Chương 1 Thông tư 126/2020/TT-BQP về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng
1. Thông tư này quy định loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là loại khỏi biên chế và xử lý tài sản); quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản; kiểm tra, báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản.
2. Việc xử lý các sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Việc xử lý tài sản do doanh nghiệp tự mua sắm, hoặc được cấp có thẩm quyền giao vốn cho doanh nghiệp, hoặc mua sắm từ nguồn vốn của doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
4. Việc xử lý, tiêu hủy bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn các loại đã tiếp nhận, thu gom ngoài trang bị của Quân đội, hoặc do cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội chuyển giao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2018/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
5. Tiền thu được từ xử lý tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là tài sản nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng bao gồm: Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý theo quy định tại Điều 64 Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt tại các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 318/2017/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Bộ Quốc phòng quy định danh mục tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý và hệ thống số, mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
2. Trang bị kỹ thuật là các loại vũ khí, tổ hợp vũ khí, đạn dược, phương tiện, khí tài dùng để chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, huấn luyện và phục vụ các hoạt động thường xuyên, gồm: Trang bị chính và trang bị bổ trợ đồng bộ cho trang bị chính được phân loại thành tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng và tài sản phục vụ công tác quản lý.
3. Đạn dược là các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi, ngư lôi, tên lửa, rốc két, lượng nổ, thuốc phóng, vật liệu nổ, chất cháy.
4. Thiết bị vật tư hàng hóa là nguyên liệu, nhiên liệu, chi tiết, cụm chi tiết, phụ tùng; thiết bị, vật tư, phương tiện, bảo đảm phục vụ cho công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội.
5. Tài sản xử lý là vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược; trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa và tài sản nhà nước khác không cồn tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất, bảo đảm kỹ thuật và các nhiệm vụ khác của cơ quan, đơn vị.
6. Công trình chiến đấu là công trình quốc phòng trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, nhiệm vụ phòng thủ biên giới, đất liền, vùng trời, hải đảo để bảo vệ Tổ quốc được xây dựng riêng biệt hoặc cấu trúc thành các trận địa, các chốt, các điểm tựa, cụm điểm tựa, các căn cứ, khu vực phòng ngự, sở chỉ huy các cấp, căn cứ chiến lược.
7. Công trình quốc phòng là công trình được xây dựng mới hoặc lợi dụng, cải tạo những kiến trúc, vật thể có sẵn do cấp có thẩm quyền của nhà nước xác định nhằm phục vụ cho mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc.
8. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
9. Nhà và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, trường bắn, bãi tập, cơ sở giam giữ của đơn vị, cụ thể:
id=ten_diem_a_khoan_9_dieu_3 id=ten_diem_a_khoan_9_dieu_3 style='margin-top:6.0pt'>a) Nhà gồm: nhà làm việc; nhà ở, nhà công vụ; nhà ăn, nhà bếp; nhà kho, nhà xưởng; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ, văn hóa, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện; nhà tập và thi đấu thể thao; trường học, giảng đường; nhà trẻ và nhà mẫu giáo; bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng, nhà điều dưỡng; nhà khách và nhà khác; id=ten_diem_b_khoan_9_dieu_3 id=ten_diem_b_khoan_9_dieu_3 style='margin-top:6.0pt'>b) Tài sản gắn liền với đất gồm: giếng khoan, giếng đào, bể chứa; sân vận động, sân chơi, sân phơi, bể bơi; cầu cống, bến cảng, ụ tàu, hệ thống cấp thoát nước; đê, đập, đường, tường rào bao quanh; tượng đài; trường bắn, thao trường bãi tập và tài sản gắn liền với đất khác.10. Biên chế tài sản là số lượng, cơ cấu bố trí trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa hợp lý trong một đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
11. Loại khỏi biên chế là việc đưa tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng ra khỏi biên chế tài sản.
12. Xử lý tài sản là việc cấp có thẩm quyền quyết định điều chuyển ra ngoài quân đội, tiếp tục khai thác, tiêu hủy, bán đấu giá tài sản nhà nước sau khi đã loại khỏi biên chế.
13. Phúc tra đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là hoạt động đánh giá, kiểm tra thực tế của cơ quan quản lý các cấp đối với danh mục trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa đơn vị đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý.
15. Trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.
16. Người có tài sản đấu giá là cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý tài sản nhà nước loại khỏi biên chế.
17. Người tham gia đấu giá là các đơn vị, tổ chức có đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội có ngành nghề kinh doanh phù hợp.
18. Người điều hành đấu giá là Chủ tịch Hội đồng đấu giá hoặc người được Chủ tịch Hội đồng đấu giá phân công.
Điều 4. Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
1. Mục đích:
id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_4 id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>a) Quản lý chặt chẽ trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa; id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_4 id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>b) Loại khỏi biên chế tài sản không nằm trong quy hoạch, kế hoạch; id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_4 id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>c) Kịp thời loại bỏ nguy cơ cháy nổ, mất an toàn; id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_4 id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>d) Khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp và bảo quản giữ gìn, duy trì chất lượng số tài sản còn sử dụng; id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_4 id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>đ) Tận dụng khai thác có hiệu quả đối với tài sản đã được loại khỏi biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; id=ten_diem_e_khoan_1_dieu_4 id=ten_diem_e_khoan_1_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>e) Giải phóng kho tàng, giảm chi phí quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, cất giữ và tận thu cho ngân sách quốc phòng.2. Yêu cầu:
id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_4 id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt; id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_4 id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>b) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý tài sản; id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_4 id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_4 style='margin-top:6.0pt'>c) Quản lý chặt chẽ, phòng ngừa tiêu cực, thất thoát và lãng phí.Điều 5. Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
1. Chỉ tiến hành loại khỏi biên chế và xử lý tài sản khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Khai thác tận dụng những tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa còn khả năng sử dụng phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Thông tư 126/2020/TT-BQP về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng
- Số hiệu: 126/2020/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/10/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
- Điều 5. Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
- Điều 6. Tài sản được loại khỏi biên chế
- Điều 7. Đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
- Điều 8. Tổng hợp đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
- Điều 9. Phúc tra đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
- Điều 10. Thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
- Điều 11. Thẩm quyền loại khỏi biên chế tài sản
- Điều 12. Tài sản được xử lý
- Điều 14. Thẩm định, báo cáo xử lý tài sản
- Điều 15. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản
- Điều 16. Tổ chức xử lý tài sản
- Điều 17. Tài sản được bán đấu giá
- Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản
- Điều 23. Kế hoạch bán đấu giá
- Điều 24. Niêm yết việc đấu giá tài sản
- Điều 25. Xem tài sản đấu giá
- Điều 26. Địa điểm đấu giá
- Điều 27. Đăng ký tham gia đấu giá
- Điều 30. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
- Điều 31. Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
- Điều 32. Biên bản đấu giá
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá
- Điều 37. Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá
- Điều 44. Quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản