Hệ thống pháp luật

Chương 7 Thông tư 126/2020/TT-BQP về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý nhà nước về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng. Cục Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng, có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng; hướng dẫn các cơ quan đơn vị lập, đề xuất loại biên chế và xử lý tài sản hằng năm và tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt. Đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các vấn đề liên quan đến công tác loại biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng.

2. Thẩm định hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định loại khỏi biên chế và xử lý các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 11 và a) Sau khi Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế, phê duyệt kế hoạch xử lý, Tổng cục Kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, đơn vị thực hiện xử lý theo quy trình, quy phạm hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành.

id=ten_diem_b_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_b_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>b) Hướng dẫn việc xử lý đạn dược và hóa chất độc hại đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; thường xuyên rà soát tài liệu kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật và các quy định về xử lý tháo gỡ, hủy các loại đạn dược, hóa chất độc hại cho đơn vị thực hiện bảo đảm tuyệt đối an toàn;

id=ten_diem_c_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_c_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>c) Xác định rõ danh mục các loại đạn dược cấp 5 được xử lý theo các phương pháp (tháo gỡ hoặc hủy nổ, hủy đốt, hủy chôn); xác định số vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5 báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư);

id=ten_diem_d_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_d_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>d) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân, phân loại chính xác số đạn dược cấp 5 và điều chuyển cách ly;

id=ten_diem_dd_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_dd_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>đ) Rà soát lại toàn bộ năng lực xử lý đạn dược cấp 5 của các đơn vị, gồm: Lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và các yêu cầu khác cho công tác xử lý đạn dược và đề xuất phương án thực hiện với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;

id=ten_diem_e_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_e_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>e) Chỉ đạo tổ chức xử lý làm vô hiệu hóa ngay đạn dược cấp 5 nguy hiểm có thể gây ra cháy, nổ gây mất an toàn;

id=ten_diem_g_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_g_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>g) Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các định mức chi phí xử lý cho từng chủng loại đạn dược và hóa chất độc hại với các hình thức xử lý khác nhau (không tính chi phí vận chuyển); định mức xây dựng cho hai loại hình đơn vị dự toán và đơn vị hạch toán;

id=ten_diem_h_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_h_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>h) Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật, chấp hành các quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật của các đơn vị làm nhiệm vụ xử lý đạn dược cấp 5, hóa chất độc hại để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong xử lý;

id=ten_diem_i_khoan_5_dieu_51 id=ten_diem_i_khoan_5_dieu_51 style='margin-top:6.0pt'>i) Định kỳ 6 tháng, năm Tổng cục Kỹ thuật tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính), Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Quân lực) về kết quả xử lý đạn dược, hóa chất độc hại trong toàn quân (nội dung báo cáo, gồm: số lượng đạn dược, hóa chất độc hại được xử lý, vật phẩm thu hồi sau xử lý, tình hình sử dụng ngân sách bảo đảm cho xử lý đạn dược; đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện và những vướng mắc cần giải quyết).

6. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tháo gỡ, phân loại, phân cấp chất lượng, thu gom, bảo quản, cất giữ các loại thân bom, đạn, ống phóng; phụ tùng vật tư súng pháo; phụ tùng vật tư, trang bị kỹ thuật khác còn sử dụng được cho bảo đảm kỹ thuật, nhập kho và bảo quản, quản lý chặt chẽ theo chế độ quy định.

7. Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị trong việc làm biến dạng vô hiệu hóa tính năng quân sự của trang bị kỹ thuật.

8. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa bảo đảm kỹ thuật.

9. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).

10. Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, đạn dược, thiết bị vật tư hàng hóa đảm bảo kỹ thuật; kết quả tháo gỡ, thu hồi, cải hoán, tận dụng vật tư phụ tùng của toàn quân báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Điều 52. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng trong toàn quân.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm Công nghiệp quốc phòng.

3. Hướng dẫn đơn vị và tham gia phúc tra tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý sử dụng việc tận dụng tài sản là vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng giữ lại để bảo đảm nghiệp vụ ngành.

5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa dùng chung bảo đảm công nghiệp quốc phòng.

6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).

7. Chỉ đạo các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục tham gia đấu giá tài sản xử lý theo quy định tại Thông tư này.

8. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác loại biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Điều 53. Trách nhiệm của Cục Tài chính

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo nghiệp vụ tài chính trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản có nhiệm vụ:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các khoản thu từ xử lý và chi phí liên quan đến việc xử lý của các đơn vị; Hướng dẫn đơn vị xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản; thẩm định giá bán tài sản để nhượng bán; tham gia kiểm tra kết quả bán đấu giá tài sản;

2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan (Cục Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Kỹ thuật) thẩm định dự toán chi phí xử lý đạn dược, hóa chất độc hại, của các cơ quan, đơn vị, báo cáo Bộ Quốc phòng giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

3. Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Tham gia phúc tra loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa, đạn dược cấp 5; xử lý vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5.

5. Hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với các vật tư, phụ tùng đơn vị tháo gỡ, giữ lại để đảm bảo kỹ thuật tại đơn vị.

6. Phối hợp với Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các định mức chi phí xử lý cho từng chủng loại đạn dược với các hình thức xử lý khác nhau.

7. Tổng hợp kết quả thu, chi và quản lý tài chính liên quan đến loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa, đạn dược cấp 5; vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5 báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Điều 54. Trách nhiệm của các chuyên ngành

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo lĩnh vực, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ, tận dụng và quản lý các bộ phận chi tiết, vật tư, phụ tùng còn tốt để dồn lắp, cải hoán, sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật và nhiệm vụ khác; thực hiện các chế độ quản lý thu hồi hồ sơ đăng ký, sử dụng theo quy định của Bộ Quốc phòng và chuyên ngành.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo đề nghị của đơn vị.

4. Tham gia phúc tra loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo đề xuất của đơn vị.

5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo lĩnh vực, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.

6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý cửa đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).

7. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Điều 55. Trách nhiệm của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về những nội dung được phân cấp, ủy quyền về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản quy định tại Thông tư này.

2. Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư) đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền và những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

3. Kiểm tra phân loại đánh giá chất lượng tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa; tổ chức thu gom tập trung về một số vị trí nhất định; lập báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý hằng năm theo quy định.

4. Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức phúc tra tài sản đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý của đơn vị.

5. Quyết định loại khỏi biên chế và xử lý các tài sản quy định tại khoản 3 Điều 11 và a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng;

id=ten_diem_b_khoan_15_dieu_55 id=ten_diem_b_khoan_15_dieu_55 style='margin-top:6.0pt'>b) Cơ quan thường trực Hội đồng xử lý tài sản là Phòng Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng, Ban Vật tư, đối với các đơn vị không có Phòng Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng, Ban Vật tư thì cơ quan thường trực do Chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định;

id=ten_diem_c_khoan_15_dieu_55 id=ten_diem_c_khoan_15_dieu_55 style='margin-top:6.0pt'>c) Thành viên Hội đồng xử lý tài sản là đại diện các quan, đơn vị: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; Kỹ thuật, Tài chính, Quân lực, Doanh trại, cơ quan Pháp chế, Thanh tra và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan;

id=ten_diem_d_khoan_15_dieu_55 id=ten_diem_d_khoan_15_dieu_55 style='margin-top:6.0pt'>d) Hội đồng xử lý tài sản có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho Chỉ huy cơ quan, đơn vị quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của đơn vị theo các quy định của Thông tư này;

id=ten_diem_dd_khoan_15_dieu_55 id=ten_diem_dd_khoan_15_dieu_55 style='margin-top:6.0pt'>đ) Hội đồng xử lý được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị và được bảo đảm kinh phí hoạt động từ nguồn thu xử lý tài sản.

Thông tư 126/2020/TT-BQP về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng

  • Số hiệu: 126/2020/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/10/2020
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH