Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 81:1981

NƯỚC DÙNG TRONG XÂY DỰNG -CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
Used water in building - Methods for chemical analysis

Nguyên tắc chung

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về kĩ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, các phương pháp phân tích hóa học nước thông thường dùng trong xây dựng, để kiểm tra và đánh giá chất lượng nước trước khi sử dụng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với nước cấp sinh hoạt, nước cấp công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước dùng vào những mục đích đặc biệt khác.

1. Lấy mẫu nước, bảo quản mẫu nước và vận chuyển mẫu nước

1.1. Mẫu nước dựng bằng can nhựa, bình, chai hoặc lọ thủy tinh nút mài hoặc nút cao su. Bình, chai hoặc lọ thủy tinh để đựng mẫu nước rửa bằng hỗn hợp bicromat (hòa tan 5g kali bicromat trong 50ml axít sunfuric đặt trên bếp cách thủy), sau đó rửa nhiều lần bằng nước sạch và cuối cùng rửa bằng nước cất. Nếu dùng can nhựa thì đầu tiên rửa bằng axít clohydric loãng sau đó rửa bằng nước sạch và nước cất. Khi lấy mẫu tráng dụng cụ đựng mẫu 2- 3 lần bằng nước mẫu. Nút cao su rửa sạch bằng nước cất và nhúng vào parafin nóng chảy.

1.2. Khi lấy nước phải lấy đầy bình, không để có không khỉ giữa mức nước trong bình và nút bình. Sau khi lấy nước, đậy bình và gắn kín bằng parafin.

1.3. Lượng nước để phân tích một mẫu toàn phần tối thiểu phải lấy 31.

1.4. Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích không được quá 24 giờ. Khi mẫu nước được bảo quản bằng hóa chất thích hợp hoặc để trong tủ lạnh, thời gian này có thể kéo dài 2 - 3 ngày.

1.5. Không lấy mẫu nước ở nơi bị nhiễm bẩn tạm thời (do vôi, xi măng, dầu mỡ v.v...) hoặc nơi nước tiếp xúc với công trình mới xây dựng.

1.6. Một năm phải kiểm tra nguồn nước ít nhất hai kì vào mùa khô và mùa mưa.

1.7. Dụng cụ lấy mẫu nước.

Dụng cụ lấy mẫu nước có cấu tạo khác nhau và phụ thuộc vào nguồn nước.

1.7.1. Hình 1 - giới thiệu dụng cụ lấy mẫu nước bao gồm bình thủy tinh a có dung tích tối thiểu 31, cọc gỗ b dài 2 - 3m, ống cao su c và ống thủy tinh dư. Bình thủy tinh nhấn chìm trong nước ở độ sâu cần lấy mẫu, hút nước trong bình ra bằng ống thủy tinh C sau đó kéo nhanh bình lên, đậy ngay bằng nút cao su

1.7.2. Dụng cụ của Veresagin - hình 2. Bình thủy tinh ba cổ có nút cao su, qua các nút cao su lắp hai ống thủy tinh 2 và 4 và ở 3 giữa lắp một nhiệt kế l. ống thủy tinh 4 nối với ống cao su 5. Bình thủy tinh phải rửa sạch bằng hỗn hợp bicromat. Khi lấy mẫu thả ống cao su 5 có gia trọng 7 xuống độ sâu cần lấy mẫu, nối đầu trên của ống cao su với ống thủy tinh 4 và mở kẹp 3 và 6. Dùng bơm (hoặc miệng nếu độ sâu không quá 0,50m) hút hết không khí trong bình bằng ống thủy tinh 2 và để cho nước vào đầy bình sau đó đóng kẹp 3 và 6 lại. Tháo ống cao su 5 ra và đổ nước từ bình lấy mẫu sang bình đựng mẫu.

1.8. Phương pháp lấy mẫu nước.

1.8.1 Lấy nước ở vòi: Dùng ống cao su nối vào miệng vòi, mở vòi cho nước chảy khoảng 15 phút, cho ống cao su vào trong bình, dầu ống cao su phải chạm dáy bình. Để cho nước trong bình thay đổi thể tích vài lần sau đó dậy ngay bằng nút cao su tráng parafin.

1.8.2. Lấy nước ở máy bơm: Dùng phễu hứng nước ở miệng xả của máy bơm, chuôi phễu phải chạm đáy bình.

1.8.3. Lấy nước ở lỗ khoan và giếng: Dùng dây hoặc sào dài có buộc gia trọng thả bình xuống, nút bình buộc vào một sợi dây khác, khi bình đã chìm đến độ sâu cần lấy thì kéo nút bình ra để nước vào đầy bình, kéo bình lên và đậy nút.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 81:1981 về nước dùng trong xây dựng - các phương pháp phân tích hóa học

  • Số hiệu: TCXD81:1981
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1981
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản