Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN : 366: 2004

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHO XÂY DỰNG TRONG VÙNG KARST

Technical regulation of engineering geological investigation for construction in karst areas

 

Li nói đu

TCXDVN 336:2006 “Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng trong vùng karst" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số:         ngày....tháng....năm 2006

 

TCXDVN : 366: 2004

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHO XÂY DỰNG TRONG VÙNG KARST

Technical regulation of engineering geological investigation for construction in karst areas

1. Những vấn đề chung

1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1.1. Chỉ dẫn này dùng làm cơ sở để lập nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) cho xây dựng trong vùng karst. Đối tượng áp dụng là các khu công nghiệp, các khu dân cư, đô thị (gọi tắt là công trình), không áp dụng cho khảo sát xây dựng các công trình đặc biệt như: các công trình dạng tuyến, các công trình thủy lợi-thủy điện, các công trình ngầm,...

1.1.2. Khảo sát ĐCCT trong vùng karst không tách rời công tác khảo sát chung cho xây dựng và được tiến hành trong 3 giai đoạn, tương ứng với 3 giai đoạn thiết kế xây dựng đã được quy định trong các quy chế hiện hành: thiết kế cơ sở (TKCS); thiết kế kỹ thuật (TKKT); thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC). Trong trường hợp cần thiết phải bổ sung thêm giai đoạn khảo sát ĐCCT trước TKCS.

1.1.3. Công tác khảo sát ĐCCT phải được thực hiện trên cơ sở đề cương khảo sát ĐCCT. Nội dung của đề cương phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu nghiên cứu, lập hồ sơ cho các giai đoạn thiết kế tương ứng. Chỉ dẫn này có thể áp dụng để khảo sát phục vụ sửa chữa, mở rộng, nâng cấp xí nghiệp và công trình.

1.1.4. Karst trên lãnh thổ Việt Nam phát triển chủ yếu trong các đá cacbonnat, vì vậy trong phạm vi của chỉ dẫn này chỉ xét đến các vùng phát triển karst trên đá cacbonat (đá vôi, đolomid, đá macnơ). Các khu vực nếu có hang hốc loại khác (ví dụ các hang hốc trong đất sét hình thành do đất có khả năng tan rã mạnh) không phải là đối tượng được quan tâm trong chỉ dẫn này.

1.2. Thuật ngữ và định nghĩa

1.2.1. Karst là tổ hợp các quá trình và hiện tượng địa chất xuất hiện trên bề mặt hoặc trong lòng đất chủ yếu là do hòa tan hóa học đất đá, tạo nên các hang rỗng, làm phá hủy và biến đổi cấu trúc, trạng thái đất đá, cơ chế nước ngầm, đặc thù địa hình, cơ chế mạng thủy văn.

1.2.2. Vùng karst là các khu vực mà trên mặt cắt địa chất của chúng có mặt đất đá hòa tan (đá vôi, dolomid, đá macnơ, đá muối, ...) và có hoặc có thể xuất hiện karst trên mặt và karst ngầm.

1.2.3. Karst trầnkarst phủ là hai loại karst phân biệt theo đặc điểm phân bố của đá bị karst hóa, karst trần (đá bị karst hóa nằm ngay trên mặt) và karst phủ (đá bị karst hóa bị che phủ bởi các lớp đất đá không hòa tan, không thấm nước hoặc đất đá không hòa tan có thấm nước).

1.2.4 Sụt lở - karst là hiện tượng sập mặt đất do hang karst ở độ sâu không lớn, trần hang yếu.

Xói sụt l - karst là hiện tượng sập mặt đất do dòng nước mang các vật liệu của tầng phủ nằm trên đưa xuống hang gây sập lớp phủ bên trên (dòng thấm đi xuống).

Sụt lở- xói sụt l - karst là tổ hợp của cả 2 loại hình nêu trên.

1.2.5. Lỗ khoan sâu là hố khoan để nghiên cứu karst có chiều sâu vượt qua vùng bị karst hóa vào tầng đá nằm dưới nguyên khối không nhỏ hơn 5m.

1.3. Tài liệu trích dẫn

TCVN 4419 : 1987. Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản

TCVN 4253

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 366:2004 về Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất trong vùng Karst do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: TCXDVN366:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản