Chương 7 Thông tư 28/2009/TT-BGTVT về phương thức bay hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
TRÁCH NHIỆM CỦA TỐ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 43. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch phát triển các phương thức bay hàng không dân dụng và chương trình khung đào tạo nhân viên thiết kế phương thức bay trình Bộ Giao thông vận tải.
2. Tổ chức và quản lý hoạt động xây dựng phương thức bay; lập quy hoạch, kế hoạch, định hướng xây dựng phương thức bay và tổ chức thực hiện.
3. Thông báo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai thác phương thức bay tại Việt Nam thực hiện các quy định của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế, cụ thể như sau:
a) Sơ đồ hàng không (phụ ước 4), đơn vị đo lường sử dụng cho bay và bảo đảm hoạt động bay (phụ ước 5), khai thác tàu bay (phụ ước 6), dịch vụ không lưu (phụ ước 11), sân bay (phụ ước 14) của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế;
b) Thiết kế phương thức bay bằng mắt và sử dụng thiết bị (tài liệu 8168 Tập II);
c) Tài liệu hướng dẫn xây dựng các sơ đồ sân bay (tài liệu 8697);
d) Mô hình đánh giá nguy cơ va chạm cho hệ thống ILS (tài liệu 9274);
đ) Xây dựng phương thức bay sử dụng thiết bị (tài liệu 9368);
e) Mẫu cho khu vực bay chờ, phương thức bay đổi chiều và phương thức hình hộp (tài liệu 9371);
g) Hệ thống trắc địa toàn cầu 1984 (tài liệu 9674);
h) Đảm bảo chất lượng xây dựng phương thức bay (tài liệu 9906).
4. Phê duyệt chương trình huấn luyện nhân viên thiết kế phương thức bay của cơ sở đào tạo; cấp, gia hạn, hủy bỏ, đình chỉ giấy phép cho nhân viên thiết kế phương thức bay.
5. Ban hành phương thức bay hàng không dân dụng, xem xét và quyết định ban hành các đề xuất sửa đổi, bổ sung phương thức bay, phê chuẩn phương thức bay do các tổ chức, cá nhân liên quan đề nghị.
6. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường sử dụng để xây dựng phương thức bay; quyết định ban hành phương thức bay sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
7. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phương thức bay hàng không dân dụng; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy trình xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo chất lượng phương thức bay sử dụng thiết bị.
9. Thành lập bộ phận chuyên trách về thiết kế, sửa đổi, bổ sung phương thức bay.
10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phương thức bay.
Điều 44. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dẫn đường
1. Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, thông báo tin tức hàng không, xây dựng phương thức bay trước khi lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống thiết bị dẫn đường gửi tới Cục Hàng không Việt Nam thẩm định và phê chuẩn.
2. Tổ chức xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và cập nhật phương thức bay theo quy định của Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Đảm bảo chi phí bay hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường để kiểm tra phương thức bay; đánh giá chất lượng phương thức bay đã ban hành theo kết quả bay kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ hàng năm và báo cáo gửi về Cục Hàng không Việt Nam.
4. Đề nghị sửa đổi, bổ sung, cập nhật phương thức bay khi:
a) Khi kết thúc việc lắp đặt, cải tạo hoặc nâng cấp mà có sự thay đổi các thông số kỹ thuật đã được Cục Hàng không Việt Nam thỏa thuận.
b) Có thay đổi về chướng ngại vật, cần bổ sung các độ cao tối thiểu của phương thức;
c) Có phương vị của thiết bị NDB/, VOR hoặc hướng bay sai lệch từ 01o trở lên do có sự thay đổi về độ lệch từ hoặc sai lệch của đài dẫn đường;
d) Cú thay đổi về kiểu loại và đặc điểm tàu bay sử dụng phương thức;
đ) Phục vụ cho việc thay đổi kết nối các đường bay hoặc tổ chức vùng trời;
e) Cần thay đổi độ cao phương thức;
g) Khi có những thay đổi về đặc điểm sân bay;
h) Lập kế hoạch tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên thiết kế phương thức bay;
i) Tham gia soạn thảo các tiêu chuẩn, quy trình thiết kế phương thức bay;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 45. Trách nhiệm của người khai thác
1. Người khai thác hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan về phương thức bay hàng không dân dụng.
2. Thực hiện các phương thức bay được ban hành. Báo cáo gửi về Cục Hàng không Việt Nam về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các phương thức bay đã ban hành và đề xuất phương án cụ thể.
3. Xây dựng các phương thức ứng phó đối với trường hợp một động cơ tàu bay trở lên hoạt động không bình thường trong giai đoạn cất cánh trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt trước khi áp dụng.
4. Trong trường hợp cần thiết, tiến hành dịch và chuyển đổi đơn vị đo lường của các phương thức bay đã được ban hành trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt trước khi áp dụng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và dịch vụ thông báo tin tức hàng không cung cấp dịch vụ tại khu vực triển khai phương thức bay có trách nhiệm:
1. Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dẫn đường xây dựng dự thảo phương thức bay trước khi lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống thiết bị dẫn đường.
2. Tham gia xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và cập nhật phương thức bay theo quy định của Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Phối hợp bay hiệu chuẩn phương thức bay sử dụng thiết bị.
Thông tư 28/2009/TT-BGTVT về phương thức bay hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 28/2009/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 539 đến số 540
- Ngày hiệu lực: 25/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các phương thức bay Hàng không dân dụng sử dụng thiết bị
- Điều 5. Bay hiệu chuẩn đối với các phương thức bay sử dụng thiết bị
- Điều 6. Quy định về nhân viên thiết kế phương thức bay
- Điều 7. Yêu cầu đối với phương thức bay và tổ chức vùng trời
- Điều 8. Xác định vòng rẽ khi xây dựng phương thức bay
- Điều 9. Hồ sơ xây dựng phương thức bay
- Điều 10. Phương thức cất cánh sử dụng thiết bị
- Điều 11. Cất cánh thẳng
- Điều 12. Cất cánh theo vòng rẽ
- Điều 13. Phương thức cất cánh không xác định hướng
- Điều 14. Bắt đầu giai đoạn cất cánh
- Điều 15. Ấn định độ dốc bay lên theo thiết kế
- Điều 16. Quy định chung về phương thức đến tiêu chuẩn sử dụng thiết bị
- Điều 17. Các tiêu chuẩn của phương thức đến.
- Điều 18. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận đầu
- Điều 19. Các tham số xác định giai đoạn tiếp cận đầu
- Điều 20. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận giữa
- Điều 21. Bắt đầu và kết thúc của giai đoạn tiếp cận giữa
- Điều 22. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận chót
- Điều 23. Giai đoạn tiếp cận chót của phương thức tiếp cận giản đơn cã điểm tiếp cận chót
- Điều 24. Giai đoạn tiếp cận chót của phương thức tiếp cận giản đơn không cã điểm tiếp cận chót
- Điều 25. Phương thức tiếp cận chính xác
- Điều 26. Độ cao quyết định trong phương thức tiếp cận chính xác
- Điều 27. Vùng bảo vệ giai đoạn chính xác
- Điều 28. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận hụt
- Điều 29. Các đoạn trong giai đoạn tiếp cận hụt
- Điều 30. Vòng lượn
- Điều 31. Vùng bảo vệ của vòng lượn
- Điều 32. Phương thức tiếp cận hụt trong vòng lượn
- Điều 33. Vòng lượn sử dụng vệt bay quy định
- Điều 34. Nguyên tắc chung đối với phương thức bay chờ
- Điều 35. Các tham số xác định khu chờ
- Điều 36. Phương thức tiến nhập khu chờ
- Điều 37. Vùng đệm và độ cao chờ tối thiểu
- Điều 38. Khoảng thông thoáng chướng ngại vật tối thiểu
- Điều 39. Độ cao bay an toàn thấp nhất
- Điều 40. Vòng rẽ trên đường bay
- Điều 41. Quy ước đặt tên cho phương thức bay sử dụng thiết bị
- Điều 42. Công bố thông tin phương thức bay trên sơ đồ