Hệ thống pháp luật

Chương 2 Thông tư 28/2009/TT-BGTVT về phương thức bay hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương II

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 4. Các phương thức bay Hàng không dân dụng sử dụng thiết bị

1. Phương thức cất cánh tiêu chuẩn sử dụng thiết bị:

a) Cất cánh thẳng;

b) Cất cánh theo vòng rẽ;

c) Cất cánh không xác định hướng.

2. Phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị:

a) Phương thức tiếp cận giản đơn;

b) Phương thức tiếp cận chính xác.

3. Phương thức đến tiêu chuẩn sử dụng thiết bị.

4. Phương thức bay chờ và phương thức trên đường bay.

Điều 5. Bay hiệu chuẩn đối với các phương thức bay sử dụng thiết bị

1. Việc bay hiệu chuẩn được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Phương thức bay sử dụng thiết bị trước khi ban hành.

b) Các phương thức bay sử dụng thiết bị đã ban hành: Thực hiện một (01) năm một (01) lần đối với các phương thức tiếp cận chính xác và hai (02) năm một (01) lần đối với phương thức tiếp cận giản đơn, phương thức đến tiêu chuẩn và phương thức cất cánh tiêu chuẩn sử dụng thiết bị.

c) Phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị có tuyến tiếp cận chót sửa đổi từ 30 trở lên.

2. Việc miễn trừ bay hiệu chuẩn đối với trường hợp điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành phương thức bay do Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 6. Quy định về nhân viên thiết kế phương thức bay

Nhân viên thiết kế phương thức bay phải đạt được các yêu cầu sau:

1. Có chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo thiết kế phương thức PANS - OPS tại các cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam công nhận;

2. Nhân viên dẫn đường hàng không hoặc lái tàu bay, kiểm soát viên không lưu có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm;

3. Tham gia thực tập thiết kế tối thiểu 02 phương thức bay bằng thiết bị;

4. Được cấp giấy phép hành nghề theo quy định pháp luật.

Điều 7. Yêu cầu đối với phương thức bay và tổ chức vùng trời

1. Quỹ đạo của các phương thức bay bằng thiết bị trong vùng trời được kiểm soát nằm bên trên vùng trời không được kiểm soát thì độ cao phương thức phải cao hơn giới hạn dưới của vùng trời có kiểm soát ít nhất 150 m.

2. Tiến hành đánh giá về mức độ an toàn và xem xét về loại, mật độ không lưu, tiến hành phân tích nguy cơ để đưa ra biện pháp giảm bớt rủi ro trước khi thiết lập một đường bay, phương thức bay sử dụng thiết bị trong vùng trời không có kiểm soát.

3. Hồ sơ xây dựng phương thức bay phải do tối thiểu là 02 nhân viên thiết kế phương thức bay xây dựng.

Điều 8. Xác định vòng rẽ khi xây dựng phương thức bay

1. Điểm vòng rẽ được xác định tại:

a) Một thiết bị dẫn đường hoặc tại một điểm xác định;

b) Một độ cao xác định.

2. Vùng bảo vệ của vòng rẽ

a) Ranh giới bên ngoài của khu vực vòng rẽ được xác định căn cứ vào tốc độ lớn nhất đối với loại tàu bay được phép thực hiện phương thức dựa trên sai số tăng dần trên cơ sở bán kính vòng rẽ.

b) Ranh giới bên trong của khu vực vòng rẽ dựa trên loại tàu bay có tốc độ thấp nhất được phép thực hiện phương thức.

Điều 9. Hồ sơ xây dựng phương thức bay

Tổ chức, cá nhân đề xuất phương thức bay mới hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung phương thức bay sử dụng thiết bị gửi hồ sơ về Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ cụ thể như sau:

1. Thống kê chướng ngại vật trong khu vực có bán kính 55 km tính từ thiết bị dẫn đường sử dụng để xây dựng phương thức.

2. Các dữ liệu về sân bay và thiết bị dẫn đường.

3. Các sơ đồ:

a) Sơ đồ xác định độ cao an toàn tối thiếu trong các phân khu, chi tiết khu vực các giai đoạn của phương thức bay thể hiện trên bản đồ địa hình hàng không tỷ lệ 1:250.000;

b) Sơ đồ chi tiết giai đoạn tiếp cận chót, tiếp cận hụt của phương thức tiếp cận thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000.

4. Đối với phương thức tiếp cận chính xác, ngoài các sơ đồ quy định tại khoản 3 Điều này, phải bổ sung:

a) Sơ đồ chi tiết giai đoạn tiếp cận chót, tiếp cận hụt thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 hoặc 1:50.000;

b) Thống kê, đánh giá các chướng ngại vật trong giai đoạn tiếp cận chính xác theo mặt phẳng nhận dạng chướng ngại vật (OIS), mô hình đánh giá rủi ro (CRM) và các mặt phẳng cơ bản của phương thức ILS (basic ILS).

5. Sơ đồ toàn bộ phương thức bay theo tỷ lệ 1:250.000.

6. Các tham số được sử dụng để tính toán và các bước tính toán trong quá trình xây dựng phương thức bay.

7. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng, ban hành hoặc thẩm định phương thức bay trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thông tư 28/2009/TT-BGTVT về phương thức bay hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 28/2009/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 10/11/2009
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 539 đến số 540
  • Ngày hiệu lực: 25/12/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH