Hệ thống pháp luật

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/BC-BXD

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023

 

BÁO CÁO BỔ SUNG

VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN,  QUY CHUẨN KỸ THUẬT XÂY DỰNG”

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” (sau đây gọi tắt là Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 09/2/2018; Trên cơ sở các báo cáo kết quả thực hiện Đề án 198 của các bộ, ngành, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 về kết quả thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo số 143).

Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ; Theo Phiếu báo số 1259/PB-VPCP ngày 02/6/2023 của Văn phòng Chính phủ, Bộ xây dựng đã có văn bản số 2435/BXD-KHCN ngày 13/6/2023 gửi tới các Bộ chuyên ngành quản lý công trình xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để lấy ý kiến đối với Báo cáo số 143. Đến nay, Bộ Xây dựng đã nhận được ý kiến góp ý của 11 Bộ và 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng hợp ý kiến và tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành được trình bày tại Phụ lục kèm theo Báo cáo này.

Qua tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ chuyên ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Xây dựng rà soát, bổ sung một số nội dung đối với Báo cáo số 143 như sau:

1. Về việc cập nhật, bổ sung một số ý kiến của bộ, ngành:

- Tại “Mục II.2. Biên soạn, soát xét, sửa đổi hệ thống quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” cập nhật, bổ sung một số nội dung như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hủy bỏ 03 QCVN tại Thông tư số 14/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2022, bao gồm: QCVN 04-01: 2010/BNNPTNT Thành phần, nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thuỷ lợi; QCVN 04-02:2010/BNNPTNT Thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thuỷ lợi; QCVN 04-04:2012/BNNPTNT Công trình thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Yêu cầu kỹ thuật. Ban hành 01 tại Thông tư số 29/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 QCVN 04-05:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần 1. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế (thay thế QCVN 04-05:2012/BNNPTNT).

Bộ Quốc phòng đã biên soạn QCVN 11:2018/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thuộc phạm vi Bộ Quốc phòng quản lý, ban hành tháng 12/2018; đang tổ chức biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình phòng thủ dân sự - Yêu cầu về Quy hoạch và Thiết kế xây dựng, dự kiến ban hành quý III năm 2024.

Bộ Công an chủ trì, biên soạn ban hành 03 Quy chuẩn: (1) QCVN:2019/BCA Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí; (2) QCVN 02:2020/BCA Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm bơm nước chữa cháy; (03) QCVN 03:2021/BCA Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Bộ Công Thương đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo QCVN về Công trình thủy điện, gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị thẩm định theo đúng quy định. Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng đang tiếp tục phối hợp, triển khai, rà soát các công việc tiếp theo để ban hành QCVN về Công trình thủy điện.

- Tại “Mục II.3. Quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng” cập nhật, bổ sung một số nội dung như sau:

Bộ Giao thông vận tải đã xác định định hướng cho các tiêu chuẩn cầu đường bộ theo tiêu chuẩn của Mỹ (AASHTO); tiêu chuẩn hàng không theo tiêu chuẩn ICAO (Hiệp hội hàng không dân dụng Quốc tế); tiêu chuẩn đường sắt quốc gia, kết cấu hạ tầng của đường sắt tốc độ cao cơ bản theo tiêu chuẩn Châu Âu; tiêu chuẩn công trình cảng biển được tham khảo theo ODCI của Nhật Bản, tham khảo tiêu chuẩn Anh.

- Tại “Mục II.4. Biên soạn tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo định hướng mới” cập nhật, bổ sung một số nội dung như sau:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

+ Đối với lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức xây dựng một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực tu bổ di tích và đã được công bố như: TCVN 12185:2017 Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - thi công, nghiệm thu kết cấu gỗ; TCVN 12603:2018 Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - thi công, nghiệm thu. Một số tiêu chuẩn lĩnh vực này cũng đang được nghiên cứu xây dựng để ban hành trong thời gian tới.

+ Đối với lĩnh vực bảo tàng: TCVN 13586: 2022 Kho bảo quản hiện vật bảo tàng - Các yêu cầu đã được xây dựng và công bố năm 2022. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về Bảo tồn Di sản văn hóa - Hướng dẫn và phương pháp lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà để sớm ban hành trong thời gian tới.

Bộ Công Thương đã ban hành Lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương đến năm 2025 kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-BCT ngày 07/9/2018. Theo đó, đã bổ sung một số tiêu chuẩn có liên quan ngành Xây dựng như: Thiết kế, thi công, nghiệm thu xây dựng giếng đứng trong điều kiện mỏ Việt Nam; Thiết kế hồ thải quặng đuôi - Yêu cầu thiết kế; Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi.

2. Kiến nghị:

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của các bộ, ngành, có 51/54 cơ quan có ý kiến thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143. Do vậy, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kết thúc Đề án, phần công việc còn lại giao các bộ, ngành tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ thường xuyên.

Bộ Xây dựng kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu VT, Vụ KHCN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Xuân Dũng


PHỤ LỤC.

TỔNG HỢP VÀ TIẾP THU Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH ĐỐI VỚI BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT XÂY DỰNG”
(Kèm theo báo cáo số 217/BC-BXD ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Bộ Xây dựng)

STT

Cơ quan

Ý kiến góp ý của các bộ, ngành

Ý kiến của Bộ Xây dựng

Ghi chú

1.

Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Đối với kiến nghị thứ nhất tại Phần III, Mục 1 về cơ chế chính sách: Đề nghị sửa thành “Giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, tổ chức liên quan nghiên cứu, sửa đổi Luật TC và QC theo hướng phân cấp, phân quyền rõ trách nhiệm của Bộ KH&CN và các bộ ngành, địa phương trong việc lập kế hoạch, xây dựng, thẩm định TCVN, QCVN, công bố TCVN, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với Hiệp định FTA thế hệ mới và thông lệ quốc tế”.

Lý do: Hiện nay, Bộ KH&CN đang triển khai sửa đổi Luật TC, QC theo hướng xã hội hóa công tác xây dựng, áp dụng TCVN; Tăng cường hoạt động TC hóa tại doanh nghiệp, đồng thời đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với xây dựng, áp dụng TCCS.

2. Đối với kiến nghị thứ 2 tại Phần III, Mục 1 về cơ chế chính sách: Đề nghị bỏ kiến nghị này.

Lý do: Trong quá trình xây dựng NĐ số 78/2018/NĐ-CP, phần phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được Bộ KH&CN gửi lấy ý kiến đầy đủ, được sự đồng thuận của các bộ ngành, thành viên Chính phủ.

- Đối với kiến nghị thứ nhất tại Phần III, Mục 1 về cơ chế chính sách theo ý kiến của Bộ KH&CN có nội dung tương đồng với Kiến nghị tại Báo cáo 143, Bộ Xây dựng tiếp thu và xin bảo lưu.

- Đối với kiến nghị thứ 2 tại Phần III, Mục 1 về cơ chế chính sách: Bộ Xây dựng xin bảo lưu ý kiến vì trong thực trạng hiện nay có sự biên soạn tiêu chuẩn chồng chéo giữa các bộ quản lý chuyên ngành và Bộ KH&CN cụ thể nhóm tiêu chuẩn vật liệu thép, gỗ dùng trong xây dựng và một số nhóm tiêu chuẩn khác liên quan xây dựng.

 

2.

Bộ Giao thông vận tải

1. Bộ GTVT cơ bản thống nhất với các nội dung báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”.

2. Về kết quả triển khai thực hiện đề án của Bộ GTVT

- Bộ GTVT đã chủ động triển khai công tác rà soát hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm nhiệm vụ cập nhật bổ sung các TCVN hiện hành và định hướng xây dựng mới một số TCVN chính yếu. Bộ GTVT đã có công văn số 11941/BGTVT-KHCN ngày 19/10/2018 gửi Bộ Xây dựng đề xuất danh mục TCVN liên quan lĩnh vực xây dựng GTVT.

- Bộ GTVT đã chủ động giao cho các cơ quan chuyên môn của Bộ chủ trì nhiệm vụ cập nhật, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn chính yếu thuộc lĩnh vực GTVT trong danh mục nêu tại công văn số 11941/BGTVT-KHCN ngày 19/10/2018. Đến nay, nhiều TCVN đã cơ bản được rà soát, cập nhật, bổ sung, được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố. Ngoài ra, một số TCVN chính yếu khác Bộ GTVT đang tiếp tục giao cho các đơn vị triển khai trong kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn của các năm 2023, 2024 và các năm tiếp theo để từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn theo định hướng, mục tiêu của Đề án.

- Về định hướng cho các tiêu chuẩn theo từng chuyên ngành, Bộ GTVT thống nhất với các nội dung trong báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 đối với các chuyên ngành đường bộ, đường thủy, hàng hải và hàng không. Riêng với chuyên ngành đường sắt, bao gồm đường sắt quốc gia và kết cấu hạ tầng của đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn của Châu Âu.

- Đối với hệ thống các tiêu chuẩn ngành (22TCN), giai đoạn vừa qua Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ rà soát, chuyển đổi sang TCVN và TCCS. Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thiện công tác chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành 22TCN nêu trên. Do đó, đề nghị Bộ Xây dựng cập nhật các nội dung nêu trên đã được Bộ GTVT tổ chức thực hiện trong thời gian qua, đồng thời sửa lại nội dung tại Điểm 3 Chương II “Kết quả thực hiện Đề án” phần liên quan đến Bộ GTVT, cụ thể “Bộ Giao thông vận tải đã xác định định hướng cho các tiêu chuẩn cầu đường bộ theo tiêu chuẩn của Mỹ (AASHTO); tiêu chuẩn hàng không theo tiêu chuẩn ICAO (Hiệp hội hàng không dân dụng Quốc tế); tiêu chuẩn đường sắt quốc gia, kết cấu hạ tầng của đường sắt tốc độ cao cơ bản theo tiêu chuẩn Châu Âu; tiêu chuẩn công trình cảng biển được tham khảo theo ODCI của Nhật Bản, tham khảo tiêu chuẩn Anh.

- Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung.

 

3.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Dự thảo Báo cáo là đầy đủ và tổng thể. Báo cáo đã cập nhật đầy đủ kết quả thực hiện Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến tháng 11 năm 2022.

2. Tiếp tục hoàn thành xây dựng, công bố các tiêu chuẩn còn lại thuộc danh mục tiêu chuẩn cốt lõi và yêu cầu từ thực tiễn, từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023, Bộ Nông nghiệp đã hủy bỏ 03 QCVN tại Thông tư số 14/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2022, bao gồm: QCVN 04-01: 2010/BNNPTNT Thành phần, nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thuỷ lợi; QCVN 04-02: 2010/BNNPTNT Thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thuỷ lợi; QCVN 04-04: 2012/BNNPTNT Công trình thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Yêu cầu kỹ thuật. Ban hành 01 tại Thông tư số 29/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 QCVN 04-05: 2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần 1. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế (thay thế QCVN 04-05:2012/BNNPTNT) và công bố/cấp số hiệu 13 TCVN.

Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp.

 

4.

Bộ Công an

Về cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo và có một số ý kiến như sau:

+ Bổ sung vào điểm 3 Mục II của Báo cáo: “Bộ Công an chủ trì, biên soạn ban hành 03 Quy chuẩn: (1) QCVN: 2019/ BCA Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí; (2) QCVN 02:2020/ BCA Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm bơm nước chữa cháy; (03) QCVN 03:2021/ BCA Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy chữa cháy.

+ Bổ sung vào điểm 2 mục III của báo cáo: “- Chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì biên soạn các quy chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý như: Quy chuẩn về an toàn đối với cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp; Quy chuẩn an toàn đối với cơ sở lọc hóa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, quy chuẩn quy định an toàn cho cơ sở hạt nhân, quy chuẩn về an toàn cho trạm biến áp, nhà máy điện; Chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì biên soạn các quy chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý như: Quy chuẩn về quy định thiết kế bến cảng biển, cảng thủy nội địa.”

Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp.

- Đối với nội dung đề nghị bổ sung vào điểm 2 mục III của Bộ Công an, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: việc xây dựng và ban hành các nội dung quy chuẩn này thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Bộ GTVT có nội dung chuyên môn không thuộc phạm vi của Đề án.

 

 

5.

Bộ Quốc phòng

1. Cơ bản nhất trí và thống nhất với nội dung, bố cục báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng.

2. Tại mục II.2. Biên soạn, soát xét, sửa đổi hệ thống quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, bổ sung nội dung: “Bộ Quốc phòng đã biên soạn QCVN 11:2018/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thuộc phạm vi Bộ Quốc phòng quản lý, ban hành tháng 12/2018; đang tổ chức biên soạn Quy chuẩn xây dựng công trình phòng thủ dân sự - Yêu cầu về Quy hoạch và Thiết kế xây dựng, dự kiến ban hành quý III năm 2024”.

Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp.

 

6.

Bộ Công Thương

1. Trong các năm 2021 và 2022, Bộ Công Thương đã gửi Bộ Xây dựng các Công văn số: 6415/BCT-KHCN ngày 14 tháng 10 năm 2021; 5125/BCT-KHCN ngày 26 tháng 8 năm 2022 báo cáo kết quả triển khai thực hiện đối với nhiệm vụ Bộ Công Thương được giao tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” (sau đây viết tắt là Đề án 198) và các văn bản liên quan. Tuy nhiên, trong Báo cáo số 143 còn một số nội dung chưa được Bộ Xây dựng cập nhật đầy đủ. Do đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Xây dựng rà soát, bổ sung đầy đủ các nội dung được nêu tại các Công văn trên.

2. Về việc phân công trách nhiệm và thẩm quyền xây dựng, ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về Công trình công nghiệp và Công trình thủy điện:

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (Công trình thủy điện là Công trình công nghiệp theo khoản 5 Mục II Phụ lục I), trách nhiệm xây dựng, ban hành QCVN về Công trình công nghiệp, QCVN về Công trình thủy điện thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng. Đối với QCVN về Công trình thủy điện, tại Số thứ tự 11 trong Phụ lục Danh mục và Kế hoạch biên soạn, hoàn thiện bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đính kèm Quyết định số 666/QĐ-BXD ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã nêu rõ: (i) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành QCVN 11-1:…/BXD Phần 1 về Công trình thủy lợi; (ii) Bộ Xây dựng ban hành QCVN 11-2:…/BXD Phần 2 về Công trình thủy điện và Bộ Công Thương tổ chức xây dựng dự thảo. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo QCVN về Công trình thủy điện, gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị thẩm định theo đúng quy định. Bộ Công Thương đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai các công việc tiếp theo để ban hành QCVN về Công trình thủy điện.

Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp.

- Về việc xây dựng và ban hành QCVN về Công trình thủy điện: Bộ Xây dựng đến nay chưa nhận được văn bản nào của Bộ KH&CN liên quan đến việc đề nghị ban hành quy chuẩn này. Bộ Xây dựng sẽ sớm làm việc với Bộ Công Thương và Bộ KH&CN về nội dung này.

 

7.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Báo cáo số 143/BC-BXD của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, tại Mục 4. Biên soạn tiêu chuẩn quốc gia ngành xây dựng theo định hướng mới của Báo cáo, các nội dung quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa chưa được thể hiện. Cụ thể:

+ Đối với lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức xây dựng một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực tu bổ di tích và đã được ban hành: TCVN 12185:2017: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - thi công, nghiệm thu kết cấu gỗ; TCVN 12603:2018: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - thi công, nghiệm thu phần nề, ngõa. Một số tiêu chuẩn cũng đang được nghiên cứu xây dựng để ban hành trong thời gian tới: TCVN: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật - Khảo sát, đánh giá hiện trạng; TCVN: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Yêu cầu thiết kế; TCVN: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Yêu cầu về vật liệu, kỹ thuật thi công và nghiệm thu đền tháp Champa. Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích là một lĩnh vực quan trọng của công tác bảo tồn di tích. Hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích còn có quy định riêng và phải coi hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích là một chuyên ngành đặc thù. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh (thay thế Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ). Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), trong đó có quy định về xây dựng và ban hành hệ thống quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đối tượng kiểm kê di tích để bảo đảm tính đặc thù và tránh chồng chéo với quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Đối với lĩnh vực bảo tàng: Năm 2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban

hành TCVN 13586: 2022 - Kho bảo quản hiện vật bảo tàng - Các yêu cầu. Hiện nay, Cục Di sản văn hóa đang dự thảo TCVN: Bảo tồn Di sản văn hóa - Hướng dẫn và phương pháp lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà để sớm ban hành trong thời gian tới. Do đó, đề nghị trong Báo cáo nghiên cứu, bổ sung các nội dung liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa nêu trên.

- Bộ Xây dựng tiếp thu, nghiên cứu bổ sung các nội dung phù hợp.

 

8.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ bản thống nhất nội dung Báo cáo nêu trên. Bộ đã phối hợp chặt chẽ với quý Bộ trong việc lập quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là TCQC) xây dựng, tham gia ý kiến xây dựng các TCQC có liên quan. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường không gặp khó khăn trong việc áp dụng các TCQC xây dựng trong các công trình xây dựng chuyên ngành tài nguyên và môi trường. Hiện tại, các công trình nêu trên đáp ứng được các nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường.

2. Để hoàn thiện nội dung Báo cáo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quý Bộ rà soát Mục 9 theo hướng: ngoài việc thống kê các kết quả đạt được của Đề án, Báo cáo cần bổ sung các nhận định đánh giá về kết quả thực hiện cũng như những khó khăn, tồn tại để có cơ sở đề xuất các kiến nghị hoàn thiện Hệ thống TCQC trong những năm tiếp theo, đặc biệt là đối với những lĩnh vực có tính chồng chéo, giao thoa giữa các Bộ, ngành như Báo cáo đã nêu.

Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp.

 

9.

Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Về cơ bản nhất trí báo cáo kết quả của Đề án.

2. Trong thời gian tới, đề nghị Quý Bộ xem xét đánh giá và quan tâm nghiên

cứu xây dựng để công bố/ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc triển khai dùng chung hạ tầng kỹ thuật liên ngành như hạ tầng viễn thông, hạ tầng đô thị, theo quy định tại Điều 43 Nghị định 25/2011/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 72/2012/NĐ-CP. Các công trình có nhiều chủ sử dụng như chung cư, khu đô thị… đã có quy chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật cho các hạ tầng liên ngành như điện, nước, phòng cháy chữa cháy,… nhưng lại chưa có quy chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật cho hạ tầng viễn thông (mạng cáp viễn thông, hệ thống thu phát sóng trong tòa nhà…) dẫn đến việc thi công, xây dựng các hạng mục hạ tầng viễn thông trong các công trình này chưa được đảm bảo, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ viễn thông cung cấp cho khách hàng.

- Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến. - Về Nội dung xem xét đánh giá và quan tâm nghiên cứu xây dựng để công bố/ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc triển khai dùng chung hạ tầng kỹ thuật liên ngành như hạ tầng viễn thông, hạ tầng đô thị,…: Bộ Xây dựng sẽ giao các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, tham mưu.

 

10.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án 198 về kết quả thực hiện Đề án, đã có 06 QCVN được ban hành trong năm 2021 và 2022. Đến nay, đã có nhiều dự án, công trình đã và đang áp dụng các QC nêu trên trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, mặc dù mới đưa vào áp dụng nhưng cũng đã có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, đề nghị BCĐ Đề án 198 bổ sung trong Báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung đánh giá sự phù hợp, tính khả thi của các QC nêu trên trong thực tiễn triển khai thực hiện.

- QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình đã được sửa đổi lần 1 và ban hành kèm theo Thông tư số 09/TT-BXD ngày 16/10/2023 của Bộ Xây dựng. Trong quá trình áp dụng Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai phổ biến, hướng dẫn các đơn vị liên quan, sẽ tiếp tục tổng hợp các ý kiến góp ý, nghiên cứu, rà soát.

 

11.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ GD&ĐT về cơ bản đồng ý với cấu trúc và nội dung dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện “Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” do BXD soạn thảo.

- Đề nghị bổ sung thêm nội dung tại mục 6 phần II nội dung như sau: Để triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo trình hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của ngành Xây dựng, Bộ Xây dựng đã giao Trường Đại học Xây dựng Hà Nội thực hiện và thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng khung chương trình, giáo trình thiết kế, thi công công trình xây dựng cho bậc học đại học và cao đẳng theo định hướng của hệ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành xây dựng” tại Quyết định số 1421/QĐ-BXD ngày 29/12/2021. Nhiệm vụ KHCN nêu trên đã được nghiệm thu tại Biên bản số 68-20/BB-HĐKHCN ngày 23/05/2022)

- Bộ Xây dựng tiếp thu và cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp.

- Bộ Xây dựng sẽ tiến hành bàn giao sản phẩm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để phổ biến tới các cơ sở giáo dục nghiên cứu, xây dựng bài giảng, giáo trình phù hợp.

 

12

UBND Tp. HCM

 1. Ý kiến chung: Báo cáo 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng cơ bản bám sát và hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án. UBND Tp. HCM thống nhất nội dung Báo cáo 143; trong đó, bao gồm nội dung về kết thúc Đề án của Bộ Xây dựng, “Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kết thúc Đề án, phần công việc còn lại giao các bộ, ngành tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ thường xuyên”.

2. Một số nội dung góp ý:

a) Điều chỉnh các nội dung:

- Nội dung tại đoạn thứ ba khoản 1 Mục II Kết quả thực hiện Đề án - Báo cáo số 2365/BC-BHTĐT “Bộ Xây dựng chủ trì rà soát, biên soạn, ban hành 09 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: … (7) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật (thay thế QCVN 07:2016/BXD)…”. Tuy nhiên, hiện tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa bị thay thế.

- Nội dung tại gạch đầu hàng thứ nhất khoản 2 Mục III - Báo cáo số 2365/BC-BHTĐT “…Các bộ, ngành còn lại tiếp tục rà soát, điều chỉnh danh mục kịp thời, biên soạn, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương (nếu có) ….”. Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương là “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”; Do đó, việc giao các bộ, ngành biên soạn, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương là chưa phù hợp theo quy định.

Bổ sung các nội dung:

- Phụ lục danh sách chi tiết các tiêu chuẩn quốc gia đã được Bộ Xây dựng rà soát, ban hành theo Đề án.

- Nội dung tại khoản 9 Đánh giá chung Mục II - Báo cáo số 143/BC-BXD: “Việc theo dõi tiêu chuẩn quốc gia mới được ban hành hiện nay còn nhiều bất cập. Bộ chuyên ngành chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định công bố tiêu chuẩn. Sau đó, việc thống kê, thông tin số hiệu và tên tiêu chuẩn đã ban hành cũng chưa được đăng tải kịp thời trên Trang thông tin điện tử của Bộ chuyên ngành, dẫn đến các tổ chức, cá nhân khó theo dõi, cập nhật và liên hệ mua tiêu chuẩn”.

- Nội dung tại Mục III Kiến nghị - Báo cáo số 143/BC-BXD: “Đề nghị các bộ ngành thường xuyên cập nhật kịp thời tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý trên Trang thông tin điện tử, để các tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc theo dõi, cập nhật, liên hệ mua tiêu chuẩn và áp dụng”.

- Nội dung Mục III Kiến nghị - Báo cáo số 143/BC-BXD: “đề xuất cơ quan chủ trì xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử tra cứu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xem xét, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn cơ sở, để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở”.

- Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được lấy ý kiến thẩm định của Bộ KH&CN. Hiện nay, Dự thảo này đang được rà soát lần cuối trước khi ban hành.

- Theo khoản 2 Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, không có văn bản cũng như không có Bộ nào biên soạn QCĐP.

- Bộ Xây dựng tiếp thu và bổ sung đánh giá về việc xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương vào dự thảo Báo cáo.

- Phụ lục danh sách chi tiết các tiêu chuẩn quốc gia đã được Bộ Xây dựng rà soát, ban hành theo Đề án đã được Bộ Xây dựng ban hành tại Quyết định số 390/QĐ-BXD ngày 12/5/2022.

- Các nội dung còn lại liên quan việc tra cứu, theo dõi, cập nhật trên các trang thông tin điện tử thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ Xây dựng đã có trang thông tin điện tử riêng để tra cứu được trình bày tại mục II.5.

 

12.

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh

1. Báo cáo đã đánh giá đầy đủ quá trình triển khai Đề án một cách tích cực, lan tỏa, đổi mới hoàn thiện hệ thống TC, QC có tính hệ thống, đồng bộ, đáp ứng hội nhập quốc tế và phát triển bền vững; kết quả, tác động của Đề án; đề xuất giải pháp chỉ đạo điều hành trong thời gian tới; Sở XD Quảng Ninh thống nhất với Báo cáo.

2. Để thực hiện tốt công tác tham mưu về lĩnh vực QLXD trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định hiện hành, đề nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện, ban hành: (1) Quy chuẩn xây dựng về công trình dân dụng; (2) QCVN về sản phẩm, hàng hóa VLXD (thay thế QCVN 16:2019/BXD); (3) QCVN về các công trình hạ tầng kỹ thuật (thay thế QCVN 07:2016/BXD); (4) QCVN về xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng (thay thế QCVN 10:2014/BXD).

- Bộ Xây dựng tiếp thu và sẽ đôn đốc các cơ quan, đơn vị chuyên môn tích cực nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện, lấy ý kiến đúng quy định để sớm ban hành các QCVN còn lại.

 

13.

Sở Xây dựng tỉnh Nam Định

Nhất trí nội dung báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

14.

Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

15.

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

16.

Sở Xây dựng Quảng Bình

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

17.

Sở Xây dựng Trà Vinh

Nhất trí nội dung báo cáo. Tại mục 7 của Đề án, Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh chưa thấy Bộ Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ được phân công, UBND tỉnh Trà Vinh đã thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương tỉnh Trà Vinh, tuy nhiên, căn cứ về điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, đô thị hiện hữu, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về xây dựng tại tỉnh Trà Vinh là chưa cần thiết thực hiện.

- Bộ Xây dựng tiếp thu và bổ sung đánh giá về việc xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương vào dự thảo Báo cáo.

 

18.

Sở Xây dựng Bắc Kạn

- Nhất trí với nội dung Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện “Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”.

- Ý kiến bổ sung: Đề nghị đơn vị soạn thảo xem xét bổ sung vào báo cáo nội dung tổng hợp về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo nội dung đề án.

- Bộ Xây dựng tiếp thu và bổ sung đánh giá về việc xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương vào dự thảo Báo cáo.

 

19.

Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái

- Nội dung của Báo cáo đã thể hiện được đầy đủ quá trình thực hiện xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo tiến độ chung của Đề án. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được ban hành kịp thời, đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng của các địa phương, đồng thời tạo được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đồng bộ cho tất cả các chuyên ngành như: Kiến trúc, Kết cấu, Quy hoạch XD, PTĐT, HTKT, CNXD, VLXD, Quản lý vận hành. Vì vậy, Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái thống nhất với nội dung Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” của Bộ Xây dựng”

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

20.

Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

21.

Sở Xây dựng Bạc Liêu

- UBND tỉnh Bạc Liêu về cơ bản thống nhất với nội dung Báo cáo số 143/ BC-BXD ngày 30/11/2022 của BXD về kết quả thực hiện Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” của Bộ Xây dựng.

- Có một số ý kiến đóng góp như sau: Nội dung Báo cáo không có phần đánh giá công việc triển khai xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng tại các địa phương ( về mặt đạt được và hạn chế, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và giải pháp thực hiện trong thời gian tới). Đối với nội dung đánh giá chung trong Báo cáo hiện chỉ nêu các kết quả đạt được, chưa nêu rõ các mặt hạn chế, tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân. Kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, đánh giá bổ sung thêm nội dung này.

- Theo khoản 2 Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Bộ Xây dựng tiếp thu và bổ sung đánh giá về việc xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương vào dự thảo Báo cáo.

 

22.

Sở Xây dựng Lai Châu

Nhất trí với nội dung Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

23.

Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

24.

UBND tỉnh Đồng Tháp

Cơ bản thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

25.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

26.

Sở Xây dựng tỉnh Long An

Thống nhất với nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

27.

UBND tỉnh Vĩnh Long

Thống nhất với nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án theo nội dung Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của BXD

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

28.

Sở XD Bình Định

Cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án theo nội dung Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của BXD

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

29.

Sở Xây dựng Quảng Ngãi

Thống nhất với nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án của BXD

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

30.

Sở Xây dựng Cần Thơ

Cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án của BXD

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

31.

Sở Xây dựng Bắc Giang

Thống nhất với nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án của BXD

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

32.

Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ

Thống nhất với nội dung và bố cục Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

33.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng

Thống nhất với nội dung Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

34.

Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

- UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhất trí với báo cáo số 143/ BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện “Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”.

- Thông qua quá trình áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn tại địa phương, hiện nay một số quy chuẩn còn tồn tại một số nội dung chưa phù hợp với việc phát triển đô thị và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, do vậy UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị BXD bổ sung nội dung “Chỉ đạo Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành thường xuyên thực hiện rà soát, điều chỉnh những bất cập, tồn tại trong hệ thống quy chuẩn đã được công bố’’ vào mục 2, phần III của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu, rà soát và tổng hợp bổ sung nội dung báo cáo.

 

35.

Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

36.

Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

37.

Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

38.

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam

Cơ bản thống nhất với nội dung Báo cáo về kết quả thực hiện “Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”.

Đề nghị các Bộ: Xây dựng, NN&PTNT, Công Thương sớm ban hành 06 quy chuẩn còn lại trong năm 2023 để địa phương có cơ sở thực hiện.

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

39.

Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên

Cơ bản thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143/BC -BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”.

Tuy nhiên, đề nghị rà soát, cập nhật lại số liệu về kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay cho phù hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

40.

Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang

Thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

41.

UBND tỉnh Đắk Lắk

Thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

42.

UBND tỉnh Thanh Hóa

Thống nhất với nội dung dự thảo Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

43.

UBND tỉnh Thái Bình

Nhất trí với nội dung Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

44.

UBND tỉnh Lào Cai

Thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

45.

Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

46.

UBND tỉnh Hòa Bình

1. Trong quá trình Bộ Xây dựng thực hiện Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tham gia ý kiến với Bộ Xây dựng khi có yêu cầu đảm bảo theo quy định. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không thực hiện việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

2. Về nội dung của Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022: Tỉnh Hòa Bình nhất trí với các nội dung tại Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng.

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

47.

UBND tỉnh Lạng Sơn

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

48.

Sở Xây dựng Hà Tĩnh

Thống nhất với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

49.

Sở Xây dựng Bình Thuận

Thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

50.

Sở Xây dựng Cà Mau

Thống nhất với nội dung của Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

51.

UBND tỉnh Bình Phước

- Cơ bản thống nhất với nội dung Báo cáo số 143/BC-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng.

- Hiện nay, các quy chuẩn về quy hoạch đô thị, nông thôn quy định tại QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng của Bộ xây dựng thì các đô thị, vùng nông thôn có tính chất khác nhau, ở các vùng miền trên cả nước đều đang sử dụng chung một bộ quy chuẩn, chưa quy định các quy chuẩn quy hoạch cho các đô thị, vùng nông thôn có tính chất khác nhau (như đô thị TTX, đô thị thông minh, đô thị thích ứng với BĐKH, đô thị văn hóa lịch sử, …), các đô thị thuộc các vùng, miền khác nhau trên cả nước. Vì vậy, định hướng quy hoạch chưa phát huy được bản sắc đặc trưng của từng vùng miền, cũng như tính chất phát triển của từng đô thị. Cần thiết phải ban hành các bộ quy chuẩn quy hoạch xây dựng dựa vào tính chất phát triển của từng đô thị, các đô thị ở các vùng miền, để có thể định hướng cho các đô thị phát triển bền vững theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 06-NQ/TW.

- Theo khoản 2 Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

52.

Sở Xây dựng Điện Biên

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

53.

Sở Xây dựng Hà Nam

Nhất trí với nội dung của Báo cáo

- Bộ Xây dựng tiếp thu

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo bổ sung 217/BC-BXD năm 2023 về kết quả thực hiện Đề án "Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng" do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: 217/BC-BXD
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 14/11/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: Bùi Xuân Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản