- 1Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 2Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 3Quyết định 12/2019/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 4Kế hoạch 04/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 27 tháng 01 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG RÉT HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Đê điều năm 2020; Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phòng, chống rét đậm, rét hại. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn trong năm 2022 sẽ có các đợt rét hại kéo dài, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Để chủ động ứng phó với rét hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 318/TTr-SNNPTNT ngày 21/01/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh năm 2022 như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đối với công tác phòng, chống rét hại;
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho người và bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét hại gây ra và thích ứng an toàn trong công tác phòng chống, dịch bệnh COVID-19 phấn đấu thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2022.
2. Yêu cầu
- Công tác phòng chống rét hại bám sát các chỉ đạo của Tỉnh ủy tại các văn bản: (1). Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 31/12/2021 về phòng, chống rét đậm, rét hại; (2). Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/8/2021 về tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; (3). Chương trình hành động số 39-CTr/TU ngày 04/6/2020 thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020 - 2025;
- Chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo an toàn cho người nhất là với người già, trẻ nhỏ, học sinh và sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; huy động toàn bộ hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống rét hại;
- Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực, cơ sở vật chất, cây, con giống....; kịp thời ứng phó, xử lý khi rét hại xảy ra để đảm bảo an toàn cho người, sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, leo đơn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ảnh hưởng của rét hại trên địa bàn.
1. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biết về tình hình thời tiết, rét hại để chủ động phòng chống;
- Đa dạng hóa hình thức, phương thức tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống rét đến cộng đồng phù hợp với tình hình tại địa phương.
2. Công tác ứng phó
- Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biết để chủ động phòng chống;
- Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh, ăn uống đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, rèn luyện sức khỏe, vệ sinh cá nhân hàng ngày, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học (nếu cần);
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; sẵn sàng phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản;
- Tổ chức các đoàn công tác với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng. Hướng dẫn nông dân khẩn trương làm đất, chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, giống, thực hiện gieo trồng đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn; đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng;
- Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông;
- Chủ động bố trí ngân sách địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để thực hiện các hoạt động phòng, chống; triển khai lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở, hỗ trợ vật tư, kinh phí cho người dân, nhất là gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại như: gia cố, che chắn, vệ sinh chuồng trại; chuẩn bị, dự trữ thức ăn, vắc xin phòng bệnh, khôi phục sản xuất,...
3. Công tác khắc phục thiệt hại
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Thống kê, tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại do rét hại, dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời; chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ thiệt hại sản xuất cho các hộ gia đình bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp nguồn kinh phí dự phòng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác không đủ để hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp thiệt hại theo quy định tại Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ và Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Bổ sung một số điều tại Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời cung cấp các bản tin thông báo, dự báo sớm về rét hại, sương muối, băng tuyết để các cơ quan chức năng và người dân chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
2. Trung tâm Truyền thông tỉnh
Tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến thời tiết rét hại trên các phương tiện thông tin đại chúng để chính quyền, nhân dân chủ động phòng, tránh rét hại cho người và cây trồng, vật nuôi. Đẩy nhanh thời gian phát tin về rét hại (thông tin về nhiệt độ) lên sớm để các cơ sở giáo dục biết, thông tin sớm đến các cháu học sinh chủ động phòng tránh;
- Phối hợp với các địa phương, đơn vị xây dựng các chương trình, bản tin tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc phòng chống rét hại.
- Chỉ đạo các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố chủ động tuyên truyền cho nhân dân về phòng chống rét hại, phòng ngừa các bệnh thường gặp do rét hại gây ra, đặc biệt là đối tượng người già và trẻ em chú ý kết hợp tuyên truyền thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để phòng, chống dịch COVID-19; cảnh báo để nhân dân biết về nguy cơ có thể xảy ra các tai nạn như ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng bếp than trong nhà kín, bỏng lửa hoặc ngạt thở trẻ em do mặc quá nhiều quần áo ấm...
- Giám sát chặt chẽ và kịp thời khống chế, dập tắt các dịch bệnh phát sinh do thời tiết rét hại gây ra;
- Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Y tế hướng dẫn các trạm y tế triển khai các biện pháp phòng chống rét cho bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại trạm y tế và đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID-19; thực hiện tuyên truyền cho nhân dân địa phương để phòng chống dịch bệnh và tai nạn do thời tiết rét hại gây ra;
- Bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét hại gây ra như: các bệnh tim mạch, huyết áp, các bệnh về đường hô hấp...
- Chủ động đảm bảo các điều kiện phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại đơn vị. Chú ý giữ ấm cho bệnh nhân trong khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phòng, chống dịch bệnh ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2022;
- Chủ trì kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Hướng dẫn kỹ thuật về phòng chống rét hại đối với cây trồng, vật nuôi;
- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh trong việc tuyên truyền, thông tin về rét hại và cách phòng chống. Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp giúp địa phương chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra;
- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động tích nước các hồ chứa, sửa chữa các trạm bơm, máy bơm và nạo vét kênh mương để đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Sẵn sàng cơ số giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y... có thể cung ứng được ngay khi có tình huống;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện của các huyện, thị xã, thành phố; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch, kết quả khắc phục, hỗ trợ thiệt hại do rét hại gây ra cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt đối với các trường mầm non cần đảm bảo có nước ẩm để chăm sóc và phục vụ các cháu;
- Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm: đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường;
- Không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét hại; phối hợp cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét;
- Chỉ đạo các trường căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, trong những ngày rét hại, có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Thông báo rõ quy định nghỉ rét tới tất cả các học sinh và phụ huynh qua các phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, qua hệ thống tin nhắn, sổ liên lạc điện tử hoặc qua loa truyền thanh của Nhà trường, của phường, xã, in và có thông báo ngoài cổng trường.
Tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do rét hại đảm bảo đúng quy định; hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán cho các địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai thực hiện phòng, chống rét hại; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
8. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện tích cực phối hợp các ngành chức năng và địa phương cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện kế hoạch và tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, người lao động nâng cao nhận thức về hiệu quả, lợi ích của việc phòng chống rét hại cho người và cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương;
- Theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết, rét hại trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết, chủ động phòng tránh;
- Phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự; chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ban chỉ huy xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các biện pháp chống rét cho người và vật nuôi, cây trồng, thủy sản tại các xã, phường, thị trấn; thành lập các đoàn công tác chủ động kiểm tra, đôn đốc cơ sở và người dân thực hiện công tác phòng, chống rét hại nhất là với các đàn đại gia súc và cơ sở chăn nuôi tập trung ở vùng miền núi, khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa;
- Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ chú ý kết hợp tuyên truyền thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tuyên truyền vận động không dùng bếp than tổ ong để sưởi ẩm trong phòng kín, không đốt sưởi trong rừng… để xảy ra những tai nạn đáng tiếc;
- Tăng cường các biện pháp giữ ấm, chăm sóc và phục vụ học sinh ở các trường bán trú, nội trú. Căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương, chủ động thông báo sớm cho học sinh nghỉ học;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật phòng, chống rét, các việc không được làm khi xảy ra rét hại đối với người; phòng, chống rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Chủ động thu hoạch cây vụ Đông đã đến kỳ thu hoạch, hạn chế ảnh hưởng của rét hại, sương muối, băng tuyết;
- Chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng tại địa phương để xử lý kịp thời các thiệt hại; chỉ đạo thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiệt hại; xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ để khôi phục sản xuất, đảm bảo kịp thời, đúng theo quy định;
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, đảm bảo thông tin, liên lạc thông suốt; khi có thiệt hại về cây trồng, vật nuôi do rét hại, kịp thời báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh năm 2022; trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 910/KH-UBND về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2021
- 3Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả của rét đậm, rét hại đối với cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 3Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 4Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 5Quyết định 12/2019/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 6Kế hoạch 910/KH-UBND về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Chỉ thị 10/CT-UBND triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2021
- 8Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 9Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả của rét đậm, rét hại đối với cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10Kế hoạch 04/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2022
Kế hoạch 33/KH-UBND về phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022
- Số hiệu: 33/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Phạm Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định