Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2006/CT-UBND | Đà Lạt, ngày 13 tháng 6 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN PHÁ RỪNG LÀM RẪY, KHAI THÁC RỪNG TRÁI PHÉP.
Từ cuối năm 2005 đến nay, tình hình phá rừng làm rẫy xảy ra nghiêm trọng ở một số các địa phương trong tỉnh như: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Lâm Hà, … và khai thác rừng trái phép tại một số trọng điểm giáp ranh với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đặc biệt là phá rừng làm rẫy với đối tượng vi phạm là đồng bào dân tộc, việc ngăn chặn và xử lý kém hiệu quả. Tình trạng trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương cấp cơ sở thực hiện chưa được nghiêm túc, đầy đủ; hạn chế trong việc quản lý đất đai và quản lý nhân hộ khẩu, dẫn đến việc mua bán, sang nhượng đất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một số đối tượng lợi dụng tạm trú để hoạt động khai thác, phá rừng trái phép.
- Việc xử lý vi phạm và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng vi phạm là đồng bào dân tộc thiểu số, di dân tự do từ các địa phương khác, dân nghèo gặp nhiều khó khăn, không khả thi, ít có tác dụng răn đe. Thậm chí có nơi còn để tồn đọng kéo dài nhiều năm mà không có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra.
- Tình trạng gia tăng dân số, nạn di dân tự do vẫn còn; mặt khác trong những năm gần đây giá cả một số mặt hàng nông sản gia tăng tương đối ổn định đã làm cho tình hình phá rừng làm nương rẫy ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương và chủ rừng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn nạn phá rừng nhiều nơi chưa được chặt chẽ, kịp thời; có nơi làm chưa hết trách nhiệm hoặc chỉ làm mang tính đối phó, xử lý tình huống còn lúng túng, kéo dài làm cho vụ việc thêm phức tạp.
Để khắc phục những nguyên nhân tồn tại, yếu kém nêu trên, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 12), nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 08), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ thị các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
1. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các ngành chức năng tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 08; chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, không vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
2. Tổ chức lực lượng kiểm tra, truy quét.
Kiện toàn lại tổ chức các Ban chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 12), Đội thường trực kiểm tra truy quét thực hiện Chỉ thị 12 (sau đây gọi tắt là Đội 12) của tỉnh và cấp huyện để triển khai thực hiện truy quét những tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Trong năm 2006, tập trung truy quét dứt điểm các trọng điểm phá rừng làm rẫy tại các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Lâm Hà; khai thác rừng trái phép tại vùng giáp ranh với các tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, Đồng Nai; nạn mua bán sử dụng lâm sản trái phép, kinh doanh động vật rừng xảy ra trên các địa bàn huyện Đức Trọng, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt.
3. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc, để ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng, cho thuê trái phép quyền sử dụng đất trong vùng đồng bào dân tộc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; tổ chức kiểm tra, di chuyển số dân di cư tự do đang cư trú trái phép tại các khu rừng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh đến những khu đã được quy hoạch bố trí đất sản xuất theo chương trình hỗ trợ của Nhà nước.
4. Chi cục Kiểm lâm (cơ quan thường trực của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 12 và Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ):
- Tổ chức lực lượng gồm các thành phần: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng tăng cường kiểm tra, truy quét tại các trọng điểm phá rừng, khai thác rừng trái phép; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị của tỉnh giáp ranh để truy quét và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
- Tham mưu UBND các cấp tăng cường hoạt động và duy trì họp Ban Chỉ đạo 12 ở từng cấp theo định kỳ (cấp huyện mỗi thánng họp 01 lần, tỉnh 03 tháng họp 01 lần, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức họp đột xuất để giải quyết kịp thời tình hình khẩn cấp phát sinh).
- Nâng cao năng lực hoạt động Kiểm lâm địa bàn, để tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm xử lý, hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm, dứt điểm vác vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy định của pháp luật; giải toả toàn bộ cây trồng và các công trình trái phép trên diện tích đất rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép.
- Căn cứ chỉ đạo của Cục Kiểm lâm, lập phương án nuôi, huấn luyện, trang bị chó nghiệp vụ cho các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động để phục vụ công tác bảo vệ rừng, tăng thêm biện pháp phòng chống người thi hành công vụ và trấn áp bọn tội phạm vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm và UBND cấp huyện khẩn trương hoàn thành việc rà soát, quy định ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1086/UBND ngày 03/3/2006 về việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng; triển khai việc thực hiện giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên; đôn đốc, hướng dẫn các Lâm trường hoàn thành các phương án chuyển Lâm trường thành Công ty Lâm nghiệp gửi sở, ngành chức năng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện; kiện toàn về tổ chức, bộ máy của các Lâm trường (Công ty Lâm nghiệp), Ban Quản lý rừng nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
6. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền vận động; điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, các đối tượng chống người thi hành công vụ và các đối tượng lôi kéo, kích động đồng bào phá rừng và khai thác rừng trái phép.
Công an tỉnh ngưng cấp giấp phép sử dụng các loại súng săn, và thu hồi những giấy phép đã cấp, không cho phép lưu hành sử dụng; xây dựng kế hoacïh tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, công cụ để săn bắt động vật hoang dã; xử lý kiên quyết những đối tượng cố tình lưu giữ, tiếp tục sử dụng những loại vũ khí, công cụ trái phép để săn bắt động vật hoang dã.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên tăng cường lực lượng hỗ trợ cho các đơn vị chủ rừng thuộc quân đội quản lý, tổ chức hành quân dã ngoại tại các trọng điểm phá rừng và khai thác rừng trái phép giáp ranh với các tỉnh để hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng phát hiện và ngăn chặn vi phạm xảy ra.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý những trường hợp mua bán, chuyển nhượng và cho thuê đất trái phép; đồng thời phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại những diện tích rừng và đất rừng chưa giao Lâm trường, Ban Quản lý rừng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để tham mưu cho UBND các cấp giao cho các tổ chức, cá nhân nhận quản lý, bảo vệ và phát triển theo quy định.
8. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối đảo bảo kinh phí để thực hiện chỉ thị này.
9. Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng các đơn vị Quản lý rừng; Hạt trưởng các Hạt Kiểm lâm; Chủ tịch UBND cấp xã phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước cấp ủy Đảng cùng cấp và Thủ trưởng cơ quan cấp trên về những thiệt hại tài nguyên rừng xảy ra trên địa bàn quản lý, ngoài ra tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ngành chức năng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Chi cục Kiểm lâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ hàng tháng, năm có báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện và tham mưu, đề xuất giải pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 398/2011/QĐ-UBND quy định mức bồi dưỡng cho người được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng; vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ do Tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định số 1117/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt mức chi thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 17/2013/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đưa người, phương tiện vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Chỉ thị 50/1998/CT-UB về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 287/TTg tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2006 quy định mức hỗ trợ cho cán bộ xã, thôn, lực lượng dân quân tự vệ tham gia kiểm tra, truy quét xử lý, ngăn chặn chặt phá, khai thác rừng trái phép tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 85/2016/QĐ-UBND Quy định xử lý trách nhiệm trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi lấn, chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 2Chỉ thị 50/1998/CT-UB về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 287/TTg tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Quyết định 304/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 08/2006/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Chỉ thị 12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 398/2011/QĐ-UBND quy định mức bồi dưỡng cho người được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 7Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng; vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ do Tỉnh Bình Định ban hành
- 8Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định số 1117/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt mức chi thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 10Quyết định 17/2013/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đưa người, phương tiện vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2006 quy định mức hỗ trợ cho cán bộ xã, thôn, lực lượng dân quân tự vệ tham gia kiểm tra, truy quét xử lý, ngăn chặn chặt phá, khai thác rừng trái phép tỉnh Bắc Kạn
- 12Quyết định 85/2016/QĐ-UBND Quy định xử lý trách nhiệm trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi lấn, chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp ngăn chặn phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 07/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/06/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra