Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Lời nói đầu
TCXDVN 286 : 2003 thay thế một phần cho mục 7 TCXD 79 : 1980 .TCXDVN 286 : 2003 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Xây dựng trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số: 14 ngày 05 tháng 6 năm 2003
ĐÓNG VÀ ÉP CỌC - TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Pile driving and static jacking works - Standart for construction, check and acceptance
1. Phạm vi áp dụngTiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác đóng và ép cọc áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, thay thế một phần cho mục 7: “ Móng cọc và tường vây cọc ván” của TCXD 79: 1980 .Những công trình có điều kiện địa chất công trình đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng, đá cứng... mà chưa đề cập đến trong tiêu chuẩn này sẽ được thi công và nghiệm thu theo yêu cầu của Thiết kế, hoặc do Tư vấn đề nghị với sự chấp thuận của Chủ đầu tư.2. Tiêu chuẩn viện dẫnTCVN 4453 : 1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.TCVN 205: 1998: Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kếTCVN 4091 : 1985 : Nghiệm thu các công trình xây dựng.
3. Quy định chung3.1 Các thuật ngữ và định nghĩa3.1.1 Cọc đóng là cọc được hạ bằng năng lượng động( va đập, rung).3.1.2 Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.3.1.3 Độ chối của cọc đóng là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa rung.3.1.4 Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.3.1.5 Lực ép nhỏ nhất (Pep) min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 ¸ 200% tải trọng thiết kế;3.1.6 Lực ép lớn nhất (Pep)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 - 300% tải trọng thiết kế.3.2 Thi công hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế thi công, trong đó bao gồm: dữ liệu về bố trí các công trình hiện có và công trình ngầm; đường cáp điện có chỉ dẫn độ sâu lắp đặt đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ chúng; danh mục các máy móc, thiết bị; trình tự và tiến độ thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; bản vẽ bố trí mặt bằng thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công.Để có đầy đủ số liệu cho thi công móng cọc, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, khi cần thiết Nhà thầu phải tiến hành đóng , ép các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của Tư vấn hoặc Thiết kế đề ra.3.3 Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngoài cùng của móng không ít hơn 10 m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng toạ độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công cọc phía Nhà thầu và trong các công trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra. Độ chuẩn của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển dịch thì cần được kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm trên 100 m chiều dài tuyến.3.4 Chuyên chở, bảo quản, nâng dựng cọc vào vị trí hạ cọc phải tuân thủ các biện pháp chống hư hại cọc. Khi chuyên chở cọc bê tông cốt thép(BTCT) cũng như khi sắp xếp xuống bãi tập kết phải có hệ con kê bằng gỗ ở phía dưới các móc cẩu. Nghiêm cấm việc lăn hoặc kéo cọc BTCT bằng dây.
3.5 Công tác chuẩn bị3.5.1 Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc trong đó nên lưu ý làm rõ các điều sau:a) công nghệ thi công đóng/ ép;b) thiết bị dự định chọn;c) kế hoạch đảm bảo chất lượng, trong đó nêu rõ trình tự hạ cọc dựa theo điều kiện đất nền, cách bố trí đài cọc, số lượng cọc trong đài, phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng, kiểm tra mốiĐể xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 14/2003/QĐ-BXD ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 286: 2003 "Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu" do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BXD năm 2013 hủy bỏ Tiêu chuẩn ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4091:1985 về nghiệm thu các công trình xây dựng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu
- 6Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 359:2005 về Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9397:2012 về Cọc - Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 286:2003 về đóng và ép cọc - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: TCXDVN286:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 05/06/2003
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra