Hệ thống pháp luật

Chương 3 Thông tư 126/2020/TT-BQP về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng

Chương III

XỬ LÝ TÀI SẢN

Điều 12. Tài sản được xử lý

1. Tài sản đã được cấp có thẩm quyền quy định tại a) Tổ chức dồn lắp, sửa chữa phục hồi; tháo gỡ tận dụng vật tư phụ tùng, bộ phận chi tiết thay thế phục vụ cho sửa chữa;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_13 id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>b) Tận dụng làm mô hình học cụ; phục vụ huấn luyện, trưng bày bảo tàng và cho các nhiệm vụ quân sự quốc phòng;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_13 id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>c) Đối với súng bộ binh không còn nguyên dạng và các bộ phận rời không còn sử dụng được cho tháo gỡ, dồn lắp, sửa chữa phục hồi, đơn vị báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định loại khỏi biên chế và xử lý;

id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_13 id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>d) Các loại khác, đơn vị được giao cất giữ, quản lý chặt chẽ, đến khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Đạn dược và hóa chất độc hại: Xử lý (hủy, tháo gỡ) theo các phương pháp phù hợp với quy định của ngành và quy trình công nghệ xử lý được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm tuyệt đối an toàn.

3. Vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược:

id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_13 id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>a) Số vật phẩm còn tốt có khả năng sử dụng lại, thu hồi về cất giữ, bảo quản tập trung tại kho Bộ Quốc phòng, hoặc kho ngạnh sử dụng cho sửa chữa, sản xuất theo yêu cầu nhiệm vụ;

id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_13 id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>b) Vỏ đạn pháo, các vật liệu bằng đồng thu hồi sau xử lý đạn dược bị hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa, phục hồi chỉ được xử lý sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_13 id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>c) Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược, hoặc sử dụng làm mô hình học cụ phục vụ huấn luyện, hoặc đã làm biến dạng, vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng cháy nổ và khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu để tái chế phục vụ sản xuất thì tổ chức bán đấu giá công khai cho các nhà máy trong Quân đội có công nghệ nấu luyện để nấu luyện làm phôi nguyên liệu dự trữ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng;

id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_13 id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>d) Vật liệu nổ thu được từ tháo gỡ, xì tháo đạn chỉ được bán đấu giá công khai cho các đơn vị, nhà máy trong Quân đội có chức năng tái chế, sản xuất thuốc nổ công nghiệp;

id=ten_diem_e_khoan_3_dieu_13 id=ten_diem_e_khoan_3_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>e) Không bán các vật phẩm, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược ra ngoài Quân đội.

4. Tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa:

id=ten_diem_a_khoan_4_dieu_13 id=ten_diem_a_khoan_4_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>a) Tiêu hủy bảo đảm tuyệt đối an toàn thiết bị tin học và phương tiện có lưu trữ thông tin, hóa chất độc hại;

id=ten_diem_b_khoan_4_dieu_13 id=ten_diem_b_khoan_4_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>b) Tháo gỡ những chi tiết, bộ phận phụ tùng còn sử dụng được (trên 50% chất lượng chi tiết, bộ phận phụ tùng mới) để phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật;

id=ten_diem_c_khoan_4_dieu_13 id=ten_diem_c_khoan_4_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>c) Tận dụng làm mô hình học cụ, phục vụ huấn luyện, hiện vật trưng bày và các nhiệm vụ quân sự quốc phòng;

id=ten_diem_d_khoan_4_dieu_13 id=ten_diem_d_khoan_4_dieu_13 style='margin-top:6.0pt'>d) Số còn lại, sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự để tổ chức bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.

5. Vật liệu, vật phẩm thu hồi trong quá trình phá dỡ, hủy bỏ tài sản là công trình chiến đấu, công trình quốc phòng, nhà và tài sản gắn liền với đất thực hiện bán đấu giá công khai theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Đối với những loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt trong Quân đội thực hiện xử lý theo quy định pháp luật về dược và hướng dẫn của ngành Quân y.

7. Trường hợp không thuộc các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Điều 14. Thẩm định, báo cáo xử lý tài sản

1. Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý tài sản:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_14 id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>a) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khoản 1 Điều 15 Thông tư này:

Đối với tài sản là quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này: cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật và chuyên ngành có liên quan;

Đối với tài sản quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều 15 Thông tư này: cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Tài chính, Cục Quân lực và chuyên ngành có liên quan;

Đối với tài sản quy định tại các điểm h và i khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Hậu cần và chuyên ngành có liên quan;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_14 id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>b) Quyết định loại xử lý tài sản thuộc thẩm quyền Tổng Tham mưu trưởng, khoản 2 Điều 15 Thông tư này: thực hiện theo quy định tại c) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại a) Văn bản quy định tại b) Đối với tài sản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 15 Thông tư này ngoài các văn bản quy định tại điểm a khoản này, bổ sung thêm quyết định loại khỏi biên chế của cấp có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ xử lý tài sản báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Nội dung quyết định xử lý tài sản:

id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>a) Đơn vị được xử lý tài sản;

id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>b) Danh mục chủng loại, ký mã hiệu, cấp chất lượng tài sản;

id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>c) Số lượng, khối lượng; thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá và giá trị tài sản còn lại (nếu có);

id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>d) Phương thức xử lý tài sản theo các quy định tại đ) Thời gian xử lý tài sản;

id=ten_diem_e_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_e_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>e) Quản lý tài chính;

id=ten_diem_g_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_g_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>g) Trách nhiệm tổ chức thực hiện;

id=ten_diem_h_khoan_3_dieu_14 id=ten_diem_h_khoan_3_dieu_14 style='margin-top:6.0pt'>h) Kế hoạch thực hiện xử lý đối với đạn dược và hóa chất độc hại.

Điều 15. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xử lý tài sản đối với:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>a) Súng, pháo các loại;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>b) Ra đa, tổ hợp tên lửa, đạn tên lửa, máy bay;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>c) Xe tăng, xe thiết giáp;

id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>đ) Tàu thuyền (tàu chiến đấu, tàu bổ trợ, tàu huấn luyện chiến đấu, xuồng chiến đấu); phương tiện vận tải đường thủy từ 50 tấn trở lên;

id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>đ) Xe ô tô; xe máy đặc chủng; xe máy công binh;

id=ten_diem_e_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_e_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>e) Vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược;

id=ten_diem_g_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_g_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>g) Thiết bị, vật tư hàng hóa thuộc dự trữ tại các kho của Bộ Quốc phòng và các kho ngành theo phân cấp quản lý;

id=ten_diem_h_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_h_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>h) Nhà cấp I, II;

id=ten_diem_i_khoan_1_dieu_15 id=ten_diem_i_khoan_1_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>i) Bể thép có dung tích trên 50 m3 trở lên.

2. Tổng Tham mưu trưởng quyết định xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại.

3. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý các tài sản không thuộc các khoản 1, khoản 2 Điều này được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng.

4. Thẩm quyền xử lý tài sản là đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp:

id=ten_diem_a_khoan_4_dieu_15 id=ten_diem_a_khoan_4_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>a) Trường hợp đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp, Chủ nhiệm kho hoặc Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên kiểm tra và quyết định tiêu hủy để bảo đảm an toàn theo quy trình, quy phạm hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành. Sau tiêu hủy lập biên bản, kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp và Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

id=ten_diem_b_khoan_4_dieu_15 id=ten_diem_b_khoan_4_dieu_15 style='margin-top:6.0pt'>b) Chậm nhất 07 ngày sau khi xử lý xong, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo bằng văn bản về kết quả xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp theo phân cấp về Bộ Quốc phòng và đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế.

Điều 16. Tổ chức xử lý tài sản

1. Xử lý đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_16 id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_16 style='margin-top:6.0pt'>a) Sau khi Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế và xử lý, phê duyệt kế hoạch xử lý đạn dược và hóa chất độc hại, Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện theo phương thức, kế hoạch được phê duyệt bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_16 id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_16 style='margin-top:6.0pt'>b) Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ra Mệnh lệnh vận chuyển đạn dược và hóa chất độc hại trong phạm vi địa bàn đơn vị quản lý; trường hợp vận chuyển đạn dược và hóa chất độc hại ra ngoài phạm vi địa bàn đơn vị quản lý phải báo cáo Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến) xem xét, ra Mệnh lệnh vận chuyển;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_16 id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_16 style='margin-top:6.0pt'>c) Sau khi xử lý, phải tiến hành kiểm trà tại hiện trường, bảo đảm tất cả đạn dược và hóa chất độc hại đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng.

2. Xử lý đối với tài sản còn lại:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền, Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_16 id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_16 style='margin-top:6.0pt'>a) Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện xử lý tài sản của đơn vị;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_16 id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_16 style='margin-top:6.0pt'>b) Tổ chức xử lý theo phương thức đã được phê duyệt tại quyết định xử lý tài sản;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_16 id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_16 style='margin-top:6.0pt'>c) Thực hiện chế độ quản lý tài chính sau xử lý tài sản, báo cáo kết quả về Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan.

3. Thời gian thực hiện xử lý tài sản tối đa không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý. Riêng thời gian thực hiện xử lý đạn dược và hóa chất độc hại do Tổng Tham mưu trưởng quy định trong quyết định loại khỏi biên chế và xử lý, phê duyệt kế hoạch xử lý.

Thông tư 126/2020/TT-BQP về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng

  • Số hiệu: 126/2020/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/10/2020
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH