Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 05 tháng 3 năm 2024 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊM CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT
Thực hiện Chỉ thị số 1296/CT-BNN-TY ngày 26/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật. Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật như Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 về phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại. Tuy nhiên, đến nay tình hình bệnh Dại vẫn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, cụ thể: năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh Dại tại 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022), nhiều nhất là tại các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên; tính riêng từ ngày 01/01 đến ngày 20/02/2024, cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh, thành phố và 18 ca tử vong trên người do bệnh Dại ở 14 tỉnh, thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023), số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới gần 70.000 người (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023).
Tại tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 01/01/2024 đến ngày 26/02/2024: Dịch bệnh Dại trên chó đã phát sinh và tiêu huỷ 6 con chó mắc bệnh và nghi mắc bệnh Dại tại 02 xã Ea Ktur và Ea Hu thuộc huyện Cư Kuin. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, có 04 trường hợp người chết nghi do mắc bệnh Dại (tại huyện Krông Pắc: 03 người, huyện Krông Búk: 01 người), các trường hợp tử vong đều do chủ quan không đi tiêm phòng vắc xin Dại sau khi bị chó cắn. Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người trong thời gian tới là rất cao.
Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng là do: (i) Một số địa phương chưa quản lý được đàn chó, mèo (chưa thống kê chính xác số lượng đàn chó, mèo; chó thả rông còn phổ biến, đặc biệt là các tại các vùng nông thôn); (ii) Công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo chưa đạt hiệu quả (tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại còn thấp, năm 2023 chỉ đạt trung bình hơn 37% tổng đàn chó, mèo toàn tỉnh); (iii) Công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại chưa thường xuyên, liên tục, chưa hiệu quả; (iv) Vi rút Dại còn lưu hành trên động vật; (v) Chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định; (vi) Việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; (vii) Hệ thống thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, công việc vất vả, phụ cấp thấp, trong khi đó địa bàn quản lý rộng (viii) Nhận thức của một bộ phận người dân về mức độ nguy hiểm và các quy định về phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; (ix) Phối hợp liên ngành, nhất là ngành Thú y, ngành Y tế và chính quyền ở một số địa phương còn rất hạn chế.
Để khẩn trương kiểm soát các ổ dịch bệnh Dại trên động vật đang xảy ra, phòng ngừa các ổ dịch mới phát sinh và lây lan, từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030 và Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; trong đó chú trọng các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát bệnh Dại theo mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Dại tại các địa phương, tham mưu triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại trên động vật.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về Thú y tăng cường phối hợp với cơ quan Y tế trong việc thực hiện giám sát bệnh Dại, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch. Tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại trên động vật phải được lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm Thú y có thẩm quyền để xét nghiệm bệnh Dại.
- Rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các chương trình, kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trong năm 2024 và các năm tiếp theo để bảo đảm phù hợp, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả cao các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh Dại. Xây dựng, cung cấp nội dung tuyên truyền hỗ trợ cho các địa phương tuyên truyền qua Đài phát thanh các cấp.
2. Sở Tài chính
Tham mưu bố trí các nguồn lực, kinh phí để triển khai kịp thời, có hiệu quả, đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 2518/QĐ-UBND ngày 24/11/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024.
3. Sở Y tế
Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phối hợp giữa ngành Y tế và Nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại; phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức biểu dương, phê bình các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt trong công tác phòng, chống bệnh Dại.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 15/05/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại; Quyết định số 2518/QĐ-UBND ngày 24/11/2023 về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024. Người đứng đầu UBND các cấp chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
- Chỉ đạo chính quyền cơ sở và các cơ quan chuyên môn tại địa phương tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn. Tiến hành tiêm phòng mới và tiêm phòng bổ sung đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 70% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo để hoàn thành mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030. Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nuôi.
- Tăng cường công tác quản lý chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tăng cường công tác truyền thông về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh Dại động vật trong cộng đồng dân cư, trường học, người chăn nuôi, giết mổ chó, mèo và các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức phù hợp.
- Chỉ đạo thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo UBND huyện, UBND xã làm Trưởng đoàn và các đơn vị chuyên môn như Thú y, Y tế, phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế) đi kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại các địa phương có nguy cơ cao.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị này; kết quả thực hiện báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp quản lý, chỉ đạo kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2023 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6Kế hoạch 2964/KH-UBND năm 2024 phòng, chống bệnh Dại ở người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2024-2030
- 7Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Luật thú y 2015
- 4Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2023 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2023 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2023 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Thái Bình ban hành
- 11Chỉ thị 1296/CT-BNN-TY năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Kế hoạch 2964/KH-UBND năm 2024 phòng, chống bệnh Dại ở người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2024-2030
- 13Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 14Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2024 thực hiện nghiêm biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Nguyễn Thiên Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra