự cố hư hỏng; tổ chức kiểm tra đồng ruộng; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới luân phiên, tiết kiệm nước; đặt lịch cấp nước cho từng vùng và toàn hệ thống theo từng ngày, tuần; các đơn vị dùng nước (địa phương) có trách nhiệm sử dụng nước đảm bảo theo đúng tiến độ cấp nước của đơn vị cấp nước, tránh tình trạng phải cấp nước đồng thời trên toàn khu tưới làm quá tải gây ra sự cố công trình, kênh mương, cấp nước không kịp thời gây ra tình trạng hạn cục bộ.
d) Có giải pháp đảm bảo cấp nước sinh hoạt tới từng hộ, thôn, bản, xã ở các vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt (đặc biệt chú ý vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển); tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
e) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
f) Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và xâm nhập mặn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện triển khai các giải pháp bảo đảm nguồn nước, chủ động thực hiện công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có).
b) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng vùng, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương biết để chỉ đạo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
c) Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
d) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; các giải pháp bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng.
e) Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu sản xuất, giống phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn.
g) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn.
h) Tổng hợp tình hình hạn, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các sở, ngành tổng hợp nhu cầu hỗ trợ hạn, xâm nhập mặn; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ các địa phương, đơn vị thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời, hiệu quả.
a) Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện phối hợp với địa phương và các đơn vị có liên quan chủ động thực hiện kế hoạch điều tiết, vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm nguồn nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho hạ du, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng và cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
b) Chỉ đạo Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phương án đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm chống hạn hoạt động hiệu quả.
10. Các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện
a) Tổ chức rà soát, điều chỉnh việc điều tiết nước tại các hồ chứa, điều chỉnh kế hoạch vận hành từng hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm vận hành an toàn, phù hợp với hiện trạng, diễn biến nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước; đối với các công trình thủy lợi sử dụng nước ở hạ du các hồ chứa lớn, trong trường hợp chưa xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần tổ chức xây dựng phương án, bố trí kế hoạch, thời gian lấy nước phù hợp với lịch vận hành của các hồ chứa.
b) Thực hiện các biện pháp tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa trên cơ sở theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn và phải bảo đảm an toàn công trình; chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đang sửa chữa nếu đủ điều kiện an toàn cũng phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.
c) Phối hợp với các địa phương xây dựng phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn năm 2021; xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.
d) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước, để lập kế hoạch tích nước hồ chứa phù hợp; chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống Nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 3735/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND triển khai giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 20/KH-UBND về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 5Kế hoạch 33/KH-UBND về phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022
- 6Kế hoạch 20/KH-UBND về phòng, chống hạn bảo vệ sản xuất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Chỉ thị 23/CT-UBND về tổ chức đợt phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi, giao thông, nông thôn mới, tăng cường công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và chống ngập úng ở đô thị năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 9Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2023 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2023 tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt mùa khô năm 2024 do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật Quy hoạch 2017
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 3735/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND triển khai giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Kế hoạch 20/KH-UBND về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 6Kế hoạch 33/KH-UBND về phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022
- 7Kế hoạch 20/KH-UBND về phòng, chống hạn bảo vệ sản xuất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Chỉ thị 23/CT-UBND về tổ chức đợt phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi, giao thông, nông thôn mới, tăng cường công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và chống ngập úng ở đô thị năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2023 về phòng chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 11Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2023 tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt mùa khô năm 2024 do tỉnh Bình Định ban hành
Chỉ thị 10/CT-UBND triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2021
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Đinh Văn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực