TCVN 8683-1:2011
GIỐNG VI SINH VẬT THÚ Y -
PHẦN 1: QUY TRÌNH GIỮ GIỐNG VI RÚT DỊCH TẢ LỢN QUA THỎ, CHỦNG C
Master seed of microorganisms for veterinary use
Part 1: The procedure for preservation of Hog cholera virus, lapinized C strain
CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy trình nuôi giữ giống virus dịch tả lợn qua thỏ chủng C dùng để sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8684:2011, Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.
3. Yêu cầu đối với giống vi sinh vật
3.1 Nhận dạng bằng phương pháp trung hòa trên thỏ
3.1.1 Chuẩn bị động vật
Chuẩn bị 6 con thỏ mẫn cảm, khỏe mạnh, mỗi con có khối lượng từ 1,8 kg đến 2,0 kg và chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 con.
3.1.2 Chuẩn bị giống vi rút
Giống vi rút dịch tả lợn nhược độc dạng đông khô được lấy ra từ tủ âm - 50 oC, sau đó để trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2oC đến 8oC trong 10 min rồi được pha loãng bằng nước sinh lý để thu được nồng độ 10-1.
Bệnh phẩm nghi nhiễm bệnh dịch tả lợn được nghiền với nước sinh lý pha ở nồng độ 10-1.
3.1.3 Cách tiến hành
Nhóm 1: Tiêm vào đường tĩnh mạch tai cho 3 con thỏ với liều 1 ml/con dung dịch 10-1 từ bệnh phẩm trong 3.1.2.
Nhóm 2: Dùng 3 con thỏ làm đối chứng.
Sau khi tiêm từ 5 ngày đến 10 ngày, tiêm theo đường tĩnh mạch tai vào các thỏ của nhóm 1 và nhóm 2 với liều 1 ml/con vi rút dịch tả lợn nhược độc pha loãng ở nồng độ 10-1 trong 3.1.2.
Kết quả: Tất cả thỏ nhóm 1 không có phản ứng sốt và ít nhất 2/3 thỏ nhóm 2 có phản ứng sốt.
3.2 Kiểm tra tính thuần khiết
Kiểm tra tính thuần khiết theo TCVN 8684:2011.
3.3 Kiểm tra tính an toàn
3.3.1 Chuẩn bị động vật
Chuẩn bị 2 con lợn mẫn cảm, khỏe mạnh có khối lượng từ 20 kg đến 25 kg.
3.3.2 Chuẩn bị giống vi rút
Giống vi rút dạng đông khô được lấy ra từ tủ âm -50oC, sau đó để trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 oC đến 8oC trong 10 min rồi được pha loãng bằng nước sinh lý để thu được nồng độ 10-1.
3.3.3 Cách tiến hành
Tiêm theo đường dưới da hoặc tiêm bắp cho lợn với liều 1 ml/con. Theo dõi trong 10 ngày, kết quả là tất cả 2 con lợn phải sống khỏe mạnh.
3.4 Kiểm tra tính độc
3.4.1 Chuẩn bị động vật
Chuẩn bị 3 con thỏ mẫn cảm, khỏe mạnh, mỗi con có khối lượng từ 1,5 kg đến 2 kg.
3.4.2 Chuẩn bị giống vi rút
Chuẩn bị giống vi rút theo 3.3.2.
3.4.3 Cách tiến hành
Tiêm theo đường tĩnh mạch cho thỏ với liều 1 ml/con. Đo thân nhiệt trong khoảng từ 4 ngày đến 5 ngày. Kết quả cho thấy ít nhất 1 con thỏ có phản ứng sốt điển hình: Thời gian nung bệnh 24 h đến 48 h, thân nhiệt cao hơn bình thường từ 1,5oC đến 2oC, kéo dài trong khoảng từ 12 h đến 48 h.
3.5 Kiểm tra tính gâ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 714:2006 về vi sinh vật - phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh cây trồng cạn ralstonia solanacearum smith
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8406:2010 về Giống vi sinh vật thú y - Quy trình giữ giống virus cường độc Gumboro
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8407:2010 về Giống vi sinh vật thú y - Quy trình nuôi giữ giống xoắn khuẩn Leptospira
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-2:2022 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 2: Giống tằm
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 714:2006 về vi sinh vật - phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh cây trồng cạn ralstonia solanacearum smith
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8684:2011 về vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y – Phép thử độ thuần khiết
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8406:2010 về Giống vi sinh vật thú y - Quy trình giữ giống virus cường độc Gumboro
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8407:2010 về Giống vi sinh vật thú y - Quy trình nuôi giữ giống xoắn khuẩn Leptospira
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-2:2022 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 2: Giống tằm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8683-1:2011 về giống vi sinh vật thú y - phần 1: quy trình giữ giống vi rút dịch tả lợn qua thỏ, chủng C
- Số hiệu: TCVN8683-1:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết