- 1Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2Luật Hộ tịch 2014
- 3Nghị quyết 122/2014/NQ-HĐND quy định nội dung chi, mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về quy định ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Phú Yên, ngày 27 tháng 3 năm 2018 |
CHỈ THỊ
CHẤN CHỈNH NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện công tác tư pháp, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: Chưa chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát, tham mưu xử văn bản quy phạm pháp luật, nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chưa đúng quy trình, chất lượng còn thấp; công tác pháp chế chưa được chú trọng, hiệu quả chưa cao; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phương hoạt động chưa hiệu quả; công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, chứng thực của UBND cấp xã còn nhiều sai sót; công tác giám định tư pháp có mặt còn hạn chế; việc phát triển tổ chức hành nghề luật sư, công chứng chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra...
Để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời để nâng cao chất lượng công tác tư pháp trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh:
- Thực hiện nghiêm việc bố trí công chức làm công tác pháp chế chuyên trách theo biên chế đã được UBND tỉnh giao, đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ. Đối với các sở đang phân công kiêm nhiệm phải thực hiện xong việc bố trí công chức chuyên trách trong Quí III/2018.
- Chủ động kiểm tra, rà soát, tham mưu xử lý văn bản thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kịp thời tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo nhiệm vụ được văn bản Trung ương giao, không để ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật ở địa phương.
- Phân công người có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm, am hiểu sâu trong lĩnh vực chuyên môn để làm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật và soạn thảo văn bản; chấm dứt tình trạng tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng thực hiện không đúng quy trình, quy định của pháp luật.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám định tư pháp theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1852/UBND-NC ngày 11/5/2015 về thời gian giám định và kết quả giám định.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp-Hộ tịch cấp xã đúng tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch và Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 của UBND tỉnh ban hành quy định các ngành đào tạo phù hợp với các chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; hạn chế việc thay đổi công chức Tư pháp - Hộ tịch để đảm bảo tính ổn định, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
- Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và mạng lưới tổ hòa giải, đội ngũ hòa giải viên ở địa phương để nâng cao năng lực, hiệu quả tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện hòa giải ở cơ sở.
- Hằng năm, cân đối kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của công tác tư pháp địa phương; quan tâm bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở theo Nghị quyết số 122/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Sở Tư pháp:
- Chủ động trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh và UBND tỉnh, đảm bảo văn bản ban hành phải đúng quy định, có tính khả thi.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản để kịp thời tham mưu xử lý những văn bản đã hết hiệu lực, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thực hiện tốt vai trò cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, tham mưu cho UBND tỉnh và Hội đồng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp; có giải pháp phù hợp để phát triển các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng theo đề án đã được phê duyệt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cấp, các ngành nhất là những ngành, địa phương và lĩnh vực công tác còn nhiều hạn chế.
- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này cho Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định.
4. Sở Nội vụ:
Kiểm tra việc thực hiện bố trí biên chế công chức làm công tác pháp chế chuyên trách tại các sở theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác Tư pháp-Hộ tịch của các địa phương, đảm bảo số lượng và tiêu chuẩn theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 622/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 667/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 512/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 4Kế hoạch 694/KH-UBND về kiểm tra công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018
- 5Kế hoạch 126/KH-UBND về công tác tư pháp trọng tâm năm 2018 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6Quyết định 01/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp tỉnh Bình Định năm 2019
- 1Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2Luật Hộ tịch 2014
- 3Nghị quyết 122/2014/NQ-HĐND quy định nội dung chi, mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về quy định ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Kế hoạch 622/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 667/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 512/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Kế hoạch 694/KH-UBND về kiểm tra công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018
- 9Kế hoạch 126/KH-UBND về công tác tư pháp trọng tâm năm 2018 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 10Quyết định 01/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp tỉnh Bình Định năm 2019
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh những hạn chế trong công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/03/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Hoàng Văn Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực