- 1Thông tư 86/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 84/2020/TT-BTC sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/VBHN-BTC | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 84/2020/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.[2]
Thông tư này hướng dẫn về việc đầu tư, kế toán, xác định giá trị tài sản ròng và chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát theo quy định của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2016/NĐ-CP).
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Ngân hàng giám sát; tổ chức lưu ký.
3. Các tổ chức và cá nhân cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc thiết lập, hoạt động, quản lý, giám sát quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
1. Hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, đảm bảo an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại điều lệ quỹ.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, quỹ hưu trí được đầu tư không vượt quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ của một quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Trường hợp đầu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của các quỹ do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quản lý, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí chỉ được thu phí quản lý quỹ một lần.
4. Căn cứ tình hình thị trường tài chính và hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí, Bộ Tài chính có thể điều chỉnh danh mục và hạn mức đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 4. Hạch toán kế toán của quỹ hưu trí
Quỹ hưu trí được áp dụng chế độ kế toán đối với quỹ mở quy định tại Thông tư số 198/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở, Thông tư số 181/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ hoán đổi danh mục và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) để hạch toán, kế toán các hoạt động nghiệp vụ của quỹ.
Điều 5. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí
1. Hàng tháng, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 và Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải xây dựng quy chế xác định giá trị tài sản ròng và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân để làm căn cứ thực hiện. Quy chế phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và giá trị tài khoản hưu trí cá nhân;
b) Quy trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá đối với từng loại tài sản đầu tư của quỹ hưu trí;
c) Mức độ sai sót mà doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
3. Quy chế xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân phải được quy định tại điều lệ của quỹ hưu trí theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Quy chế phải được công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, đồng thời gửi cho ngân hàng giám sát để kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
4. Việc xác định giá trị thị trường các tài sản của quỹ hưu trí thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 19 Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 20/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
5. Khi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí, xác định sai giá trị tài khoản hưu trí cá nhân và có phát sinh thiệt hại thực tế cho người tham gia quỹ thì doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Mức độ sai sót phải đền bù thiệt hại được quy định tại quy chế xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không thấp hơn 0,75% giá trị tài sản ròng của quỹ.
6. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và giá trị tài khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Trường hợp phát hiện định giá sai giá trị tài sản ròng hoặc giá trị tài khoản hưu trí cá nhân, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí điều chỉnh trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ.
7. Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày định giá, giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và đại lý hưu trí.
Điều 6. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
1. Ngoài việc tuân thủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí và báo cáo quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể như sau:
a) Báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng năm; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc năm;
b) Báo cáo về tài sản của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng quý; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý gần nhất;
c) Báo cáo về hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng quý; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý gần nhất;
d) Báo cáo quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng năm; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc năm.
2. Các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này được gửi cho Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
3.[3] Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;
d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát
1. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nơi nhận báo cáo và thời hạn gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
3.[4] Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;
d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Điều khoản thi hành[5]
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
2. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; |
- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện:..............................................
- Địa chỉ:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số.......... do............ cấp ngày..........
- Kỳ báo cáo năm:................
- Tên, địa chỉ các tổ chức cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí (kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân) (nếu có);
- Danh sách các đại lý hưu trí.
1. Báo cáo tình hình chung
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị | Thay đổi so với kỳ báo cáo trước |
I | Số lượng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý |
|
|
|
II | Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý |
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
1 | Tổng giá trị các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ |
|
|
|
2 | Tổng giá trị các khoản chi trả từ quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ |
|
|
|
3 | Tổng giá trị đầu tư cuối kỳ báo cáo |
|
|
|
2. Báo cáo đối với từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý
(Chi tiết đối với từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang quản lý)
- Tên quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện;
- Điều lệ quỹ số...... ngày....; văn bản sửa đổi, bổ sung số..... ngày.... (nếu có); Trong đó nêu cụ thể chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tỷ trọng đầu tư vào từng loại tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
- Tên tổ chức lưu ký;
- Tên ngân hàng giám sát;
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị | Thay đổi so với kỳ báo cáo trước |
I | Tổng số lượng người tham gia quỹ (I = 1 + 2) |
|
|
|
1 | Số lượng cá nhân trực tiếp tham gia quỹ |
|
|
|
2 | Số lượng người lao động tham gia quỹ thông qua người sử dụng lao động (Chi tiết đối với từng doanh nghiệp) |
|
|
|
II | Giá trị tài sản ròng của quỹ |
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
1 | Tổng giá trị các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ |
|
|
|
2 | Tổng giá trị các khoản chi trả từ quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện trong kỳ |
|
|
|
3 | Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện |
|
|
|
| ......, ngày..... tháng.... năm..... |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)
BÁO CÁO VỀ TÀI SẢN CỦA QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN
(áp dụng cho từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện)
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; |
- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện:..............................................
- Địa chỉ:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số....... do............ cấp ngày.............
- Kỳ báo cáo quý....... năm......
- Tên quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện;
- Điều lệ quỹ số.... ngày....; văn bản sửa đổi, bổ sung số... ngày.... (nếu có); Trong đó nêu cụ thể chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tỷ trọng đầu tư vào từng loại tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
Đơn vị tính:.... VND
TT | Tài sản | Kỳ báo cáo | Kỳ trước | %/cùng kỳ năm trước |
1 | Tiền và các khoản tương đương tiền |
|
|
|
| Tiền |
|
|
|
| Tiền gửi ngân hàng |
|
|
|
| Các khoản tương đương tiền |
|
|
|
2 | Trái phiếu Chính phủ |
|
|
|
3 | Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
4 | Trái phiếu chính quyền địa phương |
|
|
|
5 | Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán |
|
|
|
6 | Các khoản phải thu |
|
|
|
| Lãi, cổ tức được nhận |
|
|
|
| Các khoản phải thu khác |
|
|
|
| Dự phòng phải thu khó đòi |
|
|
|
7 | Tổng tài sản |
|
|
|
| ......, ngày..... tháng.... năm..... |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG TỰ NGUYỆN
(áp dụng cho từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện)
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; |
- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện:........
- Địa chỉ:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số....... do........ cấp ngày.................
- Kỳ báo cáo quý...... năm......
- Tên quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện;
- Điều lệ quỹ số.... ngày....; văn bản sửa đổi, bổ sung số... ngày.... (nếu có); Chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tỷ trọng đầu tư vào từng loại tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
Đơn vị tính:.... VND
I. BÁO CÁO DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA QUỸ
TT | Loại tài sản (nêu chi tiết) | Số lượng | Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo | Tổng giá trị | Tỷ lệ %/ Tổng giá trị tài sản của quỹ |
I | Tiền | ||||
1 | Tiền mặt |
|
|
|
|
2 | Tiền gửi ngân hàng |
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
II | Trái phiếu Chính phủ |
|
|
|
|
III | Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
|
IV | Trái phiếu chính quyền địa phương |
|
|
|
|
V | Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán | ||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
VI | Các khoản phải thu |
|
|
|
|
1 | Lãi, cổ tức được nhận |
|
|
|
|
2 | Các khoản phải thu khác |
|
|
|
|
3 | Dự phòng phải thu khó đòi |
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
VII | Tổng giá trị danh mục |
|
|
|
|
II. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
TT | Chỉ tiêu | Kỳ báo cáo | Kỳ trước | Lũy kế từ đầu năm |
I | Thu nhập từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
1 | Tiền lãi, cổ tức được nhận |
|
|
|
2 | Các khoản thu nhập khác |
|
|
|
II | Chi phí |
|
|
|
1 | Phí quản lý trả cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí |
|
|
|
2 | Phí lưu ký trả cho tổ chức lưu ký |
|
|
|
3 | Phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát |
|
|
|
4 | Chi phí dịch vụ kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân và các chi phí khác mà doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; |
|
|
|
5 | Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán; |
|
|
|
6 | Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ |
|
|
|
7 | Các loại phí khác (nêu chi tiết) |
|
|
|
III | Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II) |
|
|
|
IV | Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
1 | Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
2 | Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ |
|
|
|
V | Thay đổi của giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III + IV) |
|
|
|
VI | Giá trị tài sản ròng đầu kỳ |
|
|
|
VII | Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ trong kỳ: |
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
1 | Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động liên quan đến đầu tư của Quỹ trong kỳ |
|
|
|
2 | Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ do việc nhận đóng góp của người tham gia quỹ trong kỳ |
|
|
|
3 | Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ do việc chi trả cho người tham gia quỹ trong kỳ |
|
|
|
VIII | Giá trị tài sản ròng cuối kỳ |
|
|
|
| ......, ngày..... tháng.... năm..... |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; |
- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện:.............................................
- Địa chỉ:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số....... do....... cấp ngày..................
- Kỳ báo cáo năm:.......
- Tên, địa chỉ các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí (kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân) (nếu có).
1. Tình hình chung của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
- Được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh số... ngày...;
- Thuộc diện tái cơ cấu hoặc kiểm soát, giám sát đặc biệt;
- Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong năm liên quan đến hoạt động quản lý quỹ hưu trí (nếu có);
- Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ;
- Biên bản/báo cáo kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện trong năm.
2. Tình hình của từng quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện
- Thay đổi về tổ chức lưu ký;
- Thay đổi về ngân hàng giám sát;
- Thay đổi điều lệ quỹ; Trong đó, nêu cụ thể thay đổi của chính sách đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
3. Báo cáo về tình hình thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí
- Đánh giá về tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí.
| ......, ngày..... tháng.... năm..... |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện)
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; |
- Tên ngân hàng giám sát:...
- Địa chỉ:....
- Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí được giám sát:...
- Địa chỉ:....
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí số... cấp ngày....
- Tên, địa chỉ các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí (kế toán quỹ, quản trị tài khoản hưu trí cá nhân) (nếu có).
- Kỳ báo cáo năm:....
1. Về việc tuân thủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
- Đánh giá về việc tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP đối với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và các tổ chức cung cấp dịch vụ về việc tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, điều lệ quỹ, hợp đồng tham gia quỹ hưu trí, hợp đồng cung cấp các dịch vụ liên quan;
- Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ (nếu có);
- Về việc hạch toán và quản lý tách biệt tài sản của người tham gia quỹ và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
2. Về hoạt động đầu tư
- Đánh giá về việc tuân thủ chính sách đầu tư theo điều lệ quỹ, tuân thủ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đối với các giao dịch của quỹ hưu trí và tài khoản hưu trí cá nhân.
3. Về việc quản lý tài khoản hưu trí cá nhân
- Đánh giá việc phân bổ kết quả đầu tư, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân.
4. Về tình hình thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí
- Đánh giá về tình hình thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp quản lý quỹ trong việc quản lý quỹ hưu trí;
- Đánh giá về quy trình, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;
- Đánh giá về quy trình, phương pháp phân bổ kết quả đầu tư, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân.
- Các rủi ro tiềm tàng (nếu có).
| ......, ngày..... tháng.... năm..... |
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
- Thông tư số 84/2020/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 (Sau đây gọi là Thông tư số 84/2020/TT-BTC).
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.
[2] Thông tư số 84/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.”
[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 84/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 84/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
[5] Điều 18 Thông tư số 84/2020/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 18. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.”
- 1Thông tư 86/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 84/2020/TT-BTC sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 57/VBHN-BTC
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 31/12/2020
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 89 đến số 90
- Ngày hiệu lực: 31/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực