Điều 25 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật công tác bay đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 25. Công tác thành lập bản đồ trường từ
1. Liên kết tài liệu bay đo từ: Cân bằng mạng lưới tuyến bay đo tựa bằng phương pháp trung bình theo quy định sau:
a) Chọn tuyến bay đo tựa nằm giữa vùng bay, cắt qua khu vực trường từ bình ổn;
b) Tính giá trị độ lệch trung bình giữa các điểm giao cắt của tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường theo công thức:
Trong đó:
- k: Giá trị độ lệch trung bình của tuyến bay đo tựa k;
- Titua: Giá trị đo của tuyến bay đo tựa k tại điểm giao cắt thứ i;
- Tthgi: Giá trị đo của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt thứ i;
- N là số điểm giao cắt giữa tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường.
Tuyến bay đo tựa k phải hiệu chỉnh giá trị là - k nT.
c) Thực hiện liên kết tuyến bay đo tựa bằng tuyến bay đo thường cho tất cả các tuyến bay đo tựa;
d) Giá trị độ lệch giữa tuyến bay đo tựa k và tuyến bay đo thường i tại các điểm giao cắt sau khi tuyến bay đo tựa đã được cân bằng tính như sau:
Với mỗi tuyến bay đo thường sẽ có nhiều nhất k giá trị độ lệch giao cắt với tuyến bay đo tựa được dùng để liên kết.
đ) Giá trị trường từ trên tuyến bay đo thường được liên kết với tuyến bay đo tựa sau khi đã được cân bằng theo công thức:
Tthglk = Tthg + f (Spki)
Trong đó:
- Tthglk: Giá trị tuyến bay đo thường được liên kết;
- Tthg: Giá trị tuyến bay đo thường chưa liên kết;
- f (Spki): Là giá trị trung bình hoặc hàm bậc nhất, bậc hai của các giá trị độ lệch giữa tuyến bay đo tựa sau khi cân bằng với tuyến bay đo thường tại các nút giao cắt.
2. Đánh giá sai số bản đồ trường từ:
Sai số bản đồ trường từ (m) được xác định bởi sai số bình phương trung bình giữa các nút giao cắt của tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường được tính như sau:
Trong đó:
a) n: số điểm giao cắt;
b) ∆Ti = Tthglk - Ttua;
c) Tthglk: Giá trị trường từ của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt với tuyến bay đo tựa sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định tại
d) Ttua: Giá trị trường từ của tuyến bay đo tựa tại điểm giao cắt với tuyến bay đo thường sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định
3. Độ chính xác của bản đồ trường từ được phân loại như sau:
a) Độ chính xác thấp khi m > 15nT;
b) Độ chính xác trung bình khi 5 ≤ m ≤ 15 nT;
c) Độ chính xác cao khi m < 5 nT.
4. Tính dị thường trường từ (∆Ta) được tính theo công thức:
∆Ta = Tthglk - T0
Trong đó:
a) Tthglk: Giá trị trường từ của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt với tuyến bay đo tựa sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định tại
b) T0: Giá trị trường từ bình thường tại cùng một điểm đo.
Thông tư 28/2018/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật công tác bay đo từ và trọng lực trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 28/2018/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/12/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Quý Kiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 77 đến số 78
- Ngày hiệu lực: 15/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay
- Điều 5. Chuẩn bị thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực
- Điều 6. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo
- Điều 7. Các dạng công tác bay đo từ và trọng lực
- Điều 8. Công tác lắp đặt, tháo dỡ máy, thiết bị
- Điều 9. Giám sát công tác bay đo từ và trọng lực; kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định kết quả bay đo từ và trọng lực
- Điều 10. Lưu giữ, khai thác, sử dụng, công bố thông tin
- Điều 11. Yêu cầu kỹ thuật công tác trắc địa định vị dẫn tuyến bay đo từ và trọng lực
- Điều 12. Công tác trắc địa trên mặt đất
- Điều 13. Công tác trắc địa cho một chuyến bay đo
- Điều 14. Văn phòng thực địa công tác trắc địa
- Điều 15. Yêu cầu chung về máy và thiết bị đo từ trên máy bay
- Điều 16. Yêu cầu về lắp đặt máy, thiết bị đo từ tại máy bay
- Điều 17. Bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay
- Điều 18. Bay bù từ trường và bay xác định ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay
- Điều 19. Bay xác định độ trễ của thiết bị đo ghi
- Điều 20. Lựa chọn xác định tuyến bay đo kiểm tra
- Điều 21. Đo biến thiên từ
- Điều 22. Yêu cầu kỹ thuật bay đo từ
- Điều 23. Công tác văn phòng thực địa
- Điều 24. Công tác văn phòng hàng năm
- Điều 25. Công tác thành lập bản đồ trường từ
- Điều 26. Sản phẩm của công tác bay đo từ
- Điều 27. Nội dung sơ đồ thực tế tuyến bay đo
- Điều 28. Nội dung bản đồ trường từ toàn phần T
- Điều 29. Nội dung bản đồ trường dị thường từ ∆Ta
- Điều 30. Nội dung bản đồ đồ thị dị thường trường từ ∆Ta
- Điều 31. Nội dung bản đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu bay đo từ
- Điều 32. Nội dung sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu bay đo từ
- Điều 33. Báo cáo tổng kết công tác bay đo từ
- Điều 34. Yêu cầu về máy và thiết bị đo trọng lực
- Điều 35. Lắp đặt máy, thiết bị đo trọng lực tại máy bay; lựa chọn vị trí dừng đỗ máy bay
- Điều 36. Xác định tọa độ và đo nối trọng lực từ điểm chuẩn trọng lực quốc gia tới vị trí dừng đỗ của máy bay
- Điều 37. Bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay
- Điều 38. Bay kiểm tra máy đo trọng lực
- Điều 39. Công tác chuẩn bị trước mỗi chuyến bay đo trọng lực
- Điều 40. Lựa chọn xác định tuyến bay đo kiểm tra
- Điều 41. Yêu cầu kỹ thuật bay đo trọng lực
- Điều 42. Công tác văn phòng thực địa
- Điều 43. Công tác văn phòng hàng năm
- Điều 44. Công tác văn phòng hàng năm
- Điều 45. Sản phẩm của công tác bay đo trọng lực
- Điều 46. Nội dung sơ đồ thực tế tuyến bay đo
- Điều 47. Nội dung bản đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu bay đo trọng lực
- Điều 48. Nội dung sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu bay đo trọng lực
- Điều 49. Nội dung sơ đồ cấu trúc sâu vỏ Trái Đất
- Điều 50. Báo cáo tổng kết công tác bay đo trọng lực