Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 203:1997

NHÀ CAO TẦNG - KỸ THUẬT ĐO ĐẠC PHỤC VỤ CÔNG TÁC THI CÔNG

1. Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này dùng cho việc kiểm tra và nghiệm thu từng giai đoạn trong công nghệ xây dựng từ giai đoạn thiết kế, thi công, hoàn công công trình cho đến quá trình sử dụng công trình sau này.

- Tiêu chuẩn này dùng cho việc đo đạc biến dạng trong công nghệ xây dựng các công trình cao tầng cũng như các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Tất cả các công trình xây dựng nếu không có phương án đo đạc nói chung và phương án đo biến dạng nói riêng để trình duyệt đồng thời với phương án thi công xây dựng thì chưa đủ thủ tục hợp pháp cho tiến hành xây dựng.

- Các cơ quan quản lý công trình khi tiếp nhận hay bàn giao cho cơ quan sử dụng phải có đầy đủ những tài liệu về công tác đo đạc khi thi công, các tài liệu về đo đạc hoàn công từng phần hoặc toàn bộ công trình, đo biến dạng trong quá trình thi công, đặc biệt là phương án đo biến dạng trong quá trình sử dụng công trình.

- Phần kinh phí cho công tác đo đạc phải được dự toán chung trong giá thành công trình, kinh phí này sẽ được diền giải làm hai phần cụ thể:

a) Kinh phí phục vụ cho công nghệ đo đạc thi công và đo đạc biến dạng trong quá trình thi công công trình.

b) Kinh phí phục vụ đo biến dạng trong quá trình khai thác sử dụng công trình.

2. Công tác đo đạc trong quá trình thi công

Bảng 1- Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới cơ sở bố trí công trình

Tiêu chuẩn này giúp cho các tổ, nhóm trắc địa phục vụ thi công xây dựng nhà cao tầng những tài liệu cần thiết để thiết kế, chuyển bản vẽ thiết kế ra thực địa, xây dựng được hệ trục, hệ khung cho nhà cao tầng, các dạng sơ đồ đo, hạn sai cho phép và các loại máy móc dụng cụ được lựa chọn đảm bảo đạt được các hạn sai đó. Việc đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn 1/100, 1/200, 1/500 trên khu vực xây dựng không đề cập ở đây, vì khi cần có thể xem trong các giao trình của trắc địa công trình.

2.1. Để phục vụ cho công tác bố trí trục công trình nhà cao tầng và chỉ đạo thi công người ta thường lập một mạng lưới bố trí cơ sở theo nguyên tắc lưới độc lập. Phương vị của một trong những cạnh xuất phát từ điểm gốc lấy từ điểm gốc lấy bằng 0000'00" hoặc 90000'00". Chỉ tiêu kỹ thuật của lưới này nêu ở bảng 1.

Máy móc, dụng cụ và đo số vòng đo nêu ở bảng 2.

Bảng 2 – Số vòng đo góc của một số loại máy

Các dạng lưới được sử dụng khi thành lập lưới khống chế cơ sở có thể là lưới tam giác đo góc, đo cạnh hoặc góc cạnh kết hợp hay lưới đa giác (hình 1,2,3 và 4). Lưới khống chế độ cao phải đảm bảo yêu cầu đối với công tác đo vẽ, đặc biệt là bố trí công trình về độ cao và được nêu ở bảng 3.

Bảng 3 – Chỉ tiêu kỹ thuật để lập lưới khống chế độ cao

2.2. Yêu cầu về độ chính xác khi bố trí trục và các điểm đặc trưng của các công trình cao tầng: Độ chính xác của công tác bố trí công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Kích thước, chiều cao của đối tượng xây dựng;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 203:1997 về nhà cao tầng - kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công

  • Số hiệu: TCXD203:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản