- 1Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 198/2012/TT-BTC về Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 181/2015/TT-BTC Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ Hoán đổi danh mục do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2017/TT-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017 |
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
Thông tư này hướng dẫn về việc đầu tư, kế toán, xác định giá trị tài sản ròng và chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát theo quy định của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2016/NĐ-CP).
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Ngân hàng giám sát; tổ chức lưu ký.
3. Các tổ chức và cá nhân cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc thiết lập, hoạt động, quản lý, giám sát quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
1. Hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, đảm bảo an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại điều lệ quỹ.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, quỹ hưu trí được đầu tư không vượt quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ của một quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Trường hợp đầu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của các quỹ do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quản lý, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí chỉ được thu phí quản lý quỹ một lần.
4. Căn cứ tình hình thị trường tài chính và hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí, Bộ Tài chính có thể điều chỉnh danh mục và hạn mức đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 4. Hạch toán kế toán của quỹ hưu trí
Quỹ hưu trí được áp dụng chế độ kế toán đối với quỹ mở quy định tại Thông tư số 198/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở, Thông tư số 181/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ hoán đổi danh mục và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) để hạch toán, kế toán các hoạt động nghiệp vụ của quỹ.
Điều 5. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí
1. Hàng tháng, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí, xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 và Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải xây dựng quy chế xác định giá trị tài sản ròng và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân để làm căn cứ thực hiện. Quy chế phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và giá trị tài khoản hưu trí cá nhân;
b) Quy trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá đối với từng loại tài sản đầu tư của quỹ hưu trí;
c) Mức độ sai sót mà doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
3. Quy chế xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân phải được quy định tại điều lệ của quỹ hưu trí theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Quy chế phải được công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, đồng thời gửi cho ngân hàng giám sát để kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
4. Việc xác định giá trị thị trường các tài sản của quỹ hưu trí thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 19 Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 20/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
5. Khi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí, xác định sai giá trị tài khoản hưu trí cá nhân và có phát sinh thiệt hại thực tế cho người tham gia quỹ thì doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Mức độ sai sót phải đền bù thiệt hại được quy định tại quy chế xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không thấp hơn 0,75% giá trị tài sản ròng của quỹ.
6. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và giá trị tài khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Trường hợp phát hiện định giá sai giá trị tài sản ròng hoặc giá trị tài khoản hưu trí cá nhân, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí điều chỉnh trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ.
7. Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày định giá, giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và đại lý hưu trí.
Điều 6. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
1. Ngoài việc tuân thủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí và báo cáo quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể như sau:
a) Báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng năm; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc năm;
b) Báo cáo về tài sản của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng quý; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý gần nhất;
c) Báo cáo về hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng quý; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý gần nhất;
d) Báo cáo quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được thực hiện hàng năm; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất 03 tháng sau khi kết thúc năm.
2. Các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này được gửi cho Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
Điều 7. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát
1. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nơi nhận báo cáo và thời hạn gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
2. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1Quyết định 144/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1011/VPCP-KTTH năm 2014 dự thảo Quyết định thực hiện thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 130/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Thông tư 84/2020/TT-BTC sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
- 2Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 198/2012/TT-BTC về Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 144/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1011/VPCP-KTTH năm 2014 dự thảo Quyết định thực hiện thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 130/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 181/2015/TT-BTC Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ Hoán đổi danh mục do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
- 8Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 9Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 86/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 86/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/08/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 695 đến số 696
- Ngày hiệu lực: 01/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực