QUY PHẠM THỰC HÀNH VỀ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM NHIỄM THIẾC VÔ CƠ TRONG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP
Code of Practice for the Prevention and Reduction of Tin Contamination in Canned Foods
Lời nói đầu
TCVN 9774:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 60-2005;
TCVN 9774:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỀ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM NHIỄM THIẾC VÔ CƠ TRONG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP
Code of Practice for the prevention and reduction of inorganic tin contamination in canned foods
Lịch sử của việc sử dụng thiếc
1. Thiếc là một kim loại mềm, màu trắng, sáng bóng, có khối lượng nguyên tử là 118,7 và ký hiệu hóa học là Sn theo tên Latin là stannum. Thiếc có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (231,9 °C) và khả năng chống ăn mòn cao, do đó đây là nguyên tố lý tưởng để làm lớp phủ bảo vệ cho các kim loại khác. Trên 50 % sản lượng thiếc của thế giới được dùng để mạ thép hoặc mạ các kim loại khác.
2. Hiện nay, 15 triệu tấn sắt mạ thiếc được sản xuất mỗi năm đều sử dụng các phương pháp sản xuất nhanh và tinh xảo. Các phương pháp này có thể kiểm soát được độ dày của thép và các khối lượng phủ của thiếc để chúng nằm trong phạm vi các dung sai cho phép đối với các quá trình sản xuất hộp hiện đại như hàn ở tốc độ cao.
Thiếc dùng làm bao bì đựng thực phẩm đóng hộp
3. Thiếc được dùng để bảo vệ lõi thép khỏi bị ăn mòn cả bên ngoài (các điều kiện ưa khí) lẫn bên trong khi tiếp xúc với thực phẩm (kị khí). Trong điều kiện kị khí mong muốn bên trong hộp thực phẩm thông thường (không phủ sơn), thiếc được coi như anot, hòa tan rất chậm trong khi vẫn bảo vệ được lõi thép khỏi bị ăn mòn và tạo ra môi trường khử trong hộp. Cơ chế này cho phép hộp mạ thiếc được sử dụng lâu dài và giữ cho thực phẩm an toàn qua một thời gian dài.
4. Sự phát triển tiếp theo của công nghệ hộp có lớp tráng bên trong cho phép đóng hộp các loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ, một số thực phẩm có độ màu cao (củ cải đường, các loại quả mọng) bị tẩy trắng bởi thiếc hòa tan, do đó để bảo vệ sản phẩm không bị tiếp xúc với thiếc thì sử dụng lớp lót tráng. Một lượng nhỏ các sản phẩm thực phẩm (ví dụ: bắp cải muối chua) có cơ chế ăn mòn khác, ở đó thiếc không bị ăn mòn mà có thể xảy ra sự ăn mòn lõi thép. Các sản phẩm này cũng cần được bảo vệ thêm bằng công nghệ tráng lót bên trong.
5. Việc sử dụng thiếc đã thay đổi đáng kể trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, con người đã bị phơi nhiễm thiếc trong hàng thế kỷ qua thức ăn họ sử dụng mà không biết các ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Hiện nay, không có nhiều dữ liệu về các ảnh hưởng độc hại của thiếc vô cơ trong các thực phẩm đóng hộp từ việc hòa tan của lớp mạ thiếc. Mối nguy chính có thể xảy ra ở một số người do ăn vào quá nhiều làm kích thích dạ dày vì tiếp xúc với thiếc ở mức cao.
6. Cần thực hiện theo thực hành sản xuất tốt để có biện pháp giảm thiểu các mức của thiếc trong thực phẩm đóng hộp, trong khi tiếp tục cho phép sử dụng các hộp tráng thiếc.
Các gợi ý về công nghệ và thương mại
7. Bao bì kim loại phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ bao bì thủy tinh và bao bì chất dẻo. Ngay cả với các cải tiến như hộp có nắp dễ mở, thị phần vật chứa bằng kim loại có mức tăng trưởng dưới trung bình so với các sản phẩm bao bì.
8. Giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm việc tách thiếc từ các hộp thiếc do các thực phẩm có tính ăn mòn là quét sơn vào phía trong hộp. Sơn được phép sử dụng rộng rãi cho các đồ hộp có chứa những sản phẩm bổ sung, kể cả các sản phẩm có tính ăn mòn cao.
9. Độ dày lớp tráng phủ có ảnh hưởng lớn đến tính năng của hộp chứa đựng thực phẩm. Các sản phẩm không có tính ăn mòn như quả mơ và đậu hạt yêu cầu độ dày kho
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9774:2013 (CAC/RCP 60-2005) về Quy phạm thực hành về ngăn ngừa và giảm nhiễm thiếc vô cơ trong thực phẩm đóng hộp
- Số hiệu: TCVN9774:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực