Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9/CT-UBND | Thái Nguyên, ngày 19 tháng 5 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
Những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy đã có nhiều chuyển biến tích cực, trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu cơ sở được đề cao; lực lượng chữa cháy cơ sở, dân phòng và lực lượng chữa cháy chuyên ngành không ngừng lớn mạnh, đã chủ động phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời, hạn chế thiệt hại do cháy nổ gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian tới, kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư lớn vào Thái Nguyên, bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế- xã hội là tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.
Để nghiêm túc thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… trên địa bàn tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về Luật Phòng cháy và chữa cháy, các quy định của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tập trung tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy trong việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, thắp hương thờ cúng trong khu vực dân cư, chợ, trung tâm thương mại…
2. Thành lập ngay Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở những cơ quan, đơn vị chưa có Ban chỉ đạo; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các cấp; thành lập các đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên ngành và duy trì hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường kiểm tra nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… có nhiều nguy cơ cháy, nổ, tai nạn chấp hành nghiêm các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác trong những ngày nghỉ, ngày lễ, tết, ngoài giờ làm việc; tổ chức cho các hộ ký cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, nhất là các hộ kinh doanh, hoạt động dịch vụ tại các chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở có nhiều nguy hiểm về cháy nổ.
4. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tăng cường vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy, lấy kết quả công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một tiêu chí bình xét cơ quan, đơn vị và gia đình văn hoá. Mỗi đơn vị cấp huyện tập trung chỉ đạo xây dựng từ 5 đến 10 đơn vị điểm cấp xã về phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn địa bàn. Phấn đấu năm 2015 toàn tỉnh có 70%, năm 2020 có 100% đơn vị cấp xã có đội dân phòng; năm 2015 có 80%, năm 2020 có 100% cơ quan, đơn vị có đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở.
Hàng năm tổ chức các hoạt động hưởng ứng “ Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 4/10” với nội dung phong phú, thiết thực phù hợp với tính chất, đặc điểm ngành nghề, khu vực, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… nhằm cổ vũ động viên phong trào và nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của các tầng lớp nhân dân; biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
5. Công an tỉnh là đơn vị thường trực, làm nòng cốt trong công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, nghành, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp… thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đề ra các giải pháp phòng ngừa và kịp thời cứu chữa khi có cháy, nổ xảy ra.
Theo dõi, quản lý hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, dân phòng và chuyên ngành; phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất tăng cường trang bị phương tiện, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng trang, thiết bị cho lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, dân phòng và chuyên ngành.
Khảo sát, xây dựng các phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phương án huy động nhiều lực lượng phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; tổ chức thực tập các tình huống chữa cháy chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để xử lý chính xác, kịp thời, có hiệu quả khi có tình huống xảy ra.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Phối hợp với Công an tỉnh đề xuất UBND tỉnh cân đối ngân sách để mua sắm, bổ sung trang bị, phương tiện chữa cháy cần thiết cho lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp và lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở để chủ động phòng ngừa và hạn chế thiệt hại về cháy nổ xảy ra trên địa bàn.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện luật Phòng cháy và chữa cháy, tích cực tham gia phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy, tham gia các đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, dân phòng, đội chữa cháy chuyên ngành tại cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác, học tập và cư trú./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 319/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015
- 2Chỉ thị 06/2015/CT-UBND triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Chỉ thị 1634/CT-TTg năm 2010 về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 319/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015
- 4Chỉ thị 06/2015/CT-UBND triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ thị 9/CT-UBND năm 2014 về tăng cường xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- Số hiệu: 9/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/05/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Dương Ngọc Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra