- 1Quyết định 22/2006/QĐ-TTg về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Chỉ thị 32/2006/CT-TTg về biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 212/2006/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2007/CT-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN HẾT NĂM 2007
Trong thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và UBND Thành phố Hà Nội, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến cơ sở đã quán triệt và nỗ lực tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính. Từ đó, công tác cải cách hành chính của thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có một số sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã có những kết quả khả quan về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông”, tin học hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính, v.v… Việc giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cải cách đã đáp ứng được yêu cầu công tác và giải quyết tốt hơn yêu cầu của nhân dân, được nhân dân ghi nhận.
Tuy nhiên, nhìn chung công tác cải cách hành chính của thành phố vẫn còn chậm và chưa làm thay đổi về chất trong hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức để phục vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của nhân dân. Như trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, ở một số đơn vị vẫn để không ít thủ tục hành chính được tiếp nhận tại phòng chuyên môn; vẫn còn hiện tượng không nhận hồ sơ vào tất cả các ngày giờ hành chính; phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính quá nhỏ hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn, thậm chí có nơi còn thể hiện sự luộm thuộm, cẩu thả, thiếu văn minh, nghiêm túc; một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và thái độ phục vụ nhân dân, để nhân dân phải kêu ca, phàn nàn, v.v…
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, Chương trình 04-Ctr/TU ngày 10/5/2006 của Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp giai đoạn 2006 – 2010”, Quyết định số 212/2006/QĐ-UB ngày 01/12/2006 của UBND Thành phố về Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2006 – 2010. Trong thời gian từ nay đến hết năm 2007, UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn nghiên cứu, tìm biện pháp, tổ chức thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính sau đây:
I. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA THÀNH PHỐ:
1. Khẩn trương xây dựng và ban hành quyết định thay thế Quyết định 19/2007/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND Thành phố; chỉnh lý, bổ sung cập nhật những nội dung của bộ thủ tục hành chính được ban hành kèm theo Quyết định 19/2007/QĐ-UBND cho phù hợp với các quy phạm pháp luật hiện hành; xây dựng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng danh mục thủ tục hành chính, hoàn thành trong quý II năm 2007.
2. Rà soát kế hoạch đã có, xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin gắn với lộ trình xây dựng “Chính phủ điện tử” của Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2010 và đến 2015.
3. Chỉ đạo, tạo điều kiện cho các quận, huyện nâng cấp nơi làm việc của bộ phận “một cửa”, bảo đảm đủ diện tích làm việc của cán bộ, công chức và xứng đáng là nơi giao tiếp của nhân dân với cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện trang nghiêm, sạch đẹp, thuận tiện, văn minh. Xây dựng hoàn thiện mô hình tin học hóa “một cửa” của UBND Quận Tây Hồ để các quận, huyện cùng áp dụng, hoàn thành bằng được trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, nâng cao chất lượng ở những năm sau.
4. Tháo gỡ khó khăn và chỉ đạo làm bằng được việc bàn giao Cổng Điện tử Hà Nội từ Sở Bưu chính – Viễn thông sang Văn phòng UBND Thành phố trong quý II năm 2007. Chỉ đạo kiện toàn tổ chức, nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật Cổng Điện tử để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nâng cao chất lượng Công báo của UBND Thành phố và ban hành quy định về chế độ công khai hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, những nội dung phải trả lời dân và các doanh nghiệp của các sở, ban, ngành, quận, huyện trên Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội. Chuẩn bị các điều kiện để phát hành bản tin hàng quý về cải cách hành chính của thành phố, hoàn thành trong quý IV năm 2007.
5. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa” đối với các thủ tục hành chính liên thông hiện có. Sơ kết 3 tháng thực hiện thí điểm mô hình này để rút kinh nghiệm, hoàn thiện mô hình; cũng như làm tốt hơn việc thông tin tuyên truyền để công luận, nhân dân hiểu rõ. Mở rộng nghiên cứu, áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” đối với các thủ tục hành chính khác.
6. Xây dựng phương án cải tiến khoán biên chế và chi phí hành chính bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả, hoàn thành phương án vào quý III năm 2007. Tiếp tục thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp.
7. Xây dựng và ban hành quy định về chế độ trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức các đơn vị trong thực thi công vụ, hoàn thành trong quý III năm 2007.
8. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất của thành phố đối với các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn về công tác cải cách hành chính. Có kết luận cụ thể và thực hiện nghiêm túc việc khen – chê và xử lý các cán bộ, công chức có sai phạm sau mỗi cuộc kiểm tra, thanh tra.
9. Làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch. Nghiên cứu xây dựng chương trình, bài giảng để đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, phục vụ cải cách hành chính.
Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức các Sở, ban, ngành, quận, huyện được tham quan, học tập kinh nghiệm cải cách hành chính ở các tỉnh thành trong nước và một số thành phố của các nước trong khối Asean.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, QUẬN, HUYỆN, PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN:
1. Ở mỗi cấp, mỗi ngành, người chịu trách nhiệm chính là Bí thư Cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị phải làm ngay việc đánh giá thực chất tình hình thực hiện cải cách hành chính của đơn vị hiện nay, chỉ rõ cho được những yếu kém hiện có và những giải pháp mạnh để khắc phục, đề ra những nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính năm 2007 sao cho thiết thực, hiệu quả.
2. Thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao những nội dung công việc mà thành phố chỉ đạo (như thực hiện Chỉ thị 32/2006/CT-TTg và Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 04-Ctr/TU của Thành ủy, Quyết định số 212/2006/QĐ-UB của UBND Thành phố và các nhiệm vụ khác), làm chuyển biến cả nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, trong cải cách hành chính, không những làm thật tốt ở đơn vị mình mà còn có trách nhiệm đối với các đơn vị cấp dưới theo sự phân cấp của thành phố.
3. Kiện toàn và duy trì tốt chế độ làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của cấp mình, có sự đầu tư thỏa đáng cả về cơ sở vật chất và sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo ra sự chuyển biến về chất và là điểm nhấn rõ nét về cải cách hành chính trong năm 2007.
4. Tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các đơn vị thuộc cấp mình quản lý, có kết luận khen – chê đúng và nghiêm túc trong việc xem xét, xử lý các cán bộ, công chức sai phạm.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về UBND Thành phố, Ban chỉ đạo CCHC Thành phố và cơ quan thường trực Ban chỉ đạo là Sở Nội vụ.
III. BAN CHỈ ĐẠO CCHC THÀNH PHỐ CÓ NHIỆM VỤ:
1. Cùng với Ban Chủ nhiệm Chương trình CCHC của Thành ủy định kỳ tổ chức giao ban mỗi quý một lần vào 10 ngày đầu quý và giao ban đột xuất khi cần để thống nhất đánh giá tình hình, tìm biện pháp phối hợp chỉ đạo công tác cải cách hành chính của thành phố đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác và yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
2. Xem xét, thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND Thành phố liên quan đến cải cách hành chính để tham mưu, giúp UBND Thành phố ban hành.
3. Phối hợp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính do Thành ủy, UBND Thành phố giao cho.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm của các đơn vị thuộc thành phố trong công tác cải cách hành chính.
IV. SỞ NỘI VỤ, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CCHC THÀNH PHỐ, BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH CCHC THÀNH ỦY CÓ NHIỆM VỤ:
1. Tham mưu, giúp việc UBND Thành phố, Ban chỉ đạo CCHC Thành phố, Ban Chủ nhiệm Chương trình CCHC Thành ủy về việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của thành phố năm 2007 và giai đoạn 2006 – 2010.
2. Tham mưu, đề xuất các nội dung, biện pháp về cải cách hành chính; chủ trì, phối hợp các ngành, các cấp thuộc thành phố xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để cải cách hành chính của thành phố.
3. Tổng hợp tình hình, soạn thảo báo cáo và văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính theo yêu cầu của Thành ủy, UBND Thành phố; Duy trì chế độ báo cáo theo quy định của Ban chỉ đạo CCHC Chính phủ.
4. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về công tác cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các đơn vị khác thuộc thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 22/2006/QĐ-TTg về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Chỉ thị 32/2006/CT-TTg về biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 212/2006/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2013 Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 6674/QĐ-UBND năm 2015 về Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính của các Sở, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020
Chỉ thị 09/2007/CT-UBND về việc tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính trong thời gian từ nay đến hết năm 2007 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 09/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/05/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Quốc Triệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực