Chương 1 Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999
Pháp lệnh này điều chỉnh các quan hệ thương phiếu phát sinh từ hoạt động thương mại có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện, cầm cố thương phiếu tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Chủ thể được quyền phát hành
Người ký phát, người phát hành quy định trong Pháp lệnh này phải là các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng không phải là người ký phát, người phát hành.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. "Thương phiếu" là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
2. "Hối phiếu" là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
3. "Lệnh phiếu" là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
4. "Người ký phát" là người lập và ký phát hành hối phiếu.
5. "Người bị ký phát" là người có trách nhiệm phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.
6. "Người thụ hưởng" là người có tên trên thương phiếu và được thanh toán số tiền ghi trên thương phiếu hoặc bất cứ người nào được chuyển nhượng thương phiếu phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.
7. "Người phát hành" là người lập và ký phát hành lệnh phiếu.
8. "Người có liên quan" bao gồm người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người nhận cầm cố và người bảo lãnh.
9. "Phát hành" là việc lập, ký và chuyển giao thương phiếu lần đầu của người ký phát hoặc người phát hành cho người thụ hưởng.
10. "Chuyển nhượng" là việc người thụ hưởng chuyển giao thương phiếu cho người được chuyển nhượng để đổi lấy tiền hoặc thanh toán một nghĩa vụ.
11. "Chấp nhận" là cam kết của người bị ký phát thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu khi đến hạn thông qua việc ký chấp nhận trên hối phiếu phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.
13. "Quan hệ thương phiếu" là quan hệ giữa người thụ hưởng với những người có liên quan và quan hệ giữa những người có liên quan với nhau trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện và cầm cố thương phiếu.
14. "Quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoài" là quan hệ thương phiếu có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia với tư cách là người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người thụ hưởng.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì các bên tham gia quan hệ thương phiếu áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được áp dụng cho quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoài, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.
3. Trường hợp một thương phiếu được phát hành ở Việt Nam, nhưng được chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc thanh toán ở một nước khác, thì thương phiếu phải được lập và ký phát hành theo quy định của Pháp lệnh này.
4. Trường hợp một thương phiếu được phát hành ở nước khác, nhưng được chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc thanh toán ở Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến thương phiếu được quy định như sau:
a) Hiệu lực của việc chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh thương phiếu được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Thời điểm đến hạn thanh toán của thương phiếu được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng liên quan đến việc xuất trình hối phiếu để chấp nhận hoặc truy đòi do thương phiếu không được chấp nhận hoặc không được thanh toán được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Xác định thời hạn thương phiếu
1. Thời hạn thanh toán thương phiếu, thời hạn truy đòi và thời hạn khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ thương phiếu được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
2. Thời hạn thanh toán thương phiếu theo quy định của Pháp lệnh này là ngắn hạn, trừ trường hợp đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Thời hạn thanh toán thương phiếu cụ thể do người thụ hưởng và người ký phát hoặc người phát hành xác định.
Điều 6. Số tiền thanh toán trên thương phiếu
1. Số tiền thanh toán trên thương phiếu phải được ghi bằng số và bằng chữ. Số tiền ghi bằng chữ không được khác với số tiền ghi bằng số. Nếu có sự khác nhau giữa số tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ thì số tiền nhỏ hơn có giá trị thanh toán.
2. Số tiền thanh toán trên thương phiếu phải được ghi bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Nếu thương phiếu được ghi trả bằng ngoại tệ không phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên thương phiếu được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
Điều 7. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu
1. Thương phiếu phải được lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thương phiếu phải được lập bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, thương phiếu phải được lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Việc sử dụng các hình thức thông tin điện tử trong quan hệ thương phiếu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Khi thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng, người thụ hưởng phải thông báo ngay cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ hưởng phải thông báo rõ thương phiếu bị mất trong trường hợp nào hoặc thương phiếu bị hư hỏng do nguyên nhân nào và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo.
2. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát hoặc người phát hành ký phát hành thêm một bản thương phiếu thay thế sau khi đã thông báo về việc thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng.
3. Khi người thụ hưởng đã thông báo về việc thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bản thương phiếu đó không còn giá trị.
Điều 9. Nội dung quản lý nhà nước về thương phiếu
Nội dung quản lý nhà nước về thương phiếu bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương phiếu;
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương phiếu;
3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thương phiếu;
4. Tổ chức in, cung cấp và bảo quản mẫu thương phiếu;
5. Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về thương phiếu.
Điều 10. Cơ quan quản lý nhà nước về thương phiếu
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thương phiếu.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương phiếu.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương phiếu theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương phiếu tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999
- Số hiệu: 17/1999/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 24/12/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 01/07/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Chủ thể được quyền phát hành
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương phiếu với nước ngoài
- Điều 5. Xác định thời hạn thương phiếu
- Điều 6. Số tiền thanh toán trên thương phiếu
- Điều 7. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu
- Điều 8. Mất thương phiếu
- Điều 9. Nội dung quản lý nhà nước về thương phiếu
- Điều 10. Cơ quan quản lý nhà nước về thương phiếu
- Điều 11. Nội dung của hối phiếu
- Điều 12. Nghĩa vụ của người ký phát
- Điều 13. Xuất trình đề nghị chấp nhận
- Điều 14. Hình thức chấp nhận
- Điều 15. Cam kết chấp nhận
- Điều 16. Nghĩa vụ của người chấp nhận
- Điều 19. Bảo lãnh thương phiếu
- Điều 20. Hình thức bảo lãnh
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh
- Điều 22. Quyền được cầm cố thương phiếu
- Điều 23. Chuyển giao thương phiếu để cầm cố
- Điều 24. Xử lý thương phiếu được cầm cố
- Điều 25. Công chứng
- Điều 26. Chuyển nhượng
- Điều 27. Điều kiện có hiệu lực của việc chuyển nhượng
- Điều 28. Hạn chế chuyển nhượng
- Điều 29. Hình thức ký chuyển nhượng
- Điều 30. Người thụ hưởng
- Điều 31. Quyền của người thụ hưởng
- Điều 32. Người thụ hưởng nước ngoài
- Điều 33. Xác định thời hạn thanh toán
- Điều 34. Xuất trình thương phiếu để thanh toán
- Điều 35. Hoàn thành thanh toán thương phiếu
- Điều 36. Thanh toán trước hạn
- Điều 37. Nhờ thu qua ngân hàng
- Điều 38. Quyền truy đòi
- Điều 39. Thông báo về việc từ chối
- Điều 40. Thời hạn thông báo
- Điều 41. Trách nhiệm của những người có liên quan
- Điều 42. Chấp nhận truy đòi
- Điều 43. Số tiền được thanh toán