Chương 3 Thông tư 28/2009/TT-BGTVT về phương thức bay hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 10. Phương thức cất cánh sử dụng thiết bị
1. Phương thức cất cánh sử dụng thiết bị được ban hành dưới dạng đường bay cụ thể hoặc phương thức cất cánh không xác định hướng với độ dốc bay lên và chi tiết về các chướng ngại vật có ảnh hưởng.
2. Phương thức cất cánh không xác định hướng cụ thể được áp dụng khi không có đài dẫn đường phù hợp và có thể chỉ rõ phân khu cần phải tránh.
3. Mặt phẳng nhận dạng chướng ngại vật có độ dốc là 2,5%, bắt đầu từ độ cao 05 m phía trên điểm cuối đường cất hạ cánh sử dụng cho cất cánh.
4. Độ dốc bay lên tối thiểu trong giai đoạn cất cánh là 3,3%, bắt đầu từ điểm cuối đường cất cánh sử dụng cho cất cánh. Tại khu vực địa hình vùng núi hoặc do chướng ngại vật nhân tạo mà mặt phẳng nhận dạng chướng ngại vật có giá trị lớn hơn 2,5%, phải nâng độ dốc bay lên để đảm bảo luôn vượt trên chướng ngại vật 0,08% giá trị cự ly từ điểm cuối đường cất cánh sử dụng cho cất cánh đến chướng ngại vật.
5. Phương thức cất cánh tiêu chuẩn sử dụng thiết bị kết thúc tại một điểm hoặc một thiết bị dẫn đường trong giai đoạn bay đường dài sau phương thức cất cánh.
6. Phương thức cất cánh tiêu chuẩn sử dụng thiết bị gồm hai loại: cất cánh thẳng và cất cánh theo vòng rẽ.
1. Cất cánh thẳng là phương thức cất cánh có vệt bay trong giai đoạn sau khi cất cánh lệch không quá 150 so với tim đường cất hạ cánh.
2. Phải ấn định độ dốc bay lên theo thiết kế phương thức cao hơn độ dốc tiêu chuẩn (3,3%) khi có chướng ngại vật ảnh hưởng đến đường bay trong giai đoạn cất cánh và ấn định độ cao/thời gian cần giữ độ dốc đó để vượt qua chướng ngại vật.
Điều 12. Cất cánh theo vòng rẽ
1. Cất cánh theo vòng rẽ được xác định khi đường bay trong giai đoạn cất cánh cần vòng rẽ lớn hơn 150 so với tim đường cất hạ cánh. Vòng rẽ được tính toán bắt đầu từ 600 m sau điểm bắt đầu của đường cất hạ cánh sử dụng cho cất cánh.
2. Tốc độ khi vòng rẽ
a) Tốc độ sử dụng để tính toỏn khi vòng rẽ là tốc độ tàu bay trong chặng cuối của giai đoạn tiếp cận hụt cộng thêm 10%.
b) Trường hợp đặc biệt, khi không đảm bảo được khoảng thông thoáng địa hình cần thiết, có thể sử dụng tốc độ cao hơn tiêu chuẩn trong giai đoạn cất cánh nhưng không được vượt quá tốc độ ở chặng giữa trong giai đoạn tiếp cận hụt cộng thêm 10%.
c) Các tham số dùng để tính toán khi vòng rẽ được sử dụng trong giai đoạn cất cánh gồm độ cao bay, tốc độ, gió, dung sai kỹ thuật bay.
d) Trường hợp có chướng ngại vật không cho phép thực hiện vòng rẽ trước điểm cuối đường cất hạ cánh sử dụng cho cất cánh hoặc trước khi đạt một độ cao cụ thể, cần ấn định điểm hoặc độ cao sớm nhất có thể vòng rẽ.
Điều 13. Phương thức cất cánh không xác định hướng
Trường hợp không có vệt bay dẫn hướng, khi chướng ngại vật có liên quan không đảm bảo tiêu chuẩn của phương thức cất cánh không xác định hướng cụ thể, phải:
1. Theo phương thức cất cánh tiêu chuẩn sử dụng thiết bị.
2. Đảm bảo rằng giá trị trần mây và tầm nhìn đủ lớn để quan sát thấy chướng ngại vật và tránh các chướng ngại vật có ảnh hưởng.
Điều 14. Bắt đầu giai đoạn cất cánh
1. Phương thức cất cánh bắt đầu tại điểm cuối đường cất hạ cánh sử dụng cho cất cánh.
2. Trong các phương thức cất cánh, không thực hiện vòng rẽ tại 120 m trên mức cao sân bay trước điểm có cự ly 600 m tính từ điểm đầu đường cất hạ cánh sử dụng cho cất cánh.
3. Trường hợp vòng rẽ không được thực hiện trước điểm cuối đường cất hạ cánh sử dụng cho cất cánh hoặc một điểm cụ thể, phải ghi chú cụ thể trong sơ đồ phương thức bay.
Điều 15. Ấn định độ dốc bay lên theo thiết kế
1. Trường hợp cần thiết để đảm bảo cự ly tối thiểu đến chướng ngại vật, có thể áp dụng độ dốc bay lên theo thiết kế (PDG) trong phương thức cất cánh có giá trị lớn hơn 3,3%.
2. Các phương thức cất cánh có ấn định độ dốc bay lên theo thiết kế phải đảm bảo:
a) Tàu bay lấy độ cao trên trục tim đường cất hạ cánh kéo dài đến độ cao 120 m trước khi thực hiện vòng rẽ;
b) Thiết lập khoảng thông thoáng chướng ngại vật tối thiểu là 90 m trước khi tiến hành vòng rẽ lớn hơn 150.
Thông tư 28/2009/TT-BGTVT về phương thức bay hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 28/2009/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 539 đến số 540
- Ngày hiệu lực: 25/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các phương thức bay Hàng không dân dụng sử dụng thiết bị
- Điều 5. Bay hiệu chuẩn đối với các phương thức bay sử dụng thiết bị
- Điều 6. Quy định về nhân viên thiết kế phương thức bay
- Điều 7. Yêu cầu đối với phương thức bay và tổ chức vùng trời
- Điều 8. Xác định vòng rẽ khi xây dựng phương thức bay
- Điều 9. Hồ sơ xây dựng phương thức bay
- Điều 10. Phương thức cất cánh sử dụng thiết bị
- Điều 11. Cất cánh thẳng
- Điều 12. Cất cánh theo vòng rẽ
- Điều 13. Phương thức cất cánh không xác định hướng
- Điều 14. Bắt đầu giai đoạn cất cánh
- Điều 15. Ấn định độ dốc bay lên theo thiết kế
- Điều 16. Quy định chung về phương thức đến tiêu chuẩn sử dụng thiết bị
- Điều 17. Các tiêu chuẩn của phương thức đến.
- Điều 18. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận đầu
- Điều 19. Các tham số xác định giai đoạn tiếp cận đầu
- Điều 20. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận giữa
- Điều 21. Bắt đầu và kết thúc của giai đoạn tiếp cận giữa
- Điều 22. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận chót
- Điều 23. Giai đoạn tiếp cận chót của phương thức tiếp cận giản đơn cã điểm tiếp cận chót
- Điều 24. Giai đoạn tiếp cận chót của phương thức tiếp cận giản đơn không cã điểm tiếp cận chót
- Điều 25. Phương thức tiếp cận chính xác
- Điều 26. Độ cao quyết định trong phương thức tiếp cận chính xác
- Điều 27. Vùng bảo vệ giai đoạn chính xác
- Điều 28. Quy định chung về giai đoạn tiếp cận hụt
- Điều 29. Các đoạn trong giai đoạn tiếp cận hụt
- Điều 30. Vòng lượn
- Điều 31. Vùng bảo vệ của vòng lượn
- Điều 32. Phương thức tiếp cận hụt trong vòng lượn
- Điều 33. Vòng lượn sử dụng vệt bay quy định
- Điều 34. Nguyên tắc chung đối với phương thức bay chờ
- Điều 35. Các tham số xác định khu chờ
- Điều 36. Phương thức tiến nhập khu chờ
- Điều 37. Vùng đệm và độ cao chờ tối thiểu
- Điều 38. Khoảng thông thoáng chướng ngại vật tối thiểu
- Điều 39. Độ cao bay an toàn thấp nhất
- Điều 40. Vòng rẽ trên đường bay
- Điều 41. Quy ước đặt tên cho phương thức bay sử dụng thiết bị
- Điều 42. Công bố thông tin phương thức bay trên sơ đồ