Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92/2001/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm1999;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh vận tải khách, vận tải hàng bằng ô tô trên hệ thống đường bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi chung là kinh doanh vận tải bằng ô tô.
1. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến kinh doanh vận tải bằng ô tô mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.
Điều 3. Ngành nghề kinh doanh vận tải bằng ô tô có điều kiện
Kinh doanh vận tải bằng ô tô có điều kiện bao gồm các ngành nghề sau:
1. Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định;
2. Kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt;
3. Kinh doanh vận tải khách bằng taxi;
4. Kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng;
5. Kinh doanh vận tải hàng.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Kinh doanh vận tải bằng ô tô" là việc sử dụng xe ô tô để vận tải khách, vận tải hàng có thu tiền.
2. "Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định" là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến có xác định bến đi, bến đến và xe chạy theo lịch trình, hành trình quy định.
3. "Kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt" là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định trong nội, ngoại thành phố, thị xã; có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
4."Kinh doanh vận tải khách bằng taxi" là kinh doanh vận tải bằng ô tô không theo tuyến cố định, thời gian và hành trình theo yêu cầu của khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền.
5. "Kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng" là kinh doanh vận tải bằng ô tô không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người thuê vận tải và người vận tải.
6. "Kinh doanh vận tải hàng" là việc sử dụng xe ôtô để vận tải hàng có thu tiền.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ
Điều 5. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh theo ngành nghề quy định tại
2. Ô tô sử dụng để vận tải phải bảo đảm điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới quy định tại Điều 48 Luật Giao thông đường bộ và bảo đảm niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này;
3. Ô tô có ghi tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải phía bên ngoài cửa xe;
4. Có đăng ký giá cước với cơ quan quản lý giá địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Ban Vật giá Chính phủ, niêm yết công khai và thực hiện không vượt quá giá cước đã đăng ký. Giá cước kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định
Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đủ điều kiện quy định tại
2. Là doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
3. Có đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Ô tô có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:
a) Cự ly trên 300 Km:
- Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở khách;
- Không quá 12 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
b) Cự ly từ 300 Km trở xuống:
- Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách;
- Không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Có đăng ký với cơ quan quản lý giao thông vận tải địa phương;
3. Ô tô có từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 4461-87;
4. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại
5. Thực hiện giá cước theo quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 8. Điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng taxi
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách bằng taxi phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Ô tô taxi không quá 8 ghế (kể cả ghế người lái), có đồng hồ tính tiền theo Km lăn bánh, có hộp đèn với chữ "TAXI" hoặc "Meter TAXI" gắn trên nóc xe;
3. Ô tô taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm;
4. Có đăng ký màu sơn của xe, biểu trưng của doanh nghiệp và số điện thoại giao dịch với khách;
5. Người lái xe taxi phải được tập huấn về nghiệp vụ giao tiếp và phục vụ vận tải khách do Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam tổ chức và cấp giấy chứng nhận.
Điều 9. Điều kiện kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Khi xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản ghi rõ thời gian, điểm đi, điểm đến, số lượng khách, giá cước và tuyến đường xe chạy;
3. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại
4. Trong quá trình vận tải có biển "xe hợp đồng" ở kính xe phía trước.
Điều 10. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đủ điều kiện quy định tại
2. Ôtô sử dụng để vận tải hàng phải bảo đảm điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới quy định tại Điều 48 Luật Giao thông đường bộ;
3. Có ôtô phù hợp với yêu cầu bảo quản, vận chuyển khi nhận vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguy hiểm.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách bằng ô tô
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có trách nhiệm:
1. Chấp hành thể lệ vận tải khách đường bộ và các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ;
2. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định còn có trách nhiệm:
a) Bố trí đủ xe hoạt động vận tải và đúng tuyến đường đã đăng ký;
b) Thực hiện đúng lịch trình, hành trình trên từng tuyến;
c) Đưa ô tô vào đón, trả khách tại các bến xe khách và các điểm dọc đường đã được công bố.
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô có trách nhiệm:
1. Chấp hành thể lệ vận tải hàng hoá đường bộ và các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ;
2. Chấp hành quy định riêng về vận tải, xếp dỡ, bảo quản hàng nguy hiểm, hàng siêu trường, siêu trọng;
3. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
KIỂM TRA, THANH TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc chấp hành quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan tới vận tải đối với các ngành nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Việc tiến hành kiểm tra, thanh tra tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 3 Nghị định này có quyền khiếu nại, tố cáo lên cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về việc cơ quan nhà nước, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Các tổ chức, cá nhân hiện đang kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 3 Nghị định này phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh theo quy định trong vòng 120 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện khai thác trên các tuyến vận tải ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và vận tải khách bằng xe buýt để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 3Luật hợp tác xã 1996
- 4Luật Doanh nghiệp 1999
- 5Luật Giao thông đường bộ 2001
- 6Chỉ thị 27/2002/CT-BGTVT thực hiện Nghị định 92/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Chỉ thị 01/2004/CT-TTg về chấn chính hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 7472/VPCP-KTN năm 2013 tình hình hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình và quy định về kinh doanh vận tải hành khách do Văn phòng Chính phủ ban hành
Nghị định 92/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
- Số hiệu: 92/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/12/2001
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 26/12/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra