Điều 28 Nghị định 160/2003/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam
Điều 28. Yêu cầu đối với hoạt động của tàu thuyền
1. Mọi hoạt động của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, kể cả việc đi qua mà không neo đậu lại, phải chịu sự quản lý, giám sát của Cảng vụ hàng hải.
2. Không có lệnh của Cảng vụ hàng hải, không một tàu thuyền nào được phép điều động, neo đậu, di chuyển vị trí hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác ở trong phạm vi luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu vực hạn chế khác do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định.
3. Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển của Việt Nam, mọi tàu thuyền đều phải chấp hành Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển.
4. Khi tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng phải thực hiện các quy định sau đây :
a) Chấp hành kịp thời, chính xác và đầy đủ các lệnh điều động tàu của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và luôn duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua máy VHF trên kênh đã được thông báo;
b) Tại khu vực có hạn chế hoạt động hàng hải, chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ qua luồng, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác. Phải chủ động di chuyển với tốc độ an toàn khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng lạch, thả phao tiêu, trục vớt cứu hộ, hoạt động nghề cá hoặc khi đi qua các tàu thuyền khác đang neo đậu, làm ma-nơ ở khu vực đó;
c) Ngoài các giờ quy định, tàu thuyền không được đi qua luồng hẹp, các khu vực có yêu cầu hạn chế hoặc dưới các đường dây điện cao thế mà độ cao của tàu thuyền vượt quá độ cao tĩnh không cho phép;
d) Máy neo và các thiết bị tương tự khác phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng;
đ) Cấm không được rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc để hạn chế trớn của tàu và tránh tai nạn có thể xảy ra;
e) Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 m trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng và phao buộc tàu hay quay trở, di chuyển vị trí neo đậu trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng đều bắt buộc phải sử dụng tàu lai hỗ trợ. Căn cứ điều kiện thực tế về an toàn hàng hải tại khu vực, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định cụ thể về số lượng và công suất tàu lai để hỗ trợ các tàu biển nói trên khi hoạt động tại cảng biển. Thuyền trưởng của các tàu thuyền có chiều dài lớn nhất dưới 80 m, khi hoạt động tại cảng nếu thấy cần thiết cũng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ.
5. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này thì thuyền trưởng hoặc người chỉ huy của tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, lắp đặt báo hiệu hàng hải, khai thác cát, khảo sát, đo đạc hoặc máy đóng cọc, cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác, phải xin phép Cảng vụ hàng hải ở khu vực đó trước khi tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển. Trong khi hoạt động, phải duy trì những dấu hiệu cảnh báo cần thiết và chấp hành mọi chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
Nghị định 160/2003/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam
- Số hiệu: 160/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/12/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 220 đến số 221
- Ngày hiệu lực: 06/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Mở cảng biển, cầu cảng
- Điều 6. Thủ tục mở cảng biển
- Điều 7. Thủ tục mở cầu cảng, khu chuyển tải
- Điều 8. Xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển
- Điều 9. Đóng cảng biển hoặc tạm thời không đưa cầu cảng, khu chuyển tải vào hoạt động
- Điều 10. Danh bạ cảng biển Việt Nam
- Điều 11. Thủ tục tàu thuyền nước ngoài xin phép đến cảng biển
- Điều 12. Miễn xin phép đến cảng biển
- Điều 13. Điều kiện đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển
- Điều 14. Thông báo tàu thuyền đến cảng biển
- Điều 15. Xác báo tàu thuyền đến cảng biển
- Điều 16. Điều động tàu thuyền vào cảng biển
- Điều 17. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền vào cảng biển
- Điều 18. Xác báo tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 19. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ khi làm thủ tục tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 20. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục cho tàu thuyền xuất nhập cảnh tại cảng dầu thô ngoài khơi
- Điều 21. Điều kiện tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 22. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh
- Điều 23. Thời gian làm thủ tục
- Điều 24. Thực hiện lệnh điều động tàu thuyền
- Điều 25. Xử lý các trường hợp trước và sau khi làm thủ tục
- Điều 26. Chế độ hoa tiêu bắt buộc
- Điều 27. Yêu cầu về thời gian cung cấp hoa tiêu dẫn tàu
- Điều 28. Yêu cầu đối với hoạt động của tàu thuyền
- Điều 29. Yêu cầu đối với việc neo đậu của tàu thuyền
- Điều 30. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng
- Điều 31. Chỉ định địa điểm neo đậu
- Điều 32. Trực ca khi tàu thuyền hoạt động tại cảng
- Điều 33. Nghĩa vụ cứu nạn
- Điều 34. Trách nhiệm báo cáo tai nạn hàng hải
- Điều 35. Trách nhiệm cứu nạn giữa các tàu thuyền
- Điều 36. Trách nhiệm xử lý tài sản chìm đắm trong cảng
- Điều 37. Treo cờ đối với tàu thuyền
- Điều 38. Yêu cầu đối với cầu thang và dây buộc tàu
- Điều 39. Bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh trên tàu thuyền
- Điều 40. Quy định về đổ rác, xả nước thải, nước dằn tàu
- Điều 41. Hoạt động thể thao và diễn tập quân sự
- Điều 42. Vận chuyển người, hàng hóa và hoạt động nghề cá trong vùng nước cảng biển.
- Điều 43. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền
- Điều 44. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng
- Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ
- Điều 46. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng
- Điều 47. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác
- Điều 48. Yêu cầu về phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Điều 49. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển