Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2006/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 21 tháng 03 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, công tác phòng cháy và chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cơ sở và quần chúng nhân dân có nhiều cố gắng trong việc triển khai các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp nên đã kiềm chế được sự gia tăng về số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Tuy vậy, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra một số vụ cháy, nổ, nhất là cháy rừng gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và trật tự an toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy ở nhiều nơi chưa tốt, công tác phòng cháy, chữa cháy nhiều còn nhiều bất cập, sơ hở và thiếu sót, một số ngành, địa phương, đơn vị cơ sở chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác phòng cháy chữa cháy. Ý thức về phòng cháy, chữa cháy, việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, về quản lý vật liệu nổ công nghiệp của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân còn chưa nghiêm túc...
Để khắc phục những yếu kém nêu trên, thực hiện nghiêm Chỉ thị 02/2006/CT-TTg ngày 23/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, đồng thời tổ chức triển khai các hoạt động tiến tới sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, kỷ niệm 10 năm “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”, 45 năm ngày ban hành “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy”, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện các nội dung sau:
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đẩy mạnh thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp; Chủ động đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, thiếu sót và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường củng cố lực lượng, trang bị phương tiện chữa cháy cần thiết; xây dựng và thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; tổ chức trực, tăng cường tuần tra, canh gác nhất là vào ban đêm và ngoài giờ làm việc, kịp thời khắc phục các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
2. Công an tỉnh, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục Đào tạo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh tăng cường các công tác phổ biến, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy nhằm nâng cao ý thức, kiến thức cho nhân dân, cụ thể:
- Tổ chức phổ biến sâu rộng nội dung cơ bản của Luật Phòng cháy, chữa cháy, các văn bản pháp luật liên quan và kiến thức phòng cháy, chữa cháy.
- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động, gương người tốt việc tốt và các điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy. Kịp thời nhắc nhở, phê bình các tập thể, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc các quy định phòng cháy, chữa cháy, quản lý vật liệu nổ.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị cơ sở chuẩn bị nội dung và tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 45 năm ngày ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”. Khi sơ kết cần rà soát các nội dung quy định trong Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản pháp quy khác về công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý vật liệu nổ; xác định rõ những việc làm được, chưa làm được; kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị và cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy để rút bài học kinh nghiệm, từ đó xây dựng Đề án hoạch định về công tác phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2006 - 2010 phù hợp với tình hình, đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ quan, đơn vị và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục rà soát, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy; kết hợp giữa hội thi, hội thao nghiệp vụ kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy với việc tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Việc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy phải tiến hành từ cấp cơ sở và hoàn thành trước tháng 9 năm 2006.
4. Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các chủ đầu tư... khi lập dự án quy hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng và các công trình khác phải phối hợp Công an tỉnh thực hiện nghiêm túc chế độ thẩm định duyệt thiết kế, trang thiết bị an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định, đảm bảo các điều kiện phòng cháy, chữa cháy về khoảng cách an toàn, lối thoát nạn, giao thông, nguồn nước, hệ thống thông gió, thoát khói, hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình.
5. Công an tỉnh chủ trì xây dựng Đề án nâng cao năng lực của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2006 - 2010 trình Bộ Công an, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung lực lượng, sửa chữa, thay thế và trang bị mới phương tiện dụng cụ chữa cháy nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chủ động phối hợp các ngành chức năng tổ chức kiểm tra toàn diện công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa trọng điểm có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ. Thông qua công tác kiểm tra phát hiện những sơ hở, thiếu sót để hướng dẫn cơ sở khắc phục kịp thời không để cháy, nổ xảy ra. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
- Hướng dẫn việc tổ chức sơ kết ở các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị cơ sở và chuẩn bị nội dung tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”.
6. Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp; Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng. Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
7. Đề nghị các Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy.
8. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phải triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
Giao Công an tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung Chỉ thị và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo về Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3Quyết định 61/2016/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Chỉ thị 02/1999/CT-UB về tăng cường biện pháp thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Chỉ thị 02/2006/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy năm 1961
- 4Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 5Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế
- 6Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hải Dương ban hành
- 7Quyết định 61/2016/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Chỉ thị 02/1999/CT-UB về tăng cường biện pháp thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 07/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 07/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/03/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra