- 1Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Nghị định 55/2001/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
- 3Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ hướng dẫn thi hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy cập internet, dịch vụ kết nối internet và dịch vụ ứng dụng internet trong bưu chính viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 1Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:06/2005/CT-UBND | Phan Thiết, ngày 16 tháng 9 năm 2005 |
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của mạng viễn thông, công nghệ thông tin nói chung và internet phát triển mạnh mẽ, đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và sinh hoạt. Tuy nhiên, tình hình quản lý khai thác, sử dụng internet và kinh doanh dịch vụ internet trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn nhiều bất cập, chưa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động internet. Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan chưa được triển khai rộng rãi, ý thức trách nhiệm của người kinh doanh, người sử dụng chưa cao.
Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ; Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục Bưu điện (nay Bộ Bưu chính - Viễn thông); Thông tư Liên tịch số 02/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/7/2005 của Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, UBND Tỉnh yêu cầu các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cấ nhân triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, cung cấp và sử dụng Intrenet trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực internet:
a) Sở Bưu chính - Viễn thông:
- Là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động Internet tại Bình Thuận; có nhiệm vụ điều hòa, phối hợp công tác quản lý Nhà nước về Internet của các Sở, Ban, Ngành và làm đầu mối trong hoạt động phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan đóng trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, xử lý thông tin báo cáo về lĩnh vực thông tin trên Internet của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các Ngành có liên quan xây dựng và trình UBND Tỉnh phê duyệt kế hoạch liên ngành để thanh tra trong hoạt động Internet trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp liên ngành về công tác quản lý hoạt động Internet trong tỉnh theo quy định;
- Tham mưu UBND Tỉnh về chiến lược, chính sách phát triển Internet, các dịch vụ có liên quan Internet và có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong hoạt động Internet trong tỉnh;
- Đề xuất với UBND Tỉnh và phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển sử dụng Internet;
- Tổ chức và quản lý hệ thống Đại lý Internet gián tiếp và trực tiếp trên địa bàn toàn tỉnh để cung cấp cho người sử dụng dịch vụ Internet và các điểm (cơ sở) kinh doanh dịch vụ Internet công cộng. Xây dựng Quy chế hoạt động của Đại lý đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động Internet tại Bình Thuận theo quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư 02/2005/TTLT-BBCVT-VHTT-BCA-KHĐT ngày 14/7/2005 của Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
b) Sở Văn hóa – Thông tin
- Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về nội dung thông tin trong hoạt động Internet trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Tham gia các đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra trong hoạt động Internet trong địa bàn Tỉnh theo thẩm quyền; đồng thời thường xuyên chỉ đạo thanh tra chuyên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời để xử lý hoặc đề nghị xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng dịch vụ internet.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền một cách rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng internet và kinh doanh dịch vụ internet nhằm nâng cao nhận thức đối với việc khai thác thông tin lành mạnh, phòng tránh những thông tin độc hại trên Internet;
- Hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp phép cung cấp thông tin trên Internet; việc thiết lập trang điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và đề nghị Bộ Văn hóa – Thông tin xem xét cấp phép;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng hoặc đề xuất với UBND Tỉnh các biện pháp để xử lý ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về văn hóa – thông tin trên Internet;
- Xử lý các hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Thông tư 02/2005/TTLT-BBCVT-VHTT-BCA-KHĐT ngày 14/7/2005 của Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định khác theo thẩm quyền;
- Tổ chức thi hành các quyết định xử lý vi phạm của Bộ Văn hóa – Thông tin và của UBND Tỉnh; thu hồi các giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang điện tử trên Internet theo ủy nhiệm của Bộ Văn hóa – Thông tin trong trường hợp các cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet.
c) Sở Giáo dục – Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng và trình UBND Tỉnh ban hành quy định về quản lý việc sử dụng Internet trong các trường học;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ Internet trong trường học;
- Xây dựng và trình UBND Tỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển Internet trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
d) Công an Tỉnh:
- UBND Tỉnh giao Công an Tỉnh là cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an xử lý thông tin nghiệp vụ về Internet trong tỉnh; đề xuất, phối hợp thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong hoạt động Internet theo quy định của Bộ Công an; là cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc đảm bảo an ninh thông tin trong hoạt động Internet, có quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát thông tin trên Internet theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu cho UBND Tỉnh về biện pháp đảm bảo an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trên Internet trong tỉnh theo đúng luật định;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn các chủ thể cung cấp dịch vụ Internet triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong hoạt động Internet theo đúng quy định hiện hành;
- Hướng dẫn các chủ thể cung cấp dịch vụ Internet thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy tại các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
- Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm liên quan đến an ninh thông tin theo quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet.
- Tổ chức, phổ biến và hướng dẫn cơ quan Công an thành phố và các huyện về phối hợp thực hiện công tác quản lý trong hoạt động Internet tại địa phương;
e) UBND các huyện, thành phố:
- Tổ chức thực hiện, quản lý Nhà nước trong họat động Internet tại địa phương theo thẩm quyến; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện quy định này;
- Kiểm tra việc thực hiện Thông tư 02/2005/TTLT-BBCVT-VHTT-BCA-KHĐT ngày 14/7/2005 của Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng tại địa phương;
- Chỉ đạo các Ngành chức năng phối hợp tăng cường tổ chức kiểm tra việc khai thác, sử dụng internet, cấp phép kinh doanh dịch vụ internet trên địa bàn mình quản lý. Có biện pháp phòng chống việc chuyển tải thông tin xấu trên mạng.
- Hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động Internet tại địa phương
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh trong hoạt động Internet;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và đột xuất về tình hình hoạt động Internet tại địa phương theo yêu cầu của Sở Bưu chính - Viễn thông và Sở Văn hóa – Thông tin.
g) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh trong hoạt động Internet.
h) Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh: Có trách nhiệm phối hợp với địa phương, cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng những quy định pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và quản lý khai thác, sử dụng internet cho mọi tầng lớp nhân dân.
i) Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể Tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động Internet theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức cuộc họp liên Ngành:
Sở Bưu chính - Viễn thông chủ trì tổ chức cuộc họp giao ban liên ngành định kỳ 03 thang một lần, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức họp đột xuất. Thành phần dự họp bao gồm người đại diện có trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Bưu chính - Viễn Thông, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Giáo dục và Đạo tạo, Công an Tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Đối với việc kinh doanh internet công cộng:
- Chủ đại lý hoặc người được chủ đại lý giao trách nhiệm điều hành hoạt động của đại lý phải có trình độ chuyên môn về tin học theo chuẩn quy định, đồng thời phải được tập huấn, bồi dưỡng để nắm vững kiến thức pháp luật và am hiểu về kinh doanh dịch vụ internet, có hộ khẩu thường trú tại huyện, thành phố nơi đăng ký làm đại lý.
- Phải kịp thời báo cáo cho cơ quan công an địa phương nơi điểm dịch vụ trú đóng khi phát hiện những vấn đề nghi vấn về an ninh quốc gia trong kinh doanh dịch vụ internet công cộng; chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước khi có yêu cầu.
- Các điểm kinh doanh dịch vụ internet công cộng phải ký hợp đồng đại lý với các nhà cung cấp dịch vụ internet, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý khách hàng khai thác dịch vụ và trao đổi thông tin trên mạng. Niêm yết công khai Quy chế hoạt động dịch vụ internet công cộng do Bưu điện tỉnh cung cấp để bảo đảm việc chấp hành các quy định của nhà nước khi sử dụng dịch vụ internet.
- Bảo đảm kỹ thuật đáp ứng nhu cầu truy cập internet của khách hàng và có đủ trang thiết bị đảm bảo các phương tiện phòng chống cháy nổ theo quy định.
4. Đối với người sử dụng, truy cập internet:
Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về khai thác và sử dụng internet. Không được truy cập khai thác, truyền bá những thông tin, tài liệu có nội dung đồi trụy, phản động, không được sử dụng dịch vụ internet cho các hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 13/2003/CT-UBBT ngày 29/5/2003 của UBND Tỉnh.
UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung Chỉ thị này. Giao Sở Bưu chính - Viễn thông theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân biết và chấp hành các nội dung của Chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND Tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn số 2331/UBND-NC về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ Internet do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 38/2009/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh đại lý internet trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng Internet công cộng trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 216/2005/QĐ-UBND Quy định một số nội dung về quản lý đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 6Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 7Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Chỉ thị 13/2003/CT-UBBT về tăng cường công tác quản lý khai thác, sử dụng internet và kinh doanh dịch vụ internet công cộng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Chỉ thị 13/2003/CT-UBBT về tăng cường công tác quản lý khai thác, sử dụng internet và kinh doanh dịch vụ internet công cộng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Nghị định 55/2001/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
- 3Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ hướng dẫn thi hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy cập internet, dịch vụ kết nối internet và dịch vụ ứng dụng internet trong bưu chính viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 4Công văn số 2331/UBND-NC về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ Internet do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Chỉ thị 38/2009/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh đại lý internet trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng Internet công cộng trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 216/2005/QĐ-UBND Quy định một số nội dung về quản lý đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chỉ thị 06/2005/CT-UBND tiếp tục tăng cường công tác quản lý khai thác, sử dụng internet và kinh doanh dịch vụ internet công cộng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 06/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/09/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/09/2005
- Ngày hết hiệu lực: 14/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực