TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/TT-TLĐ | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2012 |
TỜ TRÌNH XIN Ý KIẾN BAN BÍ THƯ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC “THÁNG CÔNG NHÂN” VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG THÁNG 5 – “THÁNG CÔNG NHÂN”
Tháng 5, trong lịch sử phong trào vụ sản thế giới là mốc son quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của giai cấp công nhân, tháng diễn ra ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân với các phong trào Cộng sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Nghị quyết số 20/NQ-TW, ngày 28/1/2008) khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam “là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Vì vậy, “xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”.
Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra cần đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, tập hợp CNVCLĐ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 20/NQ-TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kính trình Ban Bí thư cho ý kiến về việc tổ chức “Tháng công nhân” hàng năm vào dịp tháng năm và các nội dung hoạt động trong “Tháng công nhân”.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Làm cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị và nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện “Tháng Công nhân” đối với việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định, tiến bộ trong các đơn vị, doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư góp phần phát triển bền vững đất nước.
- Thông qua “Tháng công nhân”, làm cho cán bộ công đoàn, CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn nâng cao ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh đảm bảo thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Việc tổ chức “Tháng công nhân” phải gắn với thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội dung thực hiện phong phú, thiết thực, phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở.
II. NỘI DUNG:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử dân tộc; về truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, của tổ chức Công đoàn Việt Nam; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động và các chính sách pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến CNLĐ và tổ chức Công đoàn… qua đó giáo dục lý tưởng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ; đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, tập trung là việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể, các chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ về tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế…
- Phát động và tổ chức phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, nòng cốt là “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, giúp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, ngành và của đất nước.
- Tổ chức các Chương trình gặp gỡ, giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo chính quyền các cấp với đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ; nắm bắt tâm tư, tình cảm của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức thăm hỏi CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động nặng; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, gắn bó trong đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ.
- Đẩy mạnh phát triển đoàn viên đợt 1/5 và 19/5, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của CĐCS. Tôn vinh công nhân lao động giỏi, cán bộ CĐCS tiêu biểu; giới thiệu công nhân lao động, đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Đảng, Nhà nước:
- Ban Bí Thư có ý kiến kết luận về việc đồng ý để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức “Tháng Công nhân” hàng năm vào dịp tháng năm và các hoạt động trong “Tháng công nhân”.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn để giai cấp công nhân phát huy tinh thần làm chủ, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Công đoàn các cấp tổ chức đối thoại, gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe và giải quyết những kiến nghị của CNLĐ, nhất là vào dịp “Tháng công nhân”.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; kịp thời động viên, khích lệ các tập thể và cá nhân thực hiện tốt các nội dung hoạt động “Tháng công nhân”.
2. Đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam:
- Xây dựng nội dung, kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện “Tháng công nhân” hàng năm, tạo đợt cao trào trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Định kỳ tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện “Tháng công nhân” và báo cáo Ban Bí thư.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 711/TLĐ báo cáo mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn trong các tập đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 526/QĐ-CDN năm 2012 về Quy chế thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động Quỹ "Mái ấm công đoàn - Hỗ trợ nhà giáo và người lao động trong ngành Giáo dục" giai đoạn 2012 - 2017 do Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành
- 3Kế hoạch 274/KH-TLĐ năm 2022 về tổ chức hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1Luật Công đoàn 1990
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Công văn 711/TLĐ báo cáo mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn trong các tập đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 526/QĐ-CDN năm 2012 về Quy chế thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động Quỹ "Mái ấm công đoàn - Hỗ trợ nhà giáo và người lao động trong ngành Giáo dục" giai đoạn 2012 - 2017 do Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành
- 6Kế hoạch 274/KH-TLĐ năm 2022 về tổ chức hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Tờ trình 71/TT-TLĐ năm 2012 xin ý kiến tổ chức Tháng Công nhân và hoạt động Công đoàn trong tháng 5 – Tháng Công nhân do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 71/TT-TLĐ
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/01/2012
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định