Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 159:1986

Nhóm H

TRÁT ĐÁ TRANG TRÍ - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Decorative stone work finish – Construction, check and acceptance

1. Những quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc trát đá trang trí làm tại chỗ các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

1.2. Trát đá trang trí cấu tạo bằng hai lớp trát:

a) Lớp trát lót bằng vữa xi măng cát.

b) Lớp trát mặt ngoài bằng xi măng (mầu hoặc trắng) trộn với bột mầu và đá hạt lựu.

Trong vữa có thể có thêm bột đá để điều chỉnh cường độ của vữa.

1.3. Lớp trát ngoài mặt có 3 cách xử lý tạo bề mặt để tạo thành 3 loại trát trang trí khác nhau là:

a) Trát đá rửa (granitê);

b) Trát đá bă (granitin);

c) Trát đá mài (granitô).

1.4. Vữa là vật liệu được pha trộn một cách hợp lý của xi măng, cốt liệu nhỏ và nước. Các vật liệu dùng để pha trộn vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành.

1.5. Các đặc tính của hỗn hợp vữa như độn lưu động, độ phân tầng, độ tách nước, độ bền chịu uốn, độ bền chịu nén (mác vữa) được xác định theo TCVN 3121 :1979 "vữa và hỗn hợp vữa dùng xây dựng - Phương pháp thử cơ lý".

1.6. Khi pha trộn hỗn hợp vữa, phải cân các thành phần cốt liệu đúng cấp phối quy định. Trường hợp có thêm các chất phụ gia, phải tuân theo chỉ dẫn của thí nghiệm và quy định của thiết kế.

2. Vật liệu

2.1. Xi măng phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 4029 : 1985, TCVN 4030 : 1985, TCVN 4031 : 1985, TCVN 4032 : 1985:

- Xi măng - yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý.

- Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn của bột xi măng.

- Xi măng - Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích.

- Xi măng - Phương pháp xác định thời hạn bền uốn và nén.

Xi măng thường dùng là xi măng Poóc lăng có mác từ P200 đến P300.

Xi măng trắng sản xuất ở trong nước phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCXD 142 : 1985 "Xi măng poóc lăng trắng - yêu cầu kỹ thuật" và tiêu chuẩn 20 TCXD 143 : 1985 "Xi măng poóc lăng trắng - Phương pháp xác định độ trắng"

Xi măng poóc lăng phổ thông nhất dùng cho lớp trát mặt ngoài phải chọn cùng một lô sản xuất cho một mặt trát để đảm bảo đồng đều màu sắc của công trình.

2.2. Cát dùng để làm lớp vữa trát lót. Cát phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 1770 :1975 "Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật".

2.3. Đá dùng làm cốt liệu trong lớp trát mặt ngoài là đá hạt đập từ đá thiên nhiên (canxit, đôlômit...), sỏi hạt đập từ cuội và sỏi dùng trong xây dựng.

Tùy theo nguồn gốc tạo thành và thành phần hóa học mà đá có màu sắc khác nhau: trắng, xám, đỏ đen.

2.4. Chọn đá để thi công trát trang trí phụ thuộc vào quy định của thiết kế, phương pháp thi công và vị trí tại công trình. Phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ về trang trí, đá thường dùng có cỡ hạt tương đối đồng đều ở dạng hạt lựu có kích thước và màu sắc khác nhau theo yêu cầu cụ thể của thiết kế.

Đá được phân loại theo kích thước hạt như sau:

Loại đá số

Kích thước mm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 159:1986 về trát đá trang trí - thi công và nghiệm thu

  • Số hiệu: TCXD159:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1986
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản